TP.HCM: Lực lượng chức năng túc trực bên ngoài Công ty Pouyuen
Sáng 12.6, lực lượng công an, trật tự đô thị… và các loại xe đặc chủng vẫn túc trực quanh khu vực Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (số D10/89Q, quốc lộ 1A, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM).
Theo một cán bộ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM, tình hình bên trong công ty hiện vẫn chưa biết ra sao.
Theo quan sát của phóng viên, còn bên ngoài lực lượng chức năng gồm công an, trật tự đô thị… cùng các loại xe đặc chủng vẫn túc trực quanh khu vực công ty. Lực lượng cảnh sát cơ động còn đem theo cả cảnh khuyển. Các lực lượng này phải ăn cơm hộp tại chỗ để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an ninh.
Nhiều loại xe đặc chủng của công an vẫn túc trực bên ngoài Công ty Pouyuen. Ảnh: PT
Video đang HOT
Cảnh sát cơ động vẫn bám trụ tại khu vực Công ty Pouyuen. Ảnh: PT
Trước đó tối 11.6, tại buổi làm việc ở Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam về tình trạng một số công nhân nghỉ việc tụ tập phản đối Dự luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính đã chỉ đạo công đoàn (CĐ) cơ sở, các cấp CĐ từ TP đến quận Bình Tân, huyện Bình Chánh tiếp tục tham gia tuyên truyền để anh chị em công nhân hiểu, trở lại làm việc. “Bảo vệ việc làm của mình cũng là biểu hiện của lòng yêu nước”, ông Chính nói cùng công nhân.
Nhiều công nhân cũng cho biết, mấy ngày vừa qua, một số phần tử xấu lôi kéo họ phản ứng Dự luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Tuy nhiên, bản thân công nhân nhận thức được những luận điệu, hành động đó là sai trái, xuyên tạc, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền nên họ đã không tham gia.
Theo thông báo của Công ty Pouyuen Việt Nam, nếu công nhân trở lại làm việc bình thường vào ngày 12.6, lãnh đạo công ty và CĐ sẽ thảo luận, cân nhắc việc tính lương cho công nhân trong thời gian không tham gia sản xuất vào ngày 9.6 và 11.6.
Theo Danviet
Không quy định trường hợp đặc biệt sử dụng đất 99 năm ở đặc khu
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý Dự án Luật Đặc khu hành chính- kinh tế đặc biệt theo hướng không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm.
Đại biểu Quốc hội đóng góp nhiều ý kiến về dự luật đặc khu. (Ảnh: Như Phúc)
Sáng nay 9/6, Văn phòng Quốc hội cho biết, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
"Sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các tầng lớp Nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý Dự án Luật theo hướng không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm"- thông báo của Văn phòng Quốc hội nêu rõ.
Đồng thời, để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho phép xem xét, thông qua dự án Luật này tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV theo quy trình xem xét, thông qua dự án Luật tại ba kỳ họp.
Cũng trong sáng 9/6, Văn phòng Chính phủ ra thông báo cho biết tại kỳ họp này, sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật Đặc khu hành chính- kinh tế đặc biệt từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.
Việc này nhằm bảo đảm dự án Luật khi trình Quốc hội thông qua đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.
Riêng về vấn đề thời hạn cho thuê đất, Chính phủ cho biết sẽ xem xét, trình Quốc hội cho áp dụng như các quy định của Luật Đất đai, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.
Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc gồm 6 Chương 85 Điều, dự kiến được Quốc hội biểu quyết thông qua vào 15/6. Trong quá trình thảo luận, nhiều ý kiến băn khoăn về quy định cho nhà đầu tư thuê đất với thời hạn lên đến 99 năm (quy định hiện hành tối đa là 70 năm) và một số ưu đãi được cho không cần thiết.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Chúng ta phải tiếp thu, lắng nghe những điều cần thiết để điều chỉnh Luật, đảm bảo đất nước phát triển, tạo môi trường đầu tư kinh doanh, nhưng phát triển bền vững, đảm bảo độc lập chủ quyền, tự do của đất nước một cách lâu dài, đảm bảo quyền lợi quốc gia dân tộc một cách căn bản, xuyên suốt trong quá trình gìn giữ non sông đất nước... Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng lắng nghe ý kiến này chúng ta phải điều chỉnh lại vấn đề thời gian thuê đất một cách hợp lý, phù hợp với nguyện vọng chính đáng mà nhân dân phản ánh".
Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải tạo thể chế, môi trường đầu tư tốt để có thể cạnh tranh được, các chính sách này tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi quốc gia dân tộc là tối thượng.
Thế Kha
Theo Dantri
Chưa nên thông qua Luật Đặc khu: "Bút sa" thì... khó sửa! Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc bày tỏ như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về những băn khoăn của ông đối với dự án Luật Đặc khu Phóng viên: Thưa ông, điều gì khiến ông quan tâm nhất trong dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt mà Quốc hội sẽ đưa...