TP.HCM muốn rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca để sớm đạt miễn dịch
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết việc đề xuất rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca xuống còn 6 tuần nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm và sớm đạt miễn dịch.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thông tin tại buổi họp báo chiều 16.9. Ảnh SỸ ĐÔNG
Tại buổi họp báo định kỳ chiều 16.9, trả lời câu hỏi của phóng viên về lý do đề xuất rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca xuống còn 6 tuần, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết mỗi loại vắc xin có thời gian tiêm 2 mũi khác nhau; đa số dao động 3 – 4 tuần, riêng vắc xin AstraZeneca, khoảng cách giữa 2 mũi là 8 – 12 tuần. Thời gian qua, TP.HCM thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, ông Nam thông tin, một số hướng dẫn cho thấy trong tình huống đặc biệt có thể rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 AstraZeneca xuống, cách mũi 1 khoảng 6 tuần. Trên thực tế, một số đơn vị đã áp dụng việc rút ngắn thời gian 2 mũi tiêm như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cách nhau 6 tuần và vẫn hiệu quả. Do đó, việc TP.HCM đề xuất rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca nhằm giúp nhanh chóng phủ mũi 2 để đáp ứng miễn dịch nhanh nhất.
Bộ Y tế yêu cầu chưa được tiêm vắc xin Covid-19 cho người dưới 18 tuổi
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, tính đến 7 giờ 30 ngày 16.9, TP.HCM đã tiêm tổng cộng hơn 8,4 triệu liều vắc xin Covid-19 cho người dân; trong đó có hơn 6,66 triệu mũi 1 và hơn 1,75 triệu mũi 2.
Cũng tại buổi họp báo, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải cho biết trong ngày 15.9, TP.HCM ghi nhận 160 ca tử vong do mắc Covid-19, đây là con số thấp nhất gần một tháng qua. Cụ thể, ngày 22.8, thành phố ghi nhận 340 ca tử vong, sau đó có chiều hướng giảm dần và ngày 15.9 ghi nhận 160 bệnh nhân Covid-19 tử vong.
Tiêm đủ 2 mũi vắc xin Pfizer hoặc AstraZeneca đều chống biến thể Delta hiệu quả
Kiến nghị tiêm vaccine cho học sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng nhiều tỉnh, thành kiến nghị có giải pháp để sớm tiêm vaccine cho học sinh, trước mắt là bậc THPT.
Tại hội nghị tổng kết toàn ngành giáo dục và đào tạo năm 2021 ngày 28/8, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đánh giá năm học 2020-2021 bị ảnh hưởng của Covid-19, các địa phương, trường học đã linh hoạt xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức dạy học qua Internet và truyền hình, điều chỉnh hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, ông Sơn thừa nhận chất lượng, hiệu quả dạy và học trực tuyến còn hạn chế, nhất là bậc tiểu học và ở những địa phương chưa có điều kiện. Hạ tầng công nghệ, đường truyền, trang thiết bị và nguồn học liệu chưa đáp ứng được yêu cầu. Giáo viên nhiều nơi chưa được tập huấn kỹ cả về công nghệ và phương pháp. Gia đình chưa tham gia phối hợp hỗ trợ trẻ một cách hiệu quả.
Đó là một phần lý do để Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo ngành y tế có giải pháp để sớm tiêm vaccine cho học sinh, từ đó có thể triển khai dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine AstraZeneca cho một người dân ở Hà Nội, hôm 4/8. Ảnh: Giang Huy
Đồng tình với đề xuất, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Long, cho biết hiện tỉnh có 91% giáo viên được tiêm mũi 1 vaccine phòng Covid-19, 44% tiêm mũi 2. Học sinh chưa được tiếp cận nên bắt buộc học trực tuyến. Nhưng phương pháp học này không đảm bảo hiệu quả, đặc biệt đối với hơn 14.000 học sinh khó khăn.
Địa phương này muốn có chương trình tiêm vaccine cho học sinh từ 12 tuổi trở lên để việc mở cửa trường học an toàn hơn. "Chúng tôi xác định hơn 200.000 học sinh toàn tỉnh đến trường phải được an toàn, giáo viên phải được an tâm, xã hội an lòng", đại diện tỉnh Vĩnh Long nói.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Phó chủ tịch tỉnh Gia Lai, cho biết việc "tạm dừng đến trường không dừng học" là bài toán khó với địa phương do địa hình, điều kiện kinh tế - xã hội. Tỉnh mong sớm có chương trình vaccine phòng Covid-19 cho học sinh để các em được học trực tiếp tại trường.
Tỉnh Quảng Bình cũng đưa ra kiến nghị tương tự, trong đó nhấn mạnh việc tính toán, ưu tiên tiêm vaccine cho học sinh THPT.
Năm học 2021-2022 đã bắt đầu ở một số địa phương. Tuy nhiên, các tỉnh, thành đều xác định có thể có giai đoạn phải học online do ảnh hưởng của Covid-19. Nhiều tỉnh, thành như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Nghệ An xác định phải học trực tuyến ngay trong những tháng đầu năm học.
TPHCM có thể mua hơn 10 triệu liều vắc xin từ Mỹ nếu đàm phán thành công TPHCM đang thúc đẩy đàm phán mua vắc xin từ Mỹ, nếu thuận lợi thì lô vắc xin đầu tiên sẽ được xuất sang Việt Nam vào tuần đầu tháng 9, bình quân 500.000 liều/tuần; sau đó mỗi tuần một triệu liều. Văn phòng UBND TPHCM vừa phát thông báo truyền đạt kết luận của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức...