TP.HCM: Mong tiền hỗ trợ tết sớm đến với nhiều người mù
Đến thời điểm hiện tại, tiền hỗ trợ tết cho người mù ở TP.HCM vẫn chưa đến với nhiều hội viên của Hội người mù TP, trong khi họ đang gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19.
Hội viên của Hội người mù TP.HCM đi nhận quà từ các mạnh thường quân – Ảnh: THU HIẾN
Chiều 1-2, tại trụ sở Hội người mù TP.HCM, hàng trăm người mù đã có mặt từ rất sớm để nhận quà tết là gạo, mắm, muối, dầu ăn… từ các mạnh thường quân.
Theo ông Nguyễn Đình Kiên – chủ tịch Hội người mù TP.HCM, hiện nay hội có tổng cộng 1.441 hội viên, chủ yếu các hội viên khiếm thị hành nghề massage, bán vé số. Do dịch COVID-19, rất nhiều hội viên bị giảm thu nhập, ảnh hưởng đến đời sống.
Đến nay được sự ủng hộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM, mạnh thường quân… Hội người mù đã nhận được gần 1.000 suất quà trị giá gần nửa tỉ đồng, những phần quà này sẽ được tặng cho người khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài ra, những hội viên được nhận trợ cấp xã hội hằng tháng, tết đến sẽ nhận thêm tiền trợ cấp từ UBND TP. Tuy nhiên đến nay chỉ một số quận, huyện nhận được. Vì vậy, ông Kiên mong muốn tiền hỗ trợ tết sớm đến với người mù để họ đón tết được đầy đủ hơn.
Chia sẻ tại buổi trao quà, anh Hồ Huy Bình (46 tuổi, Tân Bình) cho biết trong lần về quê cuối năm 2002, anh không may bị tai nạn giao thông, mắt anh bị thương không thể cứu chữa. Anh may mắn được học và làm nghề massage cho một cơ sở tại quận Tân Bình.
“Thời điểm trước khi có dịch, trung bình một ngày có 4-5 ca đến massage nhưng đến thời điểm hiện tại có ngày chỉ được 1 ca, thu nhập từ 60.000-70.000 đồng. Hai vợ chồng đều bị mù nhưng chưa năm nào chúng tôi lại gặp khó khăn như năm nay. Chúng tôi phải thuê một phòng trọ với giá 3,5 triệu đồng/tháng gần bằng một tháng lương của tôi. Chúng tôi tranh thủ tiết kiệm từng đồng để trang trải cuộc sống”, anh Bình bộc bạch.
Cũng không kém phần vất vả, chị Nguyễn Thị Thu Hương (42 tuổi, quận 3) than thở: “Giờ cả nhà chỉ trông chờ vào xe bán bánh của chồng tôi, nhưng do ảnh hưởng dịch cũng bán rất chậm. Cả nhà chúng tôi không dám nghĩ đến tết”.
Video đang HOT
Mạnh thường quân trao quà cho người mù tại Hội người mù TP.HCM – Ảnh: THU HIẾN
Ông Nguyễn Đức Toản – phó chủ tịch Hội người mù TP.HCM – cho biết đã kiến nghị Sở Lao động, thương binh và xã hội TP.HCM tham mưu UBND TP.HCM đưa nghề xoa bóp của người mù vào danh mục đào tạo nghề cho người khuyết tật thành phố để người mù có cơ hội học nghề bằng kinh phí dạy nghề của Nhà nước.
“Việc này sẽ tạo điều kiện đăng ký kinh doanh cũng như miễn thuế thu nhập, thuế tiêu thụ đặc biệt cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp của người mù”, ông Toản cho biết.
Thế giới của người mù
Thế giới của những người mù như chị Thảo nhỏ xíu như cái chum, chỉ những gì sờ được, nghe được, ngửi được.
Mong muốn lớn nhất trong đời của chị Thảo - Chi hội trưởng Hội người mù quận 1 - là được một lần nhìn mặt con, xem mắt nó một mí hay mấy mí, hàng mi dày hay mỏng, da sáng hay ngăm. Khi sinh đứa đầu năm 28 tuổi, chị nhìn thấy mờ mờ "cái mặt nó màu đỏ nhỏ xíu". Sinh bé thứ hai năm 35 tuổi, mắt chị đã hoàn toàn không thấy gì.
Chị Thảo bị thoái hóa võng mạc từ năm hơn 20 tuổi. Tế bào đáy mắt cứ từ từ chết đi và không thay thế được. Lúc nghe bác sĩ nói "bệnh này thế giới đang nghiên cứu, rớt vô người nào người đó chịu", "cảm giác rất là kinh khủng". Chị kể, nhiều tháng trời chỉ có một suy nghĩ duy nhất là muốn chết. Nhưng bây giờ, chị biết chắc một điều, không chết thì phải sống. "Có những cái buồn dữ lắm, nhưng mà khóc một mình rồi thôi, chôn vùi hết", đó là phương châm của chị, "từ từ rồi nó sẽ qua, cuộc đời là như vậy".
