TP.HCM: Một học sinh nghiện game bỗng dưng biến mất
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ chồng anh Bình mải mê may quần áo gia công và bán lẻ để chăm lo kinh tế gia đình, không có nhiều thời gian quan tâm con.
Những ngày qua, anh Nguyễn Văn Bình và chị Huỳnh Thị Chót (ngụ 46C Phan Huy Ích, phường 15, quận Tân Bình – TPHCM) phải bỏ việc để ngày đêm đi tìm con trai là Nguyễn Huỳnh Tân (SN 1999, học sinh lớp 8/1 Trường THCS Ngô Quyền, quận Tân Bình) mất tích từ hôm 31/12/2012.
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ chồng anh Bình mải mê may quần áo gia công và bán lẻ để chăm lo kinh tế gia đình, không có nhiều thời gian quan tâm con.
Tân nghiện game từ khi học lớp 5. Nhiều lần gia đình khuyên nhủ, cấm đoán nhưng Tân vẫn lén lút đến chơi ở các tiệm game gần trường học. Không ít lần Tân thiếu nợ tiền giờ khiến các chủ tiệm internet phải “hộ tống” về nhà đòi tiền. Tháng 8/2012, Tân từng bỏ nhà đi chơi game suốt 2 ngày mới trở về trong tình trạng hốc hác, mệt mỏi, suy kiệt tinh thần. Lần đó, gia đình phải trả gần 200.000 đồng tiền giờ mà Tân đã chơi game.
Ngày 31/12/2012, thấy con không về nhà, anh chị nghĩ con mê game nên trốn đi chơi như những lần trước. Thế nhưng, chờ 2, 3 ngày vẫn không thấy Tân, ngày 4/1, anh chị hốt hoảng đến công an cầu cứu.
Video đang HOT
“Tân từng bỏ nhà 4 lần để chơi game nhưng chỉ 1, 2 ngày thì về. Lần này đã gần nửa tháng rồi mà chưa thấy bóng dáng con, tôi lo quá, sợ có chuyện chẳng lành. Nếu đi chơi game, không lẽ nào cháu lại đi lâu như thế…” – chị Chót rưng rưng nói.
Từ khi Tân mất tích đến nay, ban ngày anh chị đến các tiệm game tìm, đêm đến họ lại rảo quanh các đường phố đến sáng. Được báo tin có một “làng game” bên quận 6, anh liền tức tốc chạy đến nhưng lại thất vọng ra về.
Vừa đi tìm con, anh Bình vừa liên hệ nhiều nơi để được tư vấn về cách cai nghiện game với mong muốn sẽ giúp con thay đổi khi trở về. Đau khổ, anh nói: “Linh tính của người cha mách bảo tôi rằng con đang gặp chuyện… Một đứa trẻ bỏ nhà đi lâu như vậy mà trong túi không có tiền thì sẽ đi đâu và sống ra sao?”.
Vợ chồng anh Bình tha thiết nhắn nhủ: “Khi đi, Tân mặc quần sọc jeans, áo thun đen. Nếu có ai gặp cháu, xin hãy liên lạc theo số điện thoại 0917666107 hoặc dẫn cháu về địa chỉ nhà hay trường học…”.
Theo xahoi
Cảm phục hai chị em đến trường trên một đôi chân
Thương em trai bị liệt hai chân, em Nguyễn Thị Cẩm xin thầy cô ở lại lớp 2 năm để học chung với em trai. Từ đó, hai chị em đến trường trên một "đôi chân" và dù gia đình khó khăn nhưng năm nào hai chị em Cẩm cũng đạt học sinh giỏi.
Lâu nay, người dân xã Bình Trưng (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đã quen thuộc với hình ảnh em Nguyễn Thị Cẩm cõng em trai bị liệt hai chân Nguyễn Hữu Lai ngày hai buổi đến trường. Đến năm học cấp 2 (hiện hai chị em Cẩm đang học lớp 8A9 Trường THCS Đưỡng Điềm), cảm cảnh đến trường vất vã của hai chị em Cẩm nên một cô giáo tặng một chiếc xe đạp để hai chị em đèo nhau đến trường.
Nhớ lại chuyện trước đây, chị Lâm Thị Rơn - mẹ em Cẩm và Lai kể: "Ngay từ nhỏ, hai chân của cháu Lai không bình thường, bàn chân thường bị co giật, run rẩy và cứ teo dần... Gia đình nghèo lắm nhưng cũng chạy vay hỏi tiền đưa cháu Lai đi chữa trị nhưng "tiền mất tật mang" và cuối cùng hai chân cháu Lai bị liệt như bây giờ."
Lớn lên, đôi chân em Lai cứ teo dần, khi di chuyển phải lết bằng đôi đầu gối và đôi tay hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác. Nhìn hai đầu gối và bàn tay của con trai xơ cứng, nhiều khi phải tóe máu vì phải bò lết, ba mẹ cháu Lai cũng đau lòng lắm nhưng vì "lực bất tòng tâm".
