TP.HCM: ‘nâng cao công vụ’ là một trong những chủ đề 2023
HĐND TP.HCM vừa thống nhất thông qua chủ đề năm 2023, đưa ra các chỉ tiêu cụ thể và 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội cho UBND TP.HCM thực hiện.
Đại biểu HĐND TP.HCM biểu quyết thông qua nghị quyết – Ảnh: HỮU HẠNH
Chiều 9-12, tại kỳ họp thứ 8 – kỳ họp thường lệ cuối năm – HĐND TP.HCM khóa X đã thông qua nghị quyết nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2023.
Theo đó, HĐND TP.HCM đề nghị UBND TP ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội. Tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, các dự án hạ tầng, giao thông, đô thị.
HĐND TP thống nhất chủ đề năm 2023 là “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”.
Nghị quyết cũng đề ra các chỉ tiêu cụ thể như tốc độ tăng trưởng GRDP từ 7,5% – 8%, khu vực dịch vụ chiếm trên 60% GRDP, hoàn thành 100% thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công từ 95% trở lên;
Giải quyết việc làm cho 300.000 lượt người, tạo việc làm mới cho 140.000 chỗ, tỉ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4%;
Tỉ lệ đất giao thông đạt 13%, mật độ đường giao thông bình quân 2,3 km/km 2; nhà ở xây dựng mới đạt 12,3 triệu m 2 và diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 22 m 2/người; 100% thủ tục hành chính công trực tuyến được cung cấp dịch vụ mức độ 4;
Video đang HOT
Kéo giảm số vụ phạm tội về trật tự xã hội so với năm 2022 và đạt trên 75% tỉ lệ điều tra khám phá án, giải quyết 90% tin tố giác tội phạm; kéo giảm số người chết do tai nạn giao thông; nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy.
HĐND TP.HCM cũng đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm cho UBND TP.HCM, đề nghị TP chủ động dự báo tình hình nền kinh tế; giữ ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, nhất là ở thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, vàng. Đồng thời nâng cao khả năng dự trữ, phát triển hệ thống phân phối xăng dầu.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, đề án theo nghị quyết Đảng bộ TP lần thứ 11, đề xuất các cơ chế chính sách thí điểm. Khẩn trương thực hiện nghị quyết số 24 về phát triển vùng Đông Nam Bộ và nghị quyết về phương hướng, phát triển TP.HCM khi được ban hành.
Nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023, nhất là các dự án trọng điểm. Giải quyết các khiếu kiện liên quan đến việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư đối với khu đô thị mới Thủ Thiêm, kêu gọi đầu tư xây dựng khu đô thị này.
Bên cạnh đó, HĐND TP yêu cầu đảm bảo tiến độ công tác lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM và TP Thủ Đức. Chú trọng phát triển lĩnh vực văn hóa, đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong đó chủ động đấu tranh các loại hình tội phạm cướp giật, tín dụng đen, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ…
HĐND TP.HCM cũng đã thống nhất đặt tên Thủ Thiêm cho cầu từ đường Ngô Tất Tố, Nguyễn Hữu Cảnh đến đường Nguyễn Cơ Thạch, khu đô thị mới Thủ Thiêm (cầu Thủ Thiêm 1) và đặt tên Ba Son cho cầu từ đường Tôn Đức Thắng đến khu đô thị mới Thủ Thiêm (cầu Thủ Thiêm 2).
Thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm với 9.664 tỉ;
Nghị quyết thống nhất chủ trương đảm bảo nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài;
Nghị quyết về chính sách hỗ trợ giáo dục đối với trẻ mầm non, học sinh, học viên cao học và nghiên cứu sinh là người dân tộc thiểu số kể từ năm 2022 – 2023;
Nghị quyết về hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) năm 2023 trên địa bàn. Theo đó, hệ số K năm 2023 tăng 1 lần so với năm 2022 (tương ứng hệ số từ 2,5 – 3,5 so với bảng giá đất) ở tất cả các nhóm và khu vực…
TP.HCM xử lý nghiêm hành vi tiếp tay, bao che vi phạm đấu giá tài sản công
TP.HCM sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra việc đấu giá, xác định giá khởi điểm, thẩm định giá và xử lý nghiêm hành vi tiếp tay, bao che cho vi phạm về đấu giá tài sản và thẩm định giá.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa giao Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành rà soát, tham mưu việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới quy định về đấu giá quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố.
Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đấu giá tài sản và pháp luật khác có liên quan. Trong đó chú trọng nội dung về đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư có giá trị lớn, có vị trí thuận lợi, "tiềm năng" đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Việc đấu giá 4 lô đất ở Thủ Thiêm được Thành ủy TP.HCM đánh giá là bất thường, tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM đưa ra nhằm cụ thể hóa yêu cầu của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về thực hiện các giải pháp nâng cao hoạt động đấu giá tài sản.
Theo đánh giá của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, hoạt động đấu giá tài sản nói chung và đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng thời gian qua đã đạt nhiều kết quả cụ thể, góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, hoạt động đấu giá tài sản hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là thời gian gần đây xuất hiện những vụ việc đấu giá có dấu hiệu bất thường, tiềm ẩn nguy cơ tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.
Giám sát trực tiếp việc tổ chức đấu giá
Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở TN-MT có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan, tham mưu việc xác định giá khởi điểm quyền sử dụng đất để đưa ra đấu giá, đảm bảo đúng quy định pháp luật và sát với giá thị trường.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra các nội dung: việc chấp hành pháp luật trong việc đưa tài sản ra đấu giá, tổ chức xác định giá khởi điểm tài sản đấu giá và tổ chức, doanh nghiệp thẩm định giá, xử lý nghiêm theo quy định đối với hành vi tiếp tay, bao che cho vi phạm về đấu giá tài sản và thẩm định giá.
Bên cạnh đó, Thanh tra TP.HCM phối hợp Sở Tư pháp nghiên cứu, thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, tổ giám sát thường xuyên hoặc đột xuất để giám sát trực tiếp việc tổ chức đấu giá của người có tài sản, tổ chức đấu giá tài sản ngay từ khâu xác định, phê duyệt giá khởi điểm, nhất là đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất, đấu giá tài sản công có giá trị lớn.
Ngày 10.12.2021, có 4 công ty đã trúng đấu giá 4 lô đất thuộc khu chức năng số 3, khu đô thị mới Thủ Thiêm khi đưa ra mức giá "khủng", khiến giới bất động sản choáng váng.
Sau đó, Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh) bỏ cọc lô số 3-12 có diện tích 10.059 m 2 và Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh thương mại Bình Minh bỏ cọc lô đất 3-9 với diện tích 5.009 m 2.
2 doanh nghiệp còn lại là Công ty CP Dream Republic trúng đấu giá lô đất số 3-5 (diện tích 6.446 m 2) và Công ty CP Sheen Mega trúng đấu giá lô đất số 3-8 (diện tích 8.568,1 m 2) đến nay cũng chưa thanh toán.
3 tử thi trong phòng trọ ở TP.HCM: Người sống sót hiện ra sao? Bệnh nhân được xác định tổn thương não, phù não lan tỏa, tổn thương gan nặng, suy thận cấp, có tình trạng hủy cơ và toan chuyển hóa nặng. Liên quan đến vụ việc 3 người chết, 1 người nguy kịch trong phòng trọ ở TP.HCM, tối 18/5, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) xác nhận đơn vị đang điều trị tích cực cho...