TP.HCM: Mới đầu mùa mưa, đã lo ngập úng
Mới có vài cơn mưa đầu mùa nhưng nhiều khu vực tại TP.HCM đã bị ngập nặng, ảnh hưởng đến đi lại và sinh hoạt của người dân.
Nhiều điểm ngập cố hữu
Trong 2 ngày vừa qua (ngày 7 và 8.5) tại thành phố liên tục xuất hiện mưa trên diện rộng. Lượng mưa trong các trận mưa không quá lớn nhưng cũng đủ khiến nhiều nơi bị ngập. Như thường lệ, một trong những điểm ngập cố hữu là đường Nguyễn Hữu Cảnh. Dù có siêu máy bơm chống ngập nhưng trong cơn mưa đầu tiên của mùa mưa 2018 tại đây đã ngập lênh láng. Hàng loạt phương tiện bị chết máy, giao thông trên đường bị rối loạn.
Chị Hồng Nhung (nhân viên văn phòng tại khu Saigon Pearl, P.22, Q.Bình Thạnh) cho biết, trong thời gian này, khi tan giờ làm, chị phải tranh thủ chạy về vì sợ ngập. Tình trạng ngập úng trên đường này đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa khắc phục được. Có “siêu máy bơm” nhưng đường mưa xuống vẫn cứ ngập.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh bị ngập trong cơn mưa đầu mùa.
Nhiều hộ dân sống trong khu vực Đường số 6 (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức) phản ánh, cứ mưa xuống họ lại phải sống chung với ngập. Tại đây có một số vị trí trũng thấp, không có hệ thống thoát nước nên mỗi lần ngập phải mất vài tiếng đồng hồ nước mới rút. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến đi lại của người dân mà còn khiến việc kinh doanh của nhiều tiểu thương bị trì trệ.
Trong khi đó, dù đang có dự án cải tạo hệ thống thoát nước nhưng khu vực đường Nguyễn Xí (Q.Bình Thạnh) trong những cơn mưa đầu mùa vẫn chưa thoát cảnh ngập úng. Điển hình trong cơn mưa chiều 8.5, đường này lại ngập sâu, có nơi ngập hơn 0,3m.
Sẽ xóa 7 điểm ngập
Theo Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TP.HCM (gọi tắt là Trung tâm Chống ngập), nhiều dự án chống ngập nước đang được triển khai tại thành phố. Qua đó, trong năm nay, thành phố sẽ phấn đấu xóa 7 điểm ngập. Đó là điểm ngập do mưa tại khu vực đường Mễ Cốc 2, Lưu Hữu Phước 2, Lương Định Của, Tôn Thất Hiệp, Hồ Văn Tư, Trương Vĩnh Ký, An Dương Vương. Các điểm ngập còn lại tại các khu vực khác của thành phố sẽ được giải quyết ngập từ năm 2019 đến sau năm 2020.
Còn với các điểm ngập do triều cường trong năm nay, thành phố đưa ra mục tiêu giải quyết được 8/9 tuyến đường ngập. Đến năm 2020 sẽ hoàn thành giải quyết 9/9 tuyến đường ngập do triều. Lãnh đạo Trung tâm Chống ngập cho rằng, việc giải quyết các điểm ngập chỉ mang tính cục bộ. Để giải quyết tổng thể tình trạng ngập úng tại thành phố phải chờ các dự án quy mô lớn. Nhìn chung các dự án này phải đến sau năm 2018 mới hoàn thành và phát huy hiệu quả chống ngập.
Video đang HOT
Nhiều công trình chống ngập được triển khai để xóa 7 điểm ngập trong năm 2018.
Tuy nhiên, mới đây một trong những dự án chống ngập lớn nhất tại thành phố – Dự án chống ngập do triều có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (còn được gọi là Dự án chống ngập 10 ngàn tỷ đồng) – bất ngờ tạm dừng thi công và chưa biết thời điểm nào mới thi công lại.
Theo ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam (chủ đầu tư dự án) việc tạm ngưng thi công này là do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Nam Sài Gòn đã dừng giải ngân cho dự án bởi thành phố chưa ký xác nhận báo cáo thanh toán giải ngân của Dự án theo biểu Phụ lục 02A tại quyết định số 2240/QĐ-NHNN để thực hiện thủ tục tái cấp vốn.
