TP.HCM mưa trái mùa, chỉ số ô nhiễm vẫn ở mức cao
Tối 10/12, người dân TP.HCM chứng kiến cơn mưa trái mùa kéo dài nhiều giờ. Dù trời mưa, chỉ số ô nhiễm không khí vẫn ở mức xấu.
Chiều và tối 10/12, TP.HCM có mưa trái mùa tại nhiều khu vực trong thành phố. Trước đó, đêm 9/12, TP cũng có mưa một số nơi.
Cụ thể, ảnh mây vệ tinh và radar thời tiết cho thấy mây đối lưu đang phát triển trên khu vực các quận trung tâm, quận 2, quận 9, Thủ Đức, quận 7. Ngoài ra, những đám mây đối lưu khác cũng đang phát triển mạnh trên khu vực Đồng Nai. Các khối mây di chuyển theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Dự báo, đến khoảng 0h ngày 11/12, mây đối lưu sẽ tiếp tục phát triển, gây mưa rào và dông cho các khu vực kể trên và mở rộng ra các khu vực lân cận khác. Trong cơn dông, người dân cần đề phòng lốc, sét và gió giật.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, ngay 10/12, thời tiết các tỉnh Nam Bộ chịu ảnh hưởng yếu của không khí lạnh, kết hợp hội tụ gió trên cao nên chiều tối trời nhiều mây hơn, có mưa xuất hiện vài nơi, cường độ không nhiều. Về đêm, trời se lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ 23 đến 25 độ C.
Lúc 22h ngày 10/12, ứng dụng AirVisual xếp TP.HCM ô nhiễm thứ 7 trong các nước được xếp hạng (ảnh trước), ứng dụng PAMAir cũng cho thấy chất lượng không khí xấu. Ảnh chụp màn hình.
Đặc biệt, dù thời tiết mưa, chất lượng không khí tại TP.HCM đêm nay lại ở mức xấu.
Theo ứng dụng AirVisual , vào 22h ngày 10/12, chỉ số ô nhiễm không khí tại TP.HCM là 186 – ngưỡng xấu, nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ra ngoài. Ứng dụng này còn xếp TP.HCM có chỉ số ô nhiễm cao thứ 7 trong các nước được xếp hạng. Trong khi đó, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 4 với chỉ số AQI là 251 đơn vị – ngưỡng rất xấu, ảnh hưởng đến mọi người.
Chỉ số AQI ở các nơi đều khá cao như Thảo Điền (quận 2) – 181, Lê Duẩn (quận 1) – 163, Nguyễn Đình Chính (quận Phú Nhuận) – 172…
Video đang HOT
Ứng dụng PamAir cũng cho thấy tình trạng tương tự dù có khả quan hơn. Chỉ số AQI (theo phương pháp tính của Việt Nam – VN AQI) tại các điểm quan trắc rải đều từ ngưỡng trung bình đến rất xấu. Nơi có chỉ số AQI cao nhất là đường Học Lạc (quận 5) với 223 đơn vị. Theo sau là xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) với 214 đơn vị.
TP.HCM sắp đối mặt với triều cường, nguy cơ ngập nhiều nơi. Ảnh: Chí Hùng.
Đáng chú ý, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ còn đưa ra cảnh báo về triều cường vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai những ngày tới. Theo đó, mực nước tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai lên nhanh theo kỳ triều cường đầu tháng 11 âm lịch.
Dự báo, đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 15-16/12. Thời gian xuất hiện đỉnh triều khoảng 4-6h và 17-19h trong ngày.
Mức độ rủi ro thiên tai do triều cường khu vực TP.HCM ở cấp độ 3. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ nhận định đây là kỳ triều cường cao, cần đề phòng ngập úng vùng trũng thấp, ven sông.
Đường Sài Gòn mênh mông nước ngày triều cường 1,7 m
Triều cường đạt đỉnh 1,7 m, cao nhất từ đầu năm khiến các tuyến đường, khu dân cư trũng thấp tại TP HCM ngập nặng, chiều 16/11.
Nhiều tuyến đường ở TP HCM bị ngập nặng như Quốc Hương (quận 2), Tôn Thất Thuyết (quận 4), Trần Xuân Soạn (quận 7)... Tại đường Nguyễn Bình (huyện Nhà Bè), nhiều đoạn nước ngập đến yên xe máy.
Chị Thạch Thị Pho Ly (quê Trà Vinh) vừa cắp đồ, vừa lội bộ về nhà. "Làm ở công trường cả ngày không mệt bằng lội nước hơn 2 km. Muốn kiệt sức luôn", chị nói.
Lúc 17h, triều đạt đỉnh trên đường Nguyễn Bình khiến hàng loạt xe chết máy, người dân phải dắt bộ.
"Năm nay ngập sâu hơn năm ngoái, đến rằm tới nước còn sâu nữa. Vào mùa ngập rồi, ngày hai đợt sáng chiều, chỉ biết ngồi nhà chờ nước rút chứ không đi đâu được", bà Nguyễn Thị Nhiễn, 76 tuổi, ở xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè nói.
Xe mía của người bán dạo ngập lút bánh ở hẻm 572 Nguyễn Bình.
Dọc đường Nguyễn Bình, nhiều người dân dùng tạm ván gỗ, gạch, túi nylon, xô chậu... chặn trước cửa nhưng nước vẫn tràn vào nhà.
Nước tràn vào nhà lênh láng, anh Trần Văn Phú chỉ biết ngồi chờ nước rút. "Cứ có triều cường là đường này biến thành sông, đi lại rất khó khăn. Mỗi lần đưa cháu đi học là mỗi lần nỗi ám ảnh. Tình trạng này kéo dài cả chục năm nay", anh Phú nói.
Tại ngã tư đường Lê Văn Lương - Nguyễn Bình, mực nước vẫn mấp mé khoảng 40-50 cm, dù mặt đường đã được nâng cao so với hai năm trước. Nhiều người dân phải dắt xe lên vỉa hè để tránh bị chết máy.
Nhóm công nhân "đi nhờ" xe tải chở gas qua đoạn đường ngập nước để kịp về nhà.
"Nay nước lớn quá, tôi không dám đạp xe qua đoạn ngập vì sợ rớt hơn 100 tờ vé mới nhận từ đại lý", bà Lê Thị Do nói, trong lúc đứng chờ nước rút.
Cảnh sát giao thông huyện Nhà Bè dùng xe chuyên dụng chở người dân và xe qua đoạn ngập nước khoảng một km tại ngã tư Lê Văn Lương - Nguyễn Bình.
Hơn 19h, nước vẫn tràn vào nhà dân ven đường.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, triều cao nhất tại trạm Nhà Bè ngày 16/11 đạt 1,70 m, lúc 17h và 3h30h. Ngày mai, dự báo triều vẫn duy trì ở mức 1,68 m lúc 19h và 4h tại trạm Nhà Bè và Phú An. Trong sáu ngày từ 13 đến 18/11 triều cường duy trì vượt mức báo động 3, trên 1,6 m.
Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nơi chuyển rét, trời mưa Từ nay đến ngày 16/11, ơ cac tinh Băc Bô va Băc Trung Bô trơi chuyên lanh, co nơi chuyên ret vơi nhiêt đô thâp nhât ơ vung đông băng phô biên 17-20 đô. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (15/11), nhiêu đông gio Đông đang hoạt động mạnh dần lên. Ảnh minh họa. Dự báo...