Theo chị Thảo, thế giới của người mù nhỏ xíu như cái chum, còn thế giới của người sáng to như cái nhà. Ảnh: Hữu Khoa
Hai đứa con chị Thảo đều có lần suýt chết, nếu không có "trời cứu". Hồi bé lớn tên Thảo Uyên khoảng một tuổi, chị đặt con ngồi trên ghế, rờ cái miệng đút cho nó ăn từng thìa bột. Nhưng được một lúc, bột cứ trào ra, tưởng con biếng ăn vì đang ốm chị còn dọa "cho ăn đòn đó nha". Người mẹ không biết con bé đang co giật vì sốt cao. Bỗng dưng, cô em chồng và hai bà dì đi vô nhà và phát hiện chuyện bất thường.
"Trời ơi, nó bị cái gì kìa, sao mắt nó trợn lên?", bà dì hét lên rồi lao vào móc bột ra khỏi miệng con bé. Bà tìm miếng chanh hạ sốt, sơ cấp cứu một lúc, con bé mới khóc ré lên.
Hồi đứa thứ hai, Thảo Nhi được 5 tháng, cũng một lần suýt chết. Chị để con bò chơi trong phòng, xuống bếp nấu đồ ăn. Ai dè, con bé bò qua phòng bên cạnh, nơi người cậu để chiếc dao cạo râu trên sàn. Nấu xong bột, người mẹ chạy vào bế con thấy khắp người nó ướt nhoẹt. Bỗng chị ngửi thấy mùi tanh của máu mới chị bế con chạy sang nhà hàng xóm nhờ xem hộ.
"Trời ơi, con mày làm cái gì mà máu từ đầu đến chân, máu chảy đầy nhà kìa", bà hàng xóm kêu lên. Ba ngón tay con bé vuốt phải lưỡi dao cạo râu, máu ướt hết mặt mũi quần áo mà nó không khóc. Trời thương chị, một lúc sau ngón tay con tự cầm máu.
Thảo Uyên giờ đã 20, Thảo Nhi 12 tuổi, mỗi ngày chị đều sờ người con để "thấy" được cái tướng của tụi nhỏ thế nào. Đến bản thân chị cũng không biết mình trông như thế nào, chỉ nhớ trong ký ức, cái hình cưới hồi chưa 30 tuổi, chị gầy, mắt nhỏ, mũi hơi cao.
Thế giới của chị Thảo dừng lại ở năm 30 tuổi. Lần cuối cùng chị thấy mẹ, con mắt mẹ hơi nhỏ, khuôn mặt mặt trái xoan. Ba có đống nếp nhăn trên trán, mỗi lần ngước mắt hay cười thì lớp lớp nếp nhăn đùn lên. Chị gắn hình ảnh tưởng tượng của ba mẹ mình với người già hồi xưa chị thấy trên tivi và tưởng tượng thêm.
Tất cả những gì ngoài sải tay người mù là ngoài vòng kiểm soát. Họ không thể nào biết được chỉ một bước chân thôi, mình có lọt xuống hố hay không. Rất nhiều người mù vì thế chỉ quanh quẩn trong nhà, không dám bước ra đường, cuộc đời chỉ dừng lại một chỗ. Hai ống chân chị Thảo lúc nào cũng có mấy cục bầm, sẹo do vấp phải bàn ghế, đồ đạc, khi thì môi sưng vù do va phải cánh cửa, đầu nổi cục u liên tục, chân tay bầm tím là chuyện thường.
Là Chi hội trưởng Hội người mù quận 1, ngoài lo công việc của hội, chị Thảo còn kiêm "tư vấn tâm lý". Hễ ai bảo ở đâu có người mù khó khăn, chị nhận ngay là "lĩnh vực của mình" rồi tìm cách liên hệ, động viên họ đừng nản, đừng chết, mạnh dạn ra xã hội và sống tiếp. Nhờ chị Thảo, hai thanh niên hơn 20 tuổi, bị mù sau một đêm do bệnh, cả hai đều tự tử vài lần không chết, giờ đều có nghề massage.
Chị có hai mong ước: nhìn thấy mặt hai con và cả gia đình 16 người đều có giường để ngủ. Hơn 25 năm nay, ba thế hệ nhà chị sống chung trong căn hộ tái định cư 48 m2 ở đường Nguyễn Đình Chiểu. Trong căn hộ ấy có ba người mù: cha, chị và em gái.
Căn phòng khoảng 7 mét vuông của gia đình bốn người nhà chị Thảo. Ảnh: Hữu Khoa.
