TP.HCM lý giải mức đấu giá 15 triệu đồng/m2 đất dọc tuyến Vành đai 3
Dự kiến, hơn 38 ha đất dọc 2 bên tuyến đường Vành đai 3 sẽ được TP.HCM đấu giá, thu về hơn 10.000 tỉ đồng.
Trước đó, trong thẩm tra báo cáo tiền khả thi dự án, Kiểm toán Nhà nước đề nghị làm rõ giá dự kiến đền bù đất dân cư của dự án là 26 triệu đồng/m 2, cao gấp 1,7 lần mức 15 triệu đồng/m 2 mà thành phố tính đấu giá.
Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế Quốc hội kiểm tra thực tế tuyến vành đai 3 TP.HCM hôm 19.5
Theo ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP), báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, TP.HCM đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các địa phương nơi dự án đi qua khảo sát, tính toán sơ bộ đơn giá các khu đất dọc theo dự án tối thiểu dự kiến 15 triệu đồng/m 2. Đơn giá này, chưa bao gồm chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật – xã hội.
“Sau khi dự án được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, quá trình triển khai dự án cùng với đầu tư các tuyến đường kết nối với các khu đất dọc theo dự án, lợi thế tiềm năng sẽ tăng lên và qua quá trình đấu giá giá trị các khu đất này sẽ tăng lên. Đối với giá đền bù đất dân cư trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là 26 triệu đồng/m2″ – ông Phúc nói và thông tin trong bước tiếp theo, TP.HCM sẽ thực hiện công tác đo vẽ, kiểm kê, thẩm định giá, xây dựng và phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án theo đúng quy định.
Video đang HOT
Thành phố đảm bảo tính đúng, tính đủ và đã tính đến các chính sách về đào tạo nghề, sinh kế cho người dân, đảm bảo người dân tái định cư có nơi ở mới tốt hơn, tạo sự ủng hộ và đồng thuận của người dân trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Đường Vành đai 3 đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp đang diễn ra. Giai đoạn một, dự án giải phóng mặt bằng hơn 640 ha đất, với gần 3.900 hộ dân bị ảnh hưởng. Tổng kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng làm dự án khoảng 41.600 tỉ đồng, trong đó TP.HCM có kinh phí lớn nhất với hơn 25.600 tỉ đồng.
Việc đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công, nhà nước tổ chức thu phí không có tính chất hoàn vốn đầu tư dự án như đầu tư theo hình thức PPP (không tính lợi nhuận cho Nhà đầu tư, lãi vay,…) do đó sẽ chủ động về thời gian, giá vé phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và khả năng chi trả của doanh nghiệp, người dân khi tham gia giao thông.
TP.HCM xử lý nghiêm hành vi tiếp tay, bao che vi phạm đấu giá tài sản công
TP.HCM sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra việc đấu giá, xác định giá khởi điểm, thẩm định giá và xử lý nghiêm hành vi tiếp tay, bao che cho vi phạm về đấu giá tài sản và thẩm định giá.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa giao Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành rà soát, tham mưu việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới quy định về đấu giá quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố.
Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đấu giá tài sản và pháp luật khác có liên quan. Trong đó chú trọng nội dung về đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư có giá trị lớn, có vị trí thuận lợi, "tiềm năng" đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Việc đấu giá 4 lô đất ở Thủ Thiêm được Thành ủy TP.HCM đánh giá là bất thường, tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM đưa ra nhằm cụ thể hóa yêu cầu của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về thực hiện các giải pháp nâng cao hoạt động đấu giá tài sản.
Theo đánh giá của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, hoạt động đấu giá tài sản nói chung và đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng thời gian qua đã đạt nhiều kết quả cụ thể, góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, hoạt động đấu giá tài sản hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là thời gian gần đây xuất hiện những vụ việc đấu giá có dấu hiệu bất thường, tiềm ẩn nguy cơ tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.
Giám sát trực tiếp việc tổ chức đấu giá
Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở TN-MT có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan, tham mưu việc xác định giá khởi điểm quyền sử dụng đất để đưa ra đấu giá, đảm bảo đúng quy định pháp luật và sát với giá thị trường.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra các nội dung: việc chấp hành pháp luật trong việc đưa tài sản ra đấu giá, tổ chức xác định giá khởi điểm tài sản đấu giá và tổ chức, doanh nghiệp thẩm định giá, xử lý nghiêm theo quy định đối với hành vi tiếp tay, bao che cho vi phạm về đấu giá tài sản và thẩm định giá.
Bên cạnh đó, Thanh tra TP.HCM phối hợp Sở Tư pháp nghiên cứu, thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, tổ giám sát thường xuyên hoặc đột xuất để giám sát trực tiếp việc tổ chức đấu giá của người có tài sản, tổ chức đấu giá tài sản ngay từ khâu xác định, phê duyệt giá khởi điểm, nhất là đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất, đấu giá tài sản công có giá trị lớn.
Ngày 10.12.2021, có 4 công ty đã trúng đấu giá 4 lô đất thuộc khu chức năng số 3, khu đô thị mới Thủ Thiêm khi đưa ra mức giá "khủng", khiến giới bất động sản choáng váng.
Sau đó, Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh) bỏ cọc lô số 3-12 có diện tích 10.059 m 2 và Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh thương mại Bình Minh bỏ cọc lô đất 3-9 với diện tích 5.009 m 2.
2 doanh nghiệp còn lại là Công ty CP Dream Republic trúng đấu giá lô đất số 3-5 (diện tích 6.446 m 2) và Công ty CP Sheen Mega trúng đấu giá lô đất số 3-8 (diện tích 8.568,1 m 2) đến nay cũng chưa thanh toán.
Buổi sáng đầu tiên TP.HCM nới lỏng giãn cách: Đường phố rộn ràng, người dân di chuyển dễ dàng khi không còn chốt kiểm soát Sau một thời gian dài TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, sáng nay các tuyến đường đã bắt đầu đông người qua lại, nhiều nơi xảy ra tình trạng ùn ứ nhẹ khi lệnh nới lỏng giãn cách được áp dụng. Sáng 1/10, theo ghi nhận của chúng tôi sau khi hàng trăm chốt kiểm soát dịch liên...