TP.HCM: Ngập úng đe dọa đến an toàn đường sắt
Với hơn 20 đường ngang giao cắt với đường sắt, địa bàn thành phố còn nhiều vị trí không an toàn. Đáng chú ý trong số đó có vị trí thường xuyên ngập úng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn đường sắt.
Tại cuộc họp đánh giá việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT và UBND TP.HCM trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt trên địa bàn TPHCM chiều 11.5, Cục Đường sắt thông tin tình hình trật tự an toàn giao thông đường sắt tại thành phố chưa được đảm bảo.
Một số địa phương có đường sắt đi qua chưa chủ động thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm hành lang an toàn đường sắt. Điển hình, tại Q.Thủ Đức, Phú Nhuận và Q.3 còn có tình trạng họp chợ, buôn bán trong khu vực các đường ngang, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Đặc biệt tại Km 1713 273 (P. Linh Đông, Q.Thủ Đức) hiện nay các cơ quan chức năng chưa xử lý hệ thống thoát nước. Do đó mỗi khi mưa nước từ hai bên đường bộ đổ vào đường ngang gây ngập úng đe dọa đến an toàn đường sắt.
Đoạn đường sắt đi qua địa bàn Q.Thủ Đức thường xuyên bị ngập khi mưa lớn
Riêng tại khu vực P.4, 5, Q.Gò Vấp còn có tình trạng xả rác và nước thải sinh hoạt, nước bẩn vào đường sắt gây ô nhiễm môi trường và hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt. Trong khi đó, ngành đường sắt vẫn chưa phối hợp được với các địa phương, cơ quan chức năng để bảo vệ, xử lý vi phạm trật tự hành lang đường sắt, dẫn đến việc trong 4 tháng đầu năm đã phát sinh gần chục vụ vi phạm bảo vệ công trình hành lang an toàn đường sắt.
Video đang HOT
Ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam thông tin đường sắt trên địa bàn TP.HCM chủ yếu đi qua khu đông dân cư, nhiều vị trí giao cắt với giao thông đường bộ và hiện vẫn còn nhiều tồn tại gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường sắt. Các vi phạm chủ yếu ở địa bàn Q.Thủ Đức như việc kinh doanh hoa, cây cảnh trong hàng lang đường sắt tại quận Thủ Đức. Điều này tiềm ẩn nguy cơ bởi khi tàu chạy, nhất là mùa mưa, rung lắc nhiều thì cây sẽ đổ vào. Cá biệt có trường hợp mắc điện vào trong cả hành lang an toàn giao thông đường sắt… Đặc biệt một số vị trí do lịch sử để lại, dân đến sống trên mái taluy, nước xả thải vào đường sắt. Vào mùa mưa các vị trí này ngập nước và nhiều lần phải dừng tàu.
Trước thực trạng trên, Cục Đường sắt đã yêu cầu ngành đường sắt thành phố phối hợp chính quyền địa phương xử lý ngay tình trạng ngập úng đường sắt tại khu vực P. Linh Đông (Q.Thủ Đức), nhất là trong dịp cao điểm mùa mưa sắp tới. Bên cạnh đó đơn vị này cũng yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về hành lang an toàn đường sắt, giải tỏa các vị trí xâm phạm hành lang an toàn đường sắt phát sinh trong thời gian qua.
Về điều này Phó Trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM Nguyễn Ngọc Tường thừa nhận công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt còn chưa được coi trọng. Mỗi ngành, mỗi đơn vị mạnh ai nấy làm, công tác phối hợp còn rất yếu, ngay cả số liệu thống kê của mỗi nơi lại mỗi khác. Do đó ông đề nghị cần phải tăng cường phối hợp, quy trách nhiệm rõ ràng.
Tuyến đường sắt Thống Nhất đi qua địa bàn TP.HCM dài 14km từ Km 1712 205 đến Km 1726 200, đi qua 5 quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận và Q.3 với mật độ dân cư dày đặc. Trên địa bàn có 26 đường ngang, trong đó 21 đường ngang có người gác và 5 đường ngang phòng vệ có cần gác chắn tự động. Năm 2017 trên tuyến đường sắt này xảy ra 8 vụ tai nạn làm chết 3 người và 5 người bị thương nhưng rất may 4 tháng đầu năm 2018 chưa xảy ra vụ tai nạn chết người nào.