Khi bốn đứa con đến tuổi lấy vợ lấy chồng. Ông bà ngăn căn hộ thành 5 phòng, mỗi phòng rộng 5-7 m2, mỗi "hộ" ở một ô. "Phòng khách" nhà chị chỉ khoảng 5 mét vuông, ngồi 16 người ăn cơm không đủ chỗ. Nhưng vì mỗi người làm một nghề, mà toàn nghề không ổn định, thành ra ai về giờ nào thì ăn, ngủ giờ đó. Hai vợ chồng chị Thảo và hai đứa con có khoảng 7 mét vuông. Đồ đạc để vòng quanh, còn cái ô giữa nhà để ngủ. Hàng ngày cả nhà xếp lớp như cá mòi, người này nhúc nhích thì đụng người kia, thậm chí thẳng cái chân ra cũng không có chỗ.
Để tiết kiệm, cả năm hộ góp tiền nấu ăn chung, mỗi tháng khoảng ba triệu một nhà. Ba mẹ chị nói với các con, "ráng lên, ra ngoài thì hao tốn, chén bát cũng phải sắm nên ráng ở chung để tiết kiệm". Nhưng bao năm nay tất cả luôn trong tình trạng "luôn luôn là thiếu". Với chị Thảo và cha mẹ, anh em, "con đường duy nhất là buộc phải cố gắng".
Ông Bùi Hữu Minh bị mù từ năm 7 tuổi, hàng ngày, từ Gò Vấp, ông đi bán vé số từ 6 giờ sáng tới khuya. "Nắng nóng tuy mệt chút nhưng bán được vé số, chứ trời mưa là ế vì khách ngại dừng lại mua. Người ướt thế nào không cần thiết nhưng mưa nhất thiết phải ôm vé số trong lòng, không bị giang hồ giật", ông Minh nói. Ảnh: Hữu Khoa.
Hầu hết người mù sống dựa vào gia đình, người thân hoặc trong các trung tâm xã hội. Ông Nguyễn Đình Kiên, chủ tịch Hội người mù TP HCM - cũng là một người mù, cho hay: "Ước mơ lớn nhất của mọi người mù là tàn nhưng không phế". Tức là có thể tự phục vụ bản thân và không làm phiền xã hội. Có hơn bốn nghìn người khuyết tật nhìn tại TP HCM và hơn hai triệu người khiếm thị trên cả nước. Khả năng nhận thức của con người phụ thuộc hơn 80% vào đôi mắt. Mù là khuyết tật đặc biệt nặng, chỉ còn 13% khả năng lao động.
Thực tế, chỉ có khoảng 25% người mù có thể làm việc như xoa bóp tẩm quất, dệt chiếu, bó chổi, làm bàn chải, se nhang, làm tăm tre, sản xuất dụng cụ vệ sinh, kết cườm, chăn nuôi bò, heo, một số ít hành nghề nhạc công, giáo viên. Đa số họ làm việc tại nhà với sự trợ giúp của người khác. Năng suất lao động của nhóm này thấp, thu nhập bình quân chỉ khoảng 2-3 triệu đồng mỗi tháng.
Có những người mù cố gắng mưu sinh bằng nghề bán vé số, hát dạo, song tỷ lệ gặp tai nạn rất cao và rủi ro rất lớn. Họ không hành nghề được lâu dài vì gặp tai nạn giao thông, ngã xuống cống, xuống hố, bị giật vé số, bị lạm dụng, lừa đảo. Bài toán tổ chức cuộc sống bền vững cho người mù nhiều năm qua cũng chưa có đáp án nào rõ ràng.
Chị Thảo đã quen với việc va chạm với người, xe, bị trách mắng, có khi bị đánh. Có lần, ở chân cầu Thị Nghè, chị bị người đàn bà va xe máy vào người và đánh rất đau vào lưng. Bà chửi: "Con chó, mày đi mà mở con mắt ngơ ngáo, mắt mày đui hay sao mà không dòm thấy tao?". Nhưng chị cũng không buồn, "mình biết tại mình".
"Xin lỗi cô con không thấy đường", chị luôn sẵn sàng câu xin lỗi. "Hai con mắt vầy mà sao không thấy?", người ta hay hỏi, "Dạ, em không thấy gì". "Tôi thấy cô liếc qua liếc lại mà bảo không thấy đường?", chị Thảo cười: "Dạ, con mắt để dành chớp chớp cho vui đó cô ơi".
Những người mù lan tỏa nghị lực sống và tình yêu thương tới cộng đồng Hội người mù quận Thanh Xuân đã tổ chức Lễ kỷ niệm 38 năm ngày quốc tế người khuyết tật 3/12 và tọa đàm "Lan tỏa nghị lực sống và tình yêu thương tới cộng đồng". Tọa đàm "Lan tỏa nghị lực sống và tình yêu thương tới cộng đồng". Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Hội người mù quận Thanh...