TP.HCM mỗi tháng chi khoảng 200 tỉ đồng để thu gom, xử lý rác
Trung bình mỗi tháng, TP.HCM chi trên dưới 200 tỉ đồng chỉ để thu g om và xử lý rác thải. Và 90% số chi này đang lấy từ ngân sách của TP.HCM.
Vớt rác trên kênh rạch tại TP.HCM
Thông tin từ Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM cho thấy, trung bình mỗi ngày, TP.HCM thu gom và xử lý lượng rác thải đô thị phát sinh khoảng 7.000 tấn, đó là chưa kể khoảng 8 tấn rác đang được chính người dân “xả bừa” ra đường phố, đổ vào các hệ thống kênh rạch.
Số liệu cũng cho thấy, chỉ riêng tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, trung bình mỗi ngày gánh 5 – 6 tấn rác thải.
Để thu gom và xử lý lượng rác thải nói trên, trung bình mỗi năm thành phố phải chi khoảng 2.200-2.400 tỉ đồng. Như vậy, trung bình mỗi tháng, TP.HCM chi trên dưới 200 tỉ đồng chỉ để thu gom và xử lý rác thải. Và 90% số chi này đang lấy từ ngân sách của TP.HCM.
Video đang HOT
Trước đó, một số liệu từ Sở Công thương TP.HCM cho thấy, chỉ riêng kênh phân phối bán lẻ, trung bình mỗi ngày TP.HCM tiêu thụ hơn 9 tấn túi nilon khó phân hủy. Theo quy hoạch xử lý rác của TP.HCM, đến năm 2015 thành phố phải tái chế đến 40% tổng lượng rác, chôn 40% và còn lại là đốt. Tuy nhiên, cho đến nay, tỉ lệ đó vẫn còn là “con số trong mơ”, bởi lượng rác chủ yếu là chôn lấp, chiếm đến 75%.
Kế hoạch tổng thể xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016-2020 cho thấy, TP.HCM một lần nữa sẽ đẩy mạnh việc áp dụng áp dụng công nghệ tái chế, làm phân compost và đốt đạt tỉ lệ 40%, chôn lấp hợp vệ sinh 60% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt.
(Theo Thanh Niên)
TP HCM bàn chuyện thu phí ôtô vào trung tâm
Để giảm ùn tắc khu nội đô Sài Gòn, cổng thu phí tự động sẽ được xây trên các tuyến đường ở quận 1, 3, 5, 10 và ôtô phải nộp 30-50.000 đồng khi vào trung tâm.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa làm việc với Công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong (ITD) - đơn vị đề xuất thu phí ôtô vào nội đô - để tái khởi động đề án này. Đây là một trong những giải pháp cấp bách để kéo giảm ùn tắc trên địa bàn thành phố năm 2017.
"Do đề án đã thực hiện cách nay nhiều năm nên lãnh đạo thành phố yêu cầu phải bổ sung, hoàn chỉnh lại để sớm trình UBND TP HCM xem xét", đại diện Sở GTVT TP HCM cho biết.
Trong khi đó, trao đổi với VnExpress, Tổng giám đốc ITD Lâm Thiếu Quân cho biết so với đề án cũ, đề án mới cũng không có nhiều thay đổi. Có 2 vấn đề cần phải giải quyết nếu muốn triển khai đề án này là quy định pháp lý thu phí và hình thức chế tài như thế nào.
"Chính phủ chưa có quy định cụ thể về việc thu phí ôtô vào nội đô nên muốn triển khai thành phố phải báo cáo Trung ương. Ngoài ra, biện pháp chế tài người vi phạm cũng phải được bàn bạc kỹ lưỡng để tạo sự công bằng và tính nghiêm minh của pháp luật", ông Quân nói.
Khu vực thu phí được ITD đề xuất (bên trong đường màu đỏ).
Trước đó, hồi năm 2010 UBND TP HCM chấp thuận đề xuất của ITD về dự án tổ chức thu phí ôtô vào khu trung tâm. Hai năm sau đề án chính thức được trình UBND TP HCM nhưng sau nhiều cuộc họp nó bị ngưng.
Theo đề án lúc đó, 36 cổng thu phí tự động sẽ được xây xung quanh khu vực hạn chế trên các tuyến đường bao quanh quận 1, 3 và vùng giáp ranh với quận 5, 10. Các tuyến đường này bao gồm: đường 3/2, Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Kiệt, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên (giao với đường CMT8) và tuyến đường Hoàng Sa dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Tại cổng sẽ lắp các thiết bị tính phí và camera chuyên dụng để nhận dạng các loại xe. Tổng mức đầu tư của toàn dự án khoảng 1.200 tỷ đồng, trong đó mua sắm thiết bị là hơn 1.000 tỷ.
Theo tờ trình, ITD đề xuất mức thu phí ôtô vào nội ô là 30.000 đồng một lượt đối với xe du lịch, 50.000 đồng với các loại xe còn lại và sẽ điều chỉnh tùy vào giờ cao điểm hay thấp điểm. Việc thu phí sẽ được thực hiện từ 6h đến 20h hàng ngày, trong vòng hai năm sẽ có thể hoàn vốn đầu tư.
Cũng theo đơn vị này, xe máy hiện là phương tiện đi lại chính của người dân thành phố với hơn 80% nên các giải pháp để hạn chế xe và thu phí xe máy trong thời điểm hiện nay là rất khó khả thi. Vì vậy, dự án thu phí ôtô vào trung tâm thành phố theo mô hình của Singapore là hoàn toàn hợp lý.
Hữu Công
Theo VNE
Rà lại chi phí cắt cỏ, Hà Nội sẽ tiết kiệm được 700 tỷ đồng Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sau 6 lần họp thành phố mới làm rõ được khoản tiền hơn 800 tỷ đồng mỗi năm gần như chỉ để dùng cho việc cắt cỏ chứ chưa có chăm sóc cây xanh nên rất vô lý. Sau khi rà lại, chi phí sẽ giảm xuống chỉ còn... 178 tỷ. Đại lộ...