Theo Danviet
Cục Đường sắt lên tiếng về "áp" tiêu chuẩn sức khỏe sinh dục với lái tàu
Liên quan đến nội dung dự thảo của Bộ Y tế về khám tiết niệu - sinh dục đối với người lái tàu, đại diện Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, đây là vấn đề chuyên môn y tế nên Cục không năm được, Cục chỉ cung cấp về mặt chức danh ngành cho cơ quan soạn thảo.
Những yêu cầu về sức khỏe đặc thù đối với lái tàu mà Bộ Y tế lấy ý kiến đang gây tranh cãi trong dư luận
Theo đại diện Cục Đường sắt, đường sắt là ngành đặc thù và là nghề đặc biệt nguy hiểm. Trong khi vận hành đoàn tàu, chỉ cần sơ ý là có thể xảy ra sự cố hoặc tai nạn giao thông. Vì vậy, việc quy định các tiêu chuẩn sức khỏe đối với nhân viên trong ngành là hợp lí.
Tại Dự thảo của Bộ Y tế về sức khỏe lái tàu phải đảm bảo hàng trăm chỉ số đang gây nhiều tranh cãi. Cụ thể, với vị trí lái tàu, phụ lái tàu, tiêu chuẩn của nam giới là cao từ 1,64 m trở lên, cân nặng từ 52 kg, vòng ngực trung bình từ 80 cm, lực bóp tay thuận từ 37 kg...
Nữ giới là trưởng tàu, trực ban chạy tàu, nhân viên gác ghi, điều độ chạy tàu phải cao từ 1,53, cân nặng 45kg, vòng ngực trung bình từ 75cm trở lên. Nam, nữ nhân viên tuần đường, gác chắn cũng phải đạt các chỉ số tối thiểu về chiều cao, cân nặng, vòng ngực. Các vấn đề khác cần khám như mắt, tai mũi họng, tim, phổi, máu, răng hàm mặt, hệt tiêu hóa.... và hệ tiết niệu - sinh dục cũng được đặt ra.
Đặc biệt, với nam giới bị tràn dịch màng tinh hoàn, thiếu tinh hoàn hoặc tinh hoàn ẩn, mắc bệnh niệu đạo, dương vật phải can thiệp... được xếp vào không đủ điều kiện cho vị trí lái tàu, phụ lái tàu.
Trả lời về dự thảo quy định các tiêu chuẩn khám sức khỏe, đại diện Cục Đường sắt cho biết dự thảo quy định mới kế thừa Quyết định 4502 của Bộ Y tế. Cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Y tế, các đơn vị liên quan có tham gia phối hợp để xây dựng.
"Trong quá trình Bộ Y tế xây dựng Dự thảo quy định về khám sức khỏe của nhân viên đường sắt, Cục đã phối hợp cung cấp các thông tin về chức danh ngành đường sắt, vị trí công việc của nhân viên trong ngành. Các tiêu chuẩn sức khỏe đều là vấn đề y tế chuyên sâu nên chúng tôi không nắm được. Sức khỏe như thế nào, sức khỏe ra sao thì đạt tiêu chuẩn đều do Bộ Y tế, chúng tôi không biết để góp ý." - đại diện Cục Đường sắt nói.
Tuy nhiên, đại diện Cục Đường sắt cũng kiến nghị, việc quy định tiêu chuẩn sức khỏe phải đảm bảo phù hợp, bởi lương ngành đường sắt rất thấp mà tiêu chuẩn sức khỏe quá cao thì sẽ không tuyển được người vào làm, thậm chí là người đang làm trong ngành cũng bỏ việc.
Về phía đơn vị trực tiếp quản lý nhân lực phục vụ công tác vận hành và khai thác tàu là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo đơn vị này cho biết đã nhận được văn bản lấy ý kiến về dự thảo nói trên và sẽ có ý kiến trả lời cụ thể, bởi quy định đưa ra nếu không phù hợp sẽ có tác động nhất lớn tới lực lượng lao động sản xuất trong ngành.
Theo C.N.Q (Dân trí)
Đường sắt qua Nghệ An ngập hơn nửa mét, tám tàu nằm chờ Đường sắt Bắc Nam đoạn qua thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đang bị chia cắt do mưa ngập. Một điểm đường sắt Bắc - Nam qua phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai bị nước ngập trong sáng nay. Ảnh: Thanh Yên. Mưa từ đêm 9/10 đến 5h hôm nay khiến tuyến đường sắt Bắc Nam qua thị xã Hoàng Mai (Nghệ...