Việc chậm xác nhận báo cáo cho vay từ phía UBND đã xảy ra từ tháng 9.2017 và đến nay nhà đầu tư tạm ngừng triển khai thi công để phù hợp với việc tạm ngừng nhằm chờ giải quyết dứt điểm thủ tục giữa BIDV và UBND TP.HCM. Thời gian tạm ngừng từ 27.4 đến khi BIDV và UBND TP.HCM hoàn thành thủ tục xác nhận báo cáo thanh toán giải ngân. Trước đó dự án này đã trễ hẹn do không có mặt bằng thi công (dự kiến hoàn thành vào 30.4.2018).
Ứng dụng giúp người dân chủ động “né” ngậpNăm nay, thành phố sẽ tiếp tục đưa ra giải pháp “mềm” để người dân chủ động “né” ngập úng thông qua ứng dụng UDI Maps của Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM. Theo đó, ứng dụng cài trên điện thoại này sẽ giúp người dân nắm được tình hình mưa, triều cường và các điểm ngập đang diễn ra trên địa bàn thành phố để chủ động đi lại. Phần mềm này còn hỗ trợ thông tin để tìm các tuyến đường thay thế, tránh các vị trí ngập khi tham gia giao thông.
Theo Danviet
Có "quái vật" hút nước và hình ảnh không thể ngờ ở "rốn ngập" Sài Gòn
Dù có "quái vật" hút nước nhưng chỉ sau cơn mưa 30 phút "rốn ngập" ở Sài Gòn đã thành sông, khiến hàng loạt phương tiện chết máy, người dân bì bõm lội nước trên đường.
Chiều 7.5, cơn mưa lớn kéo dài khoảng 30 phút khiến hàng loạt tuyến đường ở TP.HCM bị ngập sâu. Ngập nặng nhất là khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), dù nơi này được bố trí máy bơm "khủng" để hút nước.
Sau cơn mưa 30 phút "rốn ngập" ở Sài Gòn đã mênh mông nước
Theo nhân viên thoát nước đô thị, tình trạng ngập tuyến đường này bắt đầu khoảng 14h5 cùng ngày và sau 5 phút nữa thì nước dâng ngập sâu khoảng 20cm.
Nước ngập khiến hàng loạt phương tiện bị chết máy, việc di chuyển của người dân rất khó khăn
Mặc dù có máy bơm "khủng" gần 100 tỉ đồng do Công ty CP Tập đoàn công nghiệp Quang Trung làm chủ đầu tư nhưng đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn trở lại biệt danh "rốn ngập" ở Sài Gòn như ban đầu.
Trước đó, chủ máy bơm "quái vật" nói sẽ hút hết nước khi trời mưa. Nếu không hết nước không lấy tiền mà giờ gặp cảnh này thì không biết nói gì hơn. Ngập vẫn hoàn ngập", chị Thu Thủy dắt bộ xe trong nước ngập bức xúc.
Trước đó ngày 19.4, Trung tâm chống ngập nước TP.HCM và công ty Quang Trung đã ký kết hợp đồng thuê máy bơm chống ngập của Tập đoàn Quang Trung cho đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Công việc kinh doanh, buôn bán của người dân bị "đóng băng" do nước bao vây trên đường, tràn vào nhà dân
Đến 16h, ghi nhận cho thấy, khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn còn bị ngập nhẹ khoảng 20cm kèm theo kẹt xe
Cũng do ảnh hưởng của cơn mưa chiều nay, nhiều tuyến đường như Lã Xuân Oai (quận 9), Quốc Hương (quận 2) Huỳnh Tấn Phát (quận 7)... cũng bị ngập sâu
Theo Danviet
Mưa lớn, lại ngập nặng ở nơi có "siêu máy bơm" chống ngập Cơn mưa chiều 7.5 đã khiến nhiều tuyến đường tại TP.HCM bị ngập, kể cả đường Nguyễn Hữu Cảnh - nơi đang có "siêu máy bơm" chống ngập hoạt động. Chiều 7.5, TP.HCM bất chợt có mưa trên diện rộng, một số khu vực xảy ra mưa lớn. Do nước thoát không kịp nên nhiều tuyến đường bị ngập nặng ảnh hưởng đến...