TP.HCM mưa lớn, đường thành sông
Chiều hôm qua 26.9, một trận mưa lớn tại TP.HCM đã biến nhiều tuyến đường thành sông. Tại khu vực Bàu Cát (thuộc các phường 10, 11, 14, 17…, Q.Tân Bình), chỉ khoảng 30 phút sau khi mưa, nước bắt đầu ngập đường, tràn vào nhà dân, hàng quán…
Sau đó, toàn bộ khu vực này chìm trong biển nước đen đúa. “Rốn” ngập là tuyến đường Đồng Đen. Công viên Bàu Cát (trên đường Đồng Đen) nước dồn về ngập cả cổng, rác rưởi trôi lềnh bềnh. Đến hơn 18 giờ chiều cùng ngày, các tuyến đường: Hồng Lạc, Bàu Cát 8, Bàu Cát 9, Đồng Đen, Phạm Phú Thứ vẫn ngập chìm trong biển nước đen.
Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM cho biết, trận mưa có vũ lượng 55 mm trên diện rộng cả thành phố, gây ngập tại 7 điểm, gồm 1 điểm hiện hữu thường xảy ra ngập là đường Nguyễn Văn Quá (Q.12) và 6 điểm ngập do ảnh hưởng của việc thi công các dự án trên nhiều tuyến đường thuộc địa bàn Q.Tân Bình, Q.Tân Phú, và Q.Bình Thạnh, như: Âu Cơ, Đồng Đen, Bàu Cát, Hòa Bình (dự án Nâng cấp đô thị) Nơ Trang Long, Nguyễn Xí (dự án xây dựng cầu Đỏ).
Đến 18 giờ chiều qua, nhiều tuyến đường ở khu vực Bàu Cát (Q.Tân Bình) vẫn còn chìm trong biển nước – Ảnh: Hoàng Việt
Thời tiết nguy hiểm trên nhiều vùng biển
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, đêm nay 27.9, bộ phận không khí lạnh từ phía bắc đang di chuyển xuống phía nam sẽ ảnh hưởng tới các tỉnh miền Bắc nước ta. Ở bắc và trung Trung bộ sẽ tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có giông, gió đông bắc trong đất liền mạnh lên cấp 3 -cấp 4, trời mát, vùng núi cao se lạnh. Trên vịnh Bắc bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, biển động. Khu vực nam biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) và vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, có mưa rào và giông mạnh, biển động. Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và giông rải rác, cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh. Trong khi đó, chịu ảnh hưởng rìa tây hoàn lưu của siêu bão Jelawat, ở khu vực phía đông bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7 – cấp 8, giật cấp 9 – cấp 10, biển động mạnh.
Miền Trung còn phải hứng chịu 2-3 đợt lũ lớn
Video đang HOT
Trong báo cáo gửi Bộ trưởng TN-MT cùng ngày, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, trong 3 tháng tới, trên các sông từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và khu vực Tây nguyên có khả năng xuất hiện 2-3 đợt lũ. Đỉnh lũ các sông ở Hà Tĩnh, Bình Thuận và khu vực Tây nguyên có khả năng ở mức báo động 2, có nơi trên báo động 2, các sông từ Quảng Bình đến Ninh Thuận có khả năng lên mức báo động 2 – báo động 3, có nơi trên báo động 3. Các địa phương trong khu vực này cần chủ động đề phòng có khả năng xảy ra lũ lớn trên một số sông suối.
Tại Nam bộ, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long dao động lên dần và đạt mức cao nhất năm vào khoảng nửa đầu tháng 10. Mực nước cao nhất năm trên sông Tiền tại Tân Châu có khả năng ở mức 3,5 m và trên sông Hậu tại Châu Đốc ở mức 3 m (đều ở mức báo động 1), thấp hơn mực nước trung bình nhiều năm cùng kỳ 0,7-0,8 m, sau đó xuống dần.
Trong tháng 10, mực nước sông Đồng Nai tại Tà Lài có khả năng đạt đỉnh lũ cao nhất năm. Đỉnh lũ trên sông Đồng Nai có khả năng ở mức báo động 2.