Khi đến tuổi vào lớp 1, cháu Lai cứ khóc và đòi bằng được cho đi học. Để chiều lòng con, gia đình đưa em Lai đến lớp nhưng chẳng hy vọng gì cậu bé sẽ cố gắng bám trụ được. Thế nhưng càng học, cháu càng đam mê và học giỏi. Hết cấp 1, năm nào Lai cũng được xếp loại học sinh giỏi.
Thương em trai tật nguyền, em Cẩm (đứng giữa) xin ở lại lớp để để học chung với Lai và cõng em đến trường.
Ba mẹ Lai suốt ngày bận rộn với công việc làm thuê nên việc đưa đón Lai đi học đều do một tay em Cẩm đưa đón. Lúc Lai học cấp 1, trường học gần nhà nên hàng ngày Cẩm thay cha mẹ cõng em đến trường. Từ đó hai chị em Cẩm đến trường trên cùng một "đôi chân", bà con trong xóm ai cũng cảm phục tinh thần hiếu học và chịu khó của hai chị em Cẩm.
Đến khi lên lớp 6, trường học cách xa nhà nên việc đến trường của hai chị em ngày càng vất vả hơn. Mỗi ngày, cõng em trên lưng cả đi lẫn về hơn 10km, có khi đến lớp, mồ hôi của Cẩm vã ra như tắm.
Thấy Cẩm quá vất vã, một cô giáo trường THCS Dưỡng Điềm tặng cho hai chị em Cẩm một chiếc xe đạp, nhờ đó việc đến trường của hai chị em Cẩm có phần đỡ vất vã hơn trước. Tuy nhiên, từ cổng trường đến lớp là một quãng khá xa, Lai thì một ngày một lớn, vóc dáng con gái nhỏ bé của Cẩm như càng bé nhỏ hơn khi bị bóng Lai che khuất. Bởi vậy, 2 năm nay ngoài đôi chân của Cẩm đưa em Lai đến lớp còn nhờ bạn Phạm Minh Tuấn - học cùng lớp trợ giúp.
Nhưng điều làm bà con và thầy cô giáo cảm động nhất là việc Cẩm xin nhà trường cho mình "được" ở lại lớp, mặc dù Cẩm học rất giỏi. Chị Rơn cho biết: "Vợ chồng tui làm từ sáng đến tối mà cái ăn vẫn lo chưa xong cho mấy đứa nhỏ. Tui bàn với cha cháu cho cháu Lai nghỉ học vì không ai đưa cháu đến lớp. Lúc đó, cháu Cẩm nghe được nên cháu xin nhà trường cho ở lại lớp để học chung với cháu Lai rồi cõng em nó đến trường."
Hồi học cấp 1 hàng ngày Cẩm phải cõng Lai đến trường. Nhưng giờ Lai lớn hơn, Cẩm phải nhờ bạn Minh Tuấn gánh lấy việc này.
Nhận xét về hai chị em Cẩm, cô Nguyễn Thị Lan - chủ nhiệm lớp 8A9 nhận xét: "Hai chị em Cẩm, Lai rất chăm ngoan. Đặc biệt là Lai rất lạc quan, biết vượt lên bệnh tật để học tốt. Hai chị em Cẩm, Lai là tấm gương điển hình về cách cư xử và yêu thương nhau, nhất là giúp đỡ những người bị tàn tật... không chỉ cho lớp, cho trường mà còn cho cả lớp trẻ."
Hiện hoàn cảnh của gia đình hai chị em Cẩm gặp nhiều khó khăn, không đất đai sản xuất, gia đình có đến 7 người (gồm bà nội già yếu, một người bác bị bệnh tâm thần, cha mẹ và 3 chị em Cẩm) nhưng tất cả chi tiêu đều trông chờ vào số tiền lời từ nghề bán vé số và tiền làm thuê của ba mẹ em Cẩm.
Chị Rơn chia sẻ: "Trước cảnh khó của gia đình, vợ chồng tui chẳng mong gì hơn ngoài việc cầu trời cho mình có sức khoẻ để đi làm lo cho các cháu ăn học đàng hoàng. Mong các cháu sau này có nghề nghiệp với người ta, thoát khỏi cảnh đời làm thuê làm mướn như vợ chồng tui là mừng lắm rồi".
Nguyễn Hành - Diệu Hiếu
Theo dân trí
Hết sức bất công! Các ông Hoàng Ngọc Vinh và Trần Minh Tuấn - từng là sĩ quan quân đội, cùng làm việc tại Liên hiệp Công nghiệp Sae Young, Q.Gò Vấp (TPHCM) - phản ánh việc các cơ quan chức năng hiện vẫn áp dụng thông tư số 13/NV của Bộ Nội vụ (cũ) ban hành từ năm 1972 để giải quyết chính sách cho cựu...