TP.HCM mưa nhiều, bệnh sốt xuất huyết tăng khó lường
Do thời tiết mưa liên tục và kéo dài, tại TP.HCM mấy tuần vừa qua lượng bệnh nhi nhập viện do sốt xuất huyết ( SXH) gia tăng đáng lo ngại.
Bệnh nhi nhập viện do SXH tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM
Theo số liệu thống kê mới nhất của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, từ đầu năm đến cuối tháng 9.2017, TP.HCM có 15.671 ca mắc SXH, tăng hơn 20% so với thời điểm cùng kỳ năm 2016. Riêng trong tuần 39 (từ 22.9 đến 28.9) có 425 ca mắc SXH nhập viện.
Ghi nhận tại BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM) vào sáng 2.10, lượng bệnh nhi SXH tại khoa Nhiễm – Thần kinh có phần ít hơn trước nhưng lượng bệnh nhi biến chứng do SXH vẫn nhiều.
Cũng trong thời điểm mưa kéo dài gần một tuần qua, lượng bệnh nhi cùng người nhà phải nằm ngoài hành lang vẫn không hề giảm dù mỗi giường tại khoa phải bố trí từ 3 đến 5 bệnh nhi.
Video đang HOT
Tương tự, tại BV Nhi Đồng 2, nếu thời điểm dịch nóng hồi đầu tháng 8 mỗi ngày có đến 80 trẻ nằm điều trị, thì trong tháng 9 con số này vẫn chưa có nhiều dao động giảm theo đúng chu kỳ mọi năm.
Do thời điểm mưa liên tục và thời tiết thay đổi so với những năm trước, theo đánh giá của các chuyên gia y tế, việc SXH biến động tăng vào thời gian sắp tới rất khó lường trước.
Theo đó, Trung tâm Y tế Dự phòng TP đã dự báo số ca bệnh có thể tăng sớm trong năm nay và đã có những hoạt động chủ động kiểm soát dịch bệnh từ đầu năm. Chẳng hạn như kiểm tra 100% các điểm nguy cơ phát sinh muỗi, lăng quăng truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika, xử lý triệt để các ổ dịch xuất hiện tại địa phương và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nguy cơ cho cộng đồng. Đồng thời thành lập các đoàn kiểm tra giám sát, thành lập các tổ phun xịt thuốc liên tục tới thời điểm hiện tại.
Trước tình hình dịch gia tăng nhanh chóng như trên, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết Sở đã tăng cường các phương án nhằm khống chế tình hình dịch. Trong đó đặc biệt chỉ đạo 24 trung tâm y tế thực hiện giám sát hỗ trợ trạm y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh SXH như tiến hành xử lý ổ dịch đúng và kịp thời.
5 dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng bạn cần đi khám ngay
Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã, nôn tăng, đau bụng, chảy máu chân răng... là những dấu hiệu cảnh báo bạn nên khám sốt xuất huyết.
Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại 2 miền Nam, Bắc; đặc biệt tại TP Hà Nội số ca mắc tăng gấp 6-7 lần. Các bệnh viện quá tải, chỉ những trường hợp nặng, có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm mới được nhập viện theo dõi. Đa phần bệnh nhân được cho điều trị ngoại trú và tái khám theo hẹn.
Bệnh thường diễn biến 7-10 ngày. 4 ngày đầu người bệnh sốt rất cao 39-40 độ, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức hố mắt, đau đầu. Tuy nhiên, 1-3 ngày đầu toàn trạng bệnh nhân khá ổn, không nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh sốt xuất huyết thường có diễn biến nguy hiểm từ ngày thứ 4. Ảnh: N.P.
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tiến sĩ Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, nếu sốt cao thì hạ sốt bằng paracetamol (tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ); không dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Nếu nhiệt độ vẫn không hạ thì có thể nằm phòng điều hòa, nhiệt độ 27-28oC.
Cần chú ý bù nước, tốt nhất là uống oresol; nếu không thì nước hoa quả, nước dừa, nước rau..., thậm chí nước lọc cũng rất tốt. Người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn. Trẻ nhỏ bệnh, cha mẹ nên nghỉ làm ở nhà theo dõi sức khỏe con để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh trở nặng.
Dưới đây bác sĩ chỉ ra 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng người bệnh cần lưu ý:
- Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì.
- Nôn tăng.
- Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau.
- Tiểu ít số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn.
- Chảy máu bất kỳ chỗ nào: Chân răng, máu cam...
Tại bệnh viện bác sĩ sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm để xác định người bệnh nặng. Tiến sĩ Huy cũng lưu ý, người dân tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt. Nếu cần thiết phải truyền, bác sĩ sẽ có chỉ định với sự theo dõi sát của điều dưỡng tránh nguy cơ gây sốc.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt. Khi bị sốt, uống thuốc hạ sốt không hạ, ở trong vùng có dịch, người dân nên nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt, người già, trẻ nhỏ, người có bệnh mãn tính... nên đi khám sớm vì bệnh có thể chuyển biến nặng ngay trong những ngày đầu.
Theo Nam Phương (VNE)
Hà Nội đã khống chế được dịch sốt xuất huyết? Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội liên tục giảm trong 7 tuần gần đây nhưng diễn biến thời tiết lại đang thuận lợi cho muỗi phát triển. Nhiều bệnh viện quá tải bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết vào tháng trước Trao đổi với phóng viên ngày 2/10, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà...