TP.HCM ngăn dịch lan trong khu công nghiệp
Bên cạnh ngăn chặn, xử lý kịp thời mầm mống dịch bệnh Covid-19 xâm nhập khu công nghiệp, TP.HCM cũng tính đến phương án vừa cách ly vừa sản xuất.
Chợ tự phát tại các KCN, KCX tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp . ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Theo thống kê của Ban Quản lý (BQL) các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA), TP.HCM có 17 khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) với khoảng 1.330 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, khoảng 276.000 người lao động và hơn 2.200 người lao động nước ngoài đang làm việc; còn Khu Công nghệ cao TP.HCM (TP.Thủ Đức) hiện có khoảng 45.000 người lao động.
Bản tin Covid-19 ngày 10.6: Hồi hộp chờ kết quả xét nghiệm công nhân Công ty PouYuen
Nguy cơ tiềm ẩn
Tính đến ngày 4.6, có 728/1.330 (đạt 55%) DN tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trong đó, có 221 DN rất ít nguy cơ lây nhiễm, 437 DN nguy cơ lây nhiễm thấp và 70 DN có nguy cơ lây nhiễm trung bình. HEPZA cho biết sẽ tiếp tục đôn đốc các DN gửi kết quả tự đánh giá, khắc phục các chỉ số có nguy cơ cao. Dù phần lớn DN tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm ở mức độ thấp nhưng dịch bệnh vẫn len lỏi vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Thêm 211 ca lây nhiễm trong nước
Bộ Y tế cho biết ngày 10.6, VN ghi nhận thêm 219 ca mắc mới. Trong đó, 8 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Long An 4 ca, Tây Ninh 2 ca, Kiên Giang 1 ca và An Giang 1 ca. 211 ca mắc do lây nhiễm trong nước ghi nhận tại Bắc Giang 98 ca; TP.HCM 61 ca; Bắc Ninh 38 ca; Hà Tĩnh 5 ca; Hà Nội 4 ca; Tiền Giang 2 ca; Lạng Sơn, Hải Dương và Long An mỗi địa phương có 1 ca. Trong đó, 188 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa; 23 ca ghi nhận trong cộng đồng, đang được điều tra dịch tễ.
Ngày 9.6, TP.HCM ghi nhận một số ca nhiễm Covid-19 trong KCX Tân Thuận (Q.7), Công ty TNHH may xuất khẩu Việt Mỹ (xã Tân Hiệp, H.Hóc Môn) và Công ty TNHH PouYuen VN (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân). Trưa 10.6, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra công tác phòng dịch tại Công ty PouYuen VN.
TP.HCM hồi hộp chờ kết quả xét nghiệm Covid-19 của công nhân công ty PouYuen
Ông Tsai Wen Tsung, Tổng giám đốc Tập đoàn Pouchen khu vực VN (đơn vị quản lý Công ty PouYuen VN – là DN có số lượng lao động lớn nhất TP.HCM với khoảng 56.000 người – PV), cho biết từ đợt dịch tháng 3.2020 đến nay, công ty đã triển khai các biện pháp theo hướng dẫn của ngành y tế. Tại cổng ra vào các phân khu nhà đều được gắn máy đo thân nhiệt tự động, công nhân (CN) được phát khẩu trang mỗi ngày, đeo kính chắn tia nước, nhà ăn có vách ngăn… Xe đưa rước CN không chở quá 20 người, trước đây chỉ có hơn 300 xe, nay tăng lên 672 xe, CN khai báo y tế, đo nhiệt độ và rửa tay mỗi khi lên xe. Nhà ăn tại các phân xưởng cũng gắn camera quan sát phục vụ công tác trích xuất truy vết khi cần thiết. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế, đánh giá Công ty PouYuen là điểm có nguy cơ dịch bệnh cao và hiện ý thức của một bộ phận CN còn hạn chế khi tụ tập ở khu vực máy rút tiền và nhà ăn.