Hồ thủy điện Trị An tăng lưu lượng xả tràn
Công ty thủy điện Trị An hôm qua đã thông báo đến Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp, chính quyền các địa phương, các cơ quan liên quan về việc tăng lưu lượng xả tràn điều tiết hồ thủy điện Trị An ở thượng nguồn sông Đồng Nai, để phối hợp, chỉ đạo và thông báo cho nhân dân vùng hạ du hồ chứa chủ động có biện pháp phòng ngừa, nhằm tránh những thiệt hại có thể xảy ra.
Tại Đà Lạt, ông Võ Quốc Trang, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Lâm Đồng cho biết, mưa lớn kéo dài đã làm ngập nhà máy nước hồ Than Thở (P.9, TP.Đà Lạt), khiến nhà máy ngưng hoạt động trong mấy ngày qua để sửa chữa.
Theo TNO
Triều cường đạt đỉnh, đường phố thành "sông"
Đợt triều cường đạt đỉnh vào tối 18/9, khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố lại rơi vào cảnh ngập nặng. Nước ngập khắp nơi khiến đời sống hàng ngàn người dân đảo lộn, quay cuồng.
Triều cường dâng cao vào chiều 18/9 khiến nhiều tuyến đường ngập nặng
Ghi nhận vào chiều tối 18/9, tại đường Bến Phú Định đoạn từ cầu Phú Định đến chân cầu Rạch Cát (phường 16, quận 8), triều cường dân cao nhất vào khoảng 19h, gây ngập nặng cung đường này. Nhiều xe gắn máy lưu thông qua đây bị chết máy phải dẫn bộ, một số người không đủ "can đảm" đành ngồi chờ triều cường rút mới tiếp tục lưu thông qua.
"Nỗ lực" vượt nước về nhà
Có đoạn ngập sâu đến hơn 0,5 mét, người dân phải dùng bao cát và những tấm ván để ngăn không cho nước tràn vào nhà, mọi sinh hoạt của người dân đều bị đảo lộn do đợt triều cường này. Nhiều cửa hàng buôn bán, quán ăn vắng hoe khách vì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, rác thải từ bờ sông Phú Định cũng "nhân dịp" này mặt sức "tấn công" nổi lềnh bềnh trên làn nước ngập.
Bà Nguyễn Thị Trúc (43 tuổi, người địa phương) cho biết "Đợt vừa rồi đường này mới được nâng cấp lên cao mà vẫn còn ngập sâu đến vậy, trước kia mỗi lần triều cường có khi ngập đến cả mét".
Đắp đập ngăn nước
Tại khu vực, đường Lương Định Của (quận 2), nơi vốn được xem là "rốn ngập" phía Đông thành phố cũng rơi vào tình trạng tương tự. Bắt đầu từ khoảng 18h chiều cùng ngày, nước từ các miệng cống đẩy ngược lên mặt đường. Khoảng 1 giờ, nước triều cường dâng lấn đến mép chân cầu Thủ Thiêm.
Phía đường Huỳnh Tấn Phát, Trần Trọng Cung (quận 7) cũng bị ảnh hưởng từ đợt triều cường đạt đỉnh này. Riêng khu vực đường Bùi Hữu Nghĩa, khu vực Bình Qưới (quận Bình Thạnh), ghi nhận lúc 18h30 nước sông bắt đầu tràn vào khu dân cư.
Nước triều cường bắt đầu dâng tại chân cầu Thủ Thiêm
Trước các đợt triều cường liên tiếp dâng cao và nằm ở mức báo động 3, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TP HCM đã có công văn khẩn cảnh báo về các đợt triều cường giữa tháng 9 có thể sẽ gây ngập trên địa bàn thành phố. Đồng thời yêu cầu các địa phương chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư tại các khu vực xung yếu như: quận 12, quận Thủ Đức, Bình Thạnh, quận 2, huyện Hóc Môn...kịp thời xử lí tình trạng ngập úng do triều cường và các đợt mưa lớn gây ra.
Theo Dantri
Mưa lớn, đường phố Đồng Hới thành "sông" Bắt đầu từ 0 giờ 30 phút hôm nay 14.9, tại TP.Đồng Hới (Quảng Bình) đã có mưa lớn kéo dài, gây ngập nhiều tuyến đường chính cũng như nhà dân và công sở. Ghi nhân của Thanh Niên Online, các tuyên đường lớn như Quang Trung, Nguyên Hữu Cảnh, Hữu Nghị, Tô Hữu, Trân Quang Khải, Hai Bà Trưng và Trân Hưng...