TPHCM: Năng suất lao động Khu Công nghệ cao đạt 145.000 USD/người
Bình quân 1 ha đất của Khu Công nghệ cao TPHCM làm ra gần 30 triệu USD giá trị xuất khẩu. Trong năm 2014, mỗi lao động ở đây tạo giá trị xuất khẩu đạt gần 145.000 USD, gấp hơn 7 lần so với bình quân của các khu chế xuất-khu công nghiệp ở TPHCM.
Đó là thông tin do ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (KCNC) TPHCM cho biết trong buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯ MTTQ) vào chiều 29/8.
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đoàn giám sát đến làm việc với KCNC TPHCM
Từ hiệu quả cao trên của mô hình khu công nghệ cao, ông Quốc kiến nghị Bộ khoa học Công nghệ xây dựng cơ chế chính sách trọng đãi nhân tài, thu hút chuyên gia công nghệ cao về làm việc tại các KCNC.
Ngoài ra, ông Quốc cũng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục cải thiện thủ tục, quy trình giao nhiệm vụ khoa học công nghệ, đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận tốt hơn nhiệm vụ khoa học công nghệ quốc gia và địa phương.
Video đang HOT
Về nguồn vốn, ông Lê Hoài Quốc mong muốn Trung ương và TPHCM ưu tiên ngân sách tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động khoa học công nghệ trong KCNC.
Trao đổi cùng đoàn giám sát của UBTƯ MTTQ Việt Nam, các doanh nghiệp trong KCNC cũng chia sẻ nhiều khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Trong đó, lo ngại lớn nhất của các doanh nghiệp là chính sách còn nhiều biến động, tính rủi ro khá cao. Ngoài ra, thủ tục hành chính cũng là điều mà các doanh nghiệp than vãn nhiều nhất.
Như công ty Công nghệ sinh học dược NanoGen hiện doanh nghiệp đang xây dựng thêm cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng nhưng thủ tục hành chính còn vướng mắc về thời gian. Ông Hồ Nhân – Giám đốc công ty nói: “Chúng tôi xây dựng chỉ mất 5-6 tháng nhưng thời gian xin các loại giấy phép mất trên 1 năm”.
Còn lãnh đạo công ty United Healthcare lo nhất là chính sách. Bởi công ty này chuyên sản xuất bóng nong mạch, stent mạch vành phủ thuốc và không phủ thuốc. Nhưng để sản phẩm của công ty được lưu hành thì rất nhiêu khê.
Trình bày với Đoàn giám sát, đại diện công ty khẳng định là vấn đề hỗ trợ để sản phẩm được lưu hành là do quan quản lý nhà nước chứ doanh nghiệp không làm được. Do đó, doanh nghiệp rất mong ngành y tế hỗ trợ các thủ tục cấp phép lưu hành nhanh chóng.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao việc sử dụng hiệu quả nhân lực của KCNC. Đề cập đến những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, ông đề nghị: “Các sở, ban, ngành có liên quan cần tập trung tháo gỡ cho doanh nghiệp. Nếu các cơ cơ quan này không làm được thì thành phố phải làm. Cái nào khó khăn, cùng chúng tôi kiến nghị tới Chính phủ!”.
Quang Đạm
Theo Dantri
Quản lý tiền lương, tiền thưởng công ty có cổ phần của Nhà nước
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.
Ảnh minh họa
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, qua tổng hợp số liệu của một số công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước cho thấy, sau khi chuyển đổi mô hình từ 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần thì nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty đều giữ ổn định và có tăng trưởng, tiền lương của người lao động có xu hướng tăng.
Tuy nhiên, hầu hết công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước chưa xây dựng được chính sách tiền lương phù hợp với điều kiện cụ thể, gắn với năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hài hoà lợi ích của cổ đông, nhà nước và người lao động. Nhiều trường hợp lợi nhuận, năng suất lao động giảm nhưng tiền lương của người lao động và người quản lý vẫn tăng. Bên cạnh đó, các công ty thường quyết định tiền lương, tiền thưởng, thù lao của người quản lý (trong đó có người đại diện vốn Nhà nước) quá cao, tạo sự bất hợp lý so với hiệu quả sản xuất kinh doanh, chênh lệch quá mức so với người lao động trong nội bộ công ty, cũng như so với công ty nhà nước, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay đang thiếu cơ chế quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước, trong khi phần lớn các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ được chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lộ trình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Khi đó cần phải có cơ chế quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng riêng, phù hợp với mô hình công ty đa sở hữu vốn và để quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng của công ty gắn với năng suất lao động, nâng cao kết quả sản xuất, kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, hài hòa lợi ích cua ngươi lao đông, doanh nghiêp, Nha nươc và cac cô đông, thanh viên gop vôn. Vì vậy, việc ban hành Nghị định quy định quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là rất cần thiết.
Quản lý tiên lương, tiền thưởng của người lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã dự thảo Nghị định gồm 4 mục, 11 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã nêu rõ những quy định về nội dung quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý; trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty...
Về quản lý tiên lương, tiền thưởng của người lao động, dự thảo đề xuất quy định quản lý tiên lương, tiền thưởng của người lao động, trong đó quỹ tiền lương kế hoạch theo số lao động kế hoạch và mức tiền lương bình quân kế hoạch dựa trên mức tiền lương trong hợp đồng lao động và điều chỉnh tăng thêm gắn với mức tăng năng suất lao động và lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề; xac đinh quy tiên lương thưc hiên căn cứ quỹ tiền lương kế hoạch và mức độ hoàn thành năng suất lao động, lợi nhuận kế hoạch; xác định quy khen thưởng, phúc lợi tư lơi nhuân hăng năm sau khi thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với Nhà nước, các thành viên góp vốn, không vươt qua 1 - 3 thang tiên lương binh quân thưc hiên theo mức hoan thanh chi tiêu san xuât, kinh doanh.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn
Theo_Báo Chính Phủ
Diễn đàn Thế hệ trẻ - nơi khơi nguồn cảm hứng khởi nghiệp Diễn đàn Thế hệ trẻ (Under 30 Summit) với chủ đề "Thế hệ tiếp nối", khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, cũng như giúp người trẻ tìm ra hướng kinh doanh mới thông qua việc cung cấp các tầm nhìn và tri thức từ những lãnh đạo đầu ngành trong từng lĩnh vực. Nhiều kinh nghiệm hay về khởi nghiệp đã được chia...