Ngoài ra, mối nguy tại DN này còn đến từ hoạt động các khu chợ tự phát bên ngoài công ty. Theo đó, vào mỗi buổi chiều, hàng nghìn người chen chúc mua bán, không đeo khẩu trang. Thực trạng các chợ tự phát bên ngoài các KCN, KCX ở TP.HCM được đưa ra nhiều năm qua, chính quyền địa phương cam kết dẹp tận gốc nhưng chỉ “bắt cóc bỏ đĩa”. Điều này dẫn đến nghịch lý, bên trong nhà xưởng thực hiện giãn cách, đeo khẩu trang nhưng khi ra chợ vô tư tháo ra, người người chen lấn thì những rủi ro vẫn luôn tiềm ẩn.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đề nghị Công ty TNHH PouYuen VN điều chỉnh các biện pháp phòng dịch . ẢNH: ĐỘC LẬP
Thí điểm vừa cách ly vừa sản xuất
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch Dương Anh Đức cho rằng việc kiểm tra, giám sát các quy định phòng dịch của Công ty PouYuen chưa thực sự đầy đủ. “Lúc đi kiểm tra, vẫn có 7 – 8 CN đứng quanh máy lấy nước uống, đứng túm tụm lại và không nhường nhau. Cả việc rửa tay cũng vậy. Công ty cần hướng dẫn CN có thói quen xếp hàng, giãn cách”, ông Đức đề nghị.
Ông Đức bày tỏ lo ngại nguy cơ dịch bệnh từ hoạt động của hơn 670 xe đưa rước CN mỗi ngày tại công ty này, với số lượng xe lớn thì nếu chia ra 5 – 7 đợt thì CN vẫn tập trung đông. Do đó, công ty cần xây dựng phương án tổ chức CN lúc tan ca ra về và lên xuống xe trật tự. Đối với hoạt động bên ngoài khuôn viên công ty, ông Đức yêu cầu chính quyền địa phương hỗ trợ xử lý các hoạt động tập trung đông người, buôn bán chợ tự phát bởi nếu bên trong xử lý tốt rồi mà bên ngoài không tốt thì công sức sẽ “đổ sông đổ biển”.
Hiện công ty đã có kịch bản ứng phó với từng tình huống dịch bệnh nhưng cần tăng cường tổ chức diễn tập. Ông Đức giao Sở Y tế kiểm tra các kịch bản, tham vấn, bổ sung để công ty có sự chuẩn bị tốt hơn. Ông khẳng định TP.HCM luôn quan tâm và đánh giá cao công tác phòng dịch Covid-19 của Công ty PouYuen VN; đồng thời mong muốn công ty thực hiện nghiêm để tránh việc TP.HCM phải áp dụng “biện pháp mạnh” ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất, hoạt động hằng ngày.
Thở phào với kết quả xét nghiệm Covid-19 ca F1 tại Khu công nghiệp Amata
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19, TP.HCM cũng đã tính đến phương án vừa cách ly vừa sản xuất như một số tỉnh ở phía bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã giao HEPZA chọn một số DN có đủ điều kiện để bố trí CN ăn, ở lại và làm việc ngay tại nhà máy, xí nghiệp để vừa phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất bình thường.
Cũng tại cuộc họp, ông Đức yêu cầu công ty tiếp tục truy vết những người tiếp xúc gần với nữ CN mắc Covid-19, có thể sử dụng camera quan sát để phục vụ công tác này. Công ty cung cấp danh sách CN, nhân viên gồm cả địa chỉ cư trú và số điện thoại để chính quyền địa phương quản lý, phục vụ công tác chống dịch. Đối với các trường hợp F2 được cách ly tại nhà, ông Đức yêu cầu phải kiểm soát cách ly tại nhà nghiêm túc, bởi vì nếu có F1 chuyển thành F0 thì lập tức các F2 này sẽ trở thành F1, thời gian qua TP.HCM đã ghi nhận nhiều trường hợp tương tự. Hiện các F2 đã ký cam kết thực hiện nghiêm túc nhưng cần tổ chức hậu kiểm, nhắc nhở.
Liên quan đến ca nhiễm là nữ CN làm việc tại KCX Tân Thuận, HCDC cho biết nữ CN cư trú tại khu Mả Lạng (P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1). Khu vực này đã được phong tỏa từ ngày 31.5 và nữ CN cũng đã nghỉ làm từ ngày này. Sau khi nhận thông tin ca nhiễm, Trung tâm y tế Q.7 điều tra, truy vết khoanh vùng 145 trường hợp tiếp xúc gần là CN làm cùng phân xưởng để lấy mẫu xét nghiệm. Trung tâm y tế Q.7 nhận định ca bệnh này đã được cách ly tại khu phong tỏa từ trước, kết quả xét nghiệm 145 trường hợp tiếp xúc gần đều âm tính nên không có khả năng lây nhiễm cho người khác trong công ty. Còn nữ CN mắc Covid-19 tại Công ty PouYuen VN, HCDC cho biết hiện chưa ghi nhận trường hợp lây nhiễm trực tiếp tại công ty. Do công ty đã thực hiện các tiêu chuẩn an toàn trong phòng chống dịch, bệnh nhân chỉ tiếp xúc trong khu vực làm việc của mình nên các khu vực khác vẫn hoạt động bình thường.
Chùm ca Covid-19 ở Hà Nội diễn biến nguy hiểm, F3 đã thành F0
Trưa 4-6: Thêm 80 ca mắc COVID-19 trong nước, TP.HCM ghi nhận 11 ca
Bản tin trưa 4-6 của Bộ Y tế cho biết có thêm 80 ca mắc COVID-19 trong nước tập trung tại 4 địa phương, trong đó Bắc Giang có 44 ca; Bắc Ninh 23 ca, TPHCM 11 ca và Hà Nội 2 ca.
Đầu tháng 5-2021, Khu công nghiệp Thăng Long là điểm nóng COVID-19 khi xuất hiện các ca dương tính mới - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Tính đến 12h trưa 4-6, Việt Nam có tổng cộng 6.657 ca ghi nhận trong nước và 1.538 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay là 5.087 ca.
Các ca bệnh (BN8117-BN8127) ghi nhận tại TP.HCM gồm 9 ca liên quan đến nhóm Truyền giáo Phục Hưng, 2 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Các ca bệnh BN8116, BN8128-BN8131, BN8133, BN8140, BN8145, BN8151, BN8153-BN8163, BN8165, BN8167, BN8172, BN8175-BN8195 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp.
Các ca bệnh BN8132, BN8134-BN8139, BN8141-BN8144, BN8146-BN8150, BN8152, BN8164, BN8166, BN8168-BN8169, BN8171, BN8173 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh gồm 3 ca là F1, 8 ca liên quan ổ dịch Khu công nghiệp Khắc Niệm, 6 ca liên quan ổ dịch Thuận Thành, 3 ca liên quan Khu công nghiệp Quang Châu, 3 ca liên quan Khu công nghiệp Vân Trung; đã cách ly từ trước.
Các ca bệnh BN8170, BN8174 ghi nhận tại Hà Nội là các F1, liên quan ổ dịch Công ty T&T, đã cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 4-6 dương tính với SARS-CoV-2.
Bộ Y tế cũng vừa phê duyệt có điều kiện vắc xin do Sinopharm, Trung Quốc sản xuất. Đây là vắc xin thứ 3 được phê duyệt tại Việt Nam từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên hiện chưa có cam kết về số lượng mua vắc xin này, trước hết đây là hàng phía Trung Quốc tặng.
Hà Nội siết phòng dịch các khu, cụm công nghiệp
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đặc biệt là nguy cơ lây nhiễm ở trong các khu công nghiệp, ngày 3-6, UBND TP Hà Nội đã ra công văn về việc bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Theo đó, Hà Nội yêu cầu ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất có trách nhiệm chủ trì bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.
Riêng Sở Công thương Hà Nội phải chủ trì bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp.
"Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội và Sở Công Thương Hà Nội chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp, báo cáo UBND thành phố tình hình hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay", UBND TP Hà Nội yêu cầu.
Đồng thời, Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan kịp thời thống kê số lượng, nơi cư trú của người lao động (chuyên gia nước ngoài, người lao động trong nước) đang làm việc tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Chủ động các phương án phòng, chống dịch; đồng thời, duy trì sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp; nêu rõ khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị, giải pháp khắc phục cụ thể.
Liên quan đến việc quản lý lực lượng lao động cư trú trên địa bàn thành phố thường xuyên làm việc tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn các tỉnh lân cận (đặc biệt các địa phương đang ghi nhận nhiều ca lây nhiễm tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh...), TP yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội chủ trì, phối hợp với Công an thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã, chính quyền địa phương thuộc các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh... để nắm tình hình, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu.
"Đơn vị liên quan tổng hợp số lượng lao động cư trú trên địa bàn Hà Nội thường xuyên làm việc tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn các tỉnh; nắm chắc nơi cư trú, di biến động, xây dựng phương án, kịch bản phòng ngừa và chủ động xử lý khi có tình huống xấu xảy ra", công văn nêu rõ.
Đến sáng 4-6, Hà Nội ghi nhận 430 ca mắc COVID-19, tính từ ngày 29-4. Riêng sáng 4-6, Hà Nội ghi nhận 2 ca nhiễm mới, trong đó có một ca về từ TP.HCM.
Tính đến 6h ngày 4-6, Việt Nam có tổng cộng 6.577 ca ghi nhận trong nước và 1.538 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay là 5.007 ca.
Tiêm vắc xin đang phát huy hiệu quả
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 đang phát huy hiệu quả. Số ca nhiễm mới và tử vong có chiều hướng giảm tại nhiều khu vực.
Mỹ - từng thời gian dài là tâm dịch của thế giới, đã ghi nhận những con số tích cực hằng ngày. Từ lúc số ca nhiễm mới hàng ngày lên tới hàng trăm ngàn ca, nay con số mắc mới hàng ngày giảm xuống còn 15.000-16.000 ca/ngày.
Tính đến nay, Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 34.173.575 ca mắc, trong đó có 611.574 ca tử vong. Xếp đầu danh sách các nước có số ca mắc và nhiễm cao nhất thế giới vẫn là Mỹ, Ấn Độ và Brazil.
Bà Jill Biden - Đệ nhất phu nhân nước Mỹ, đến thăm điểm tiêm chủng ngừa COVID-19 ở TP Kansas, bang Missouri, ngày 27-5-2021 - Ảnh: REUTERS
Ngày 3-6, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã ra lời kêu gọi các quốc gia thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tính toán nguồn cung vắc xin ngừa COVID-19 dư thừa trong những tháng tới để chia sẻ số vắc xin này với các nước đang phát triển sớm nhất có thể.
Trong một tuyên bố chung gửi tới G7, Chủ tịch WB David Malpass và Tông Giám đôc IMF Kristalina Georgieva nhấn mạnh rằng đại dịch COVID-19 sẽ không kết thúc cho đến khi tất cả mọi người trên thế giới được tiếp cận vắc xin, trong đó có người dân ở những quốc gia đang phát triển.
Xét theo khu vực, hiện châu Á đang là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất với tổng số ca mắc là 51.904.035, trong đó 699.084 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, khu vực này đã ghi nhận thêm 210.260 ca mắc mới và 4.108 ca tử vong.
Châu Âu đứng thứ hai với 46.769.156 ca mắc và 1.075.854 ca tử vong. Trong vòng 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận 49.645 ca mắc mới và 1.204 ca tử vong.
Xếp thứ ba là khu vực Bắc Mỹ với 39.903.942 ca mắc và 900.787 ca tử vong. Trong vòng 24 giờ qua, Bắc Mỹ đã ghi nhận 30.078 mắc mới và 553 ca tử vong.
TP.HCM chưa phát hiện lây nhiễm trong khu công nghiệp và tại sự kiện bầu cử Từ 18/5 đến nay, TP.HCM phát hiện 3 chuỗi lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, chưa phát hiện lây nhiễm trong khu công nghiệp và tại sự kiện bầu cử. Tối 2/6, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, từ 18/5 đến nay, TP phát hiện 3 chuỗi lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, với tổng số...