TPHCM liên tục nâng mức chuẩn nghèo
Theo UBND TPHCM, sau khi nâng mức chuẩn hộ nghèo thành phố theo tiêu chí thu nhập bình quân là từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống (không phân biệt nội thành và ngoại thành), tổng số hộ nghèo của thành phố vào đầu năm 2014 là khoảng 130.000 hộ, chiếm 7,12% tổng số hộ dân.
Nâng mức chuẩn nghèo lên cao
Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015 áp dụng chung cho cả nước, hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 6 triệu đồng/người/năm trở xuống. Tuy nhiên, ở TPHCM đến cuối năm 2008 đã xóa nghèo với mức chuẩn nghèo là 6 triệu đồng/người/năm. Đầu năm 2009, thành phố nâng mức chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2009 – 2015, thu nhập bình quân từ 12 triệu đồng/người/năm trở xuống mới là hộ nghèo.
TP liên tục nâng mức chuẩn nghèo để chăm lo tốt hơn cho người nghèo
Qua 5 năm thực hiện mức chuẩn nghèo giai đoạn 2009 – 2015, tổng số hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập 12 triệu đồng/người/năm giảm từ 152.000 hộ vào đầu năm 2009 xuống còn 14.000 hộ vào cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,4% xuống còn 0,71% trên tổng số hộ dân. Như vậy, đến cuối năm 2013 thành phố không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 – 2015, hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2009 – 2015 của thành phố.
Tuy nhiên, thành phố vẫn không hài lòng với thành tích hộ nghèo thành phố vượt qua mức chuẩn thu nhập 12 triệu đồng/người/năm. Theo UBND TP, dù thu nhập của hộ nghèo vượt qua mức 12 triệu đồng/người/năm nhưng thực tế cuộc sống vẫn còn khó khăn và dễ tái nghèo do mức thu nhập thực tế của mức chuẩn nghèo 12 triệu/người/năm của năm 2013 chỉ tương đương 7,2 triệu đồng/người/năm so với thời điểm năm 2009. Do đó, UBND TP cho rằng: “Phải điều chỉnh chuẩn hộ nghèo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, giá cả sinh hoạt và điều kiện của người dân thành phố”.
Vì vậy, TP quyết định nâng chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố áp dụng cho giai đoạn 2014 – 2015. Cụ thể, hộ nghèo thành phố là những hộ dân có mức thu nhập bình quân từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống. Hộ cận nghèo thành phố là những hộ dân có mức thu nhập bình quân từ trên 16 triệu đồng đến 21 triệu đồng/người/năm. Diện bình xét của thành phố tính cả hộ dân thường trú và tạm trú KT3 trên địa bàn thành phố, mức chuẩn nghèo này không phân biệt nội thành và ngoại thành.
Video đang HOT
Người nghèo vẫn được hưởng chính sách ưu đãi
Tính đến cuối năm 2013, chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá của TPHCM đã trải qua 3 giai đoạn (1992 – 2003; 2004 – 2008 và 2009 – 2015) với 7 lần điều chỉnh nâng mức chuẩn hộ nghèo cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
Sau khi nâng mức chuẩn nghèo thành phố giai đoạn 2014 – 2015 lên, tổng số hộ nghèo của thành phố vào đầu năm 2014 là khoảng 130.000 hộ, chiếm 7,12% tổng số hộ dân. Mặc dù mức chuẩn nghèo của thành phố cao gấp 3 lần so với cả nước nhưng TPHCM vẫn kiến nghị Trung ương cho người nghèo được hưởng các chính sách ưu đãi và đảm bảo an sinh xã hội chung cũng như các chính sách riêng của thành phố.
Về giáo dục, học sinh thuộc hộ nghèo được miễn 100% học phí và hỗ trợ chi phí học tập, kể cả học phí buổi 2. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc hộ nghèo cũng được hỗ trợ 100% học phí. Học sinh các cấp học phổ thông thuộc hộ cận nghèo hoặc là con thứ 3 của hộ nghèo được hỗ trợ 50% học phí, kể cả học phí học buổi 2. Kinh phí thực hiện chính sách này chi từ ngân sách thành phố và quận – huyện.
Về y tế, người nghèo TP vẫn được vận dụng chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo của Trung ương; Đồng thời hỗ trợ 15% đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hộ nghèo và cho thành viên hộ cận nghèo, hộ vừa vượt chuẩn cận nghèo đang chạy thận nhân tạo, nhằm giúp các hộ vượt chuẩn nghèo, vượt chuẩn cận nghèo đảm bảo căn cơ, bền vững.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng tiếp tục được hưởng chính sách nâng cao chất lượng dân số giai đoạn đầu đời như: Hỗ trợ 100% chi phí khám sức khỏe tiền hôn nhân cho thành viên hộ nghèo và 50% cho thành viên hộ cận nghèo; Hỗ trợ 100% chi phí cho hộ nghèo và 50% cho hộ cận nghèo khám, xét nghiệm, siêu âm sàng lọc trước sinh và nhiều xét nghiệm khác dành cho thai phụ để đảm bảo đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh. TP còn hỗ trợ 100% chi phí cho hộ nghèo và 50% cho hộ cận nghèo xét nghiệm sàng lọc sơ sinh.
Ngoài ra, người nghèo TP cũng được hưởng các chính sách khác như hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, hỗ trợ chi phí hỏa táng, trợ cấp xã hội hàng tháng, thực hiện chính sách ưu đãi về thuế và miễn giảm các khoản đóng góp cho hộ nghèo…
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Tử hình 3 "mắt xích" trong đường dây vận chuyển 720 bánh heroin
Bình quân, mỗi tháng đường đây này tổ chức mua bán, vận chuyển 1 - 2 chuyến. Bình quân mỗi chuyến là 15 bánh Heroin. Tính từ năm 2007 đến năm 2009 tổng số heroin các đối tượng mua bán, vận chuyển là 720 bánh.
Mặc dù đường dây vận chuyển, buôn bán heroin này hoạt đồng khá tinh vi nhưng cuối cùng tất cả đều phải tra tay vào còng số tám.
Ngày 14/1, TAND tỉnh Hòa Bình đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo Đỗ Anh Dũng (SN 1976) trú tại xã Đồng Bảng (Mai Châu); Hà Văn Quân (SN 1983) trú tại Thị trấn Mai Châu; Bùi Văn Thưởng (SN 1984) trú tại Chiềng Yên, huyện Mộc Châu (Sơn La) về tội mua bán trái phép chất ma túy.
3 bị cáo tại phiên tòa xét xử
Theo cáo trạng vào hồi 22h ngày 08/9/2009, tổ công tác của Cơ quan CSĐT tội phạm về ma túy - Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Hòa Bình đã bắt quả tang Hà Ngọc Lương và Trần Lê Quang đang vận chuyển 5 bánh heroin từ Mộc Châu về Hà Nội. Quá trình điều tra vụ án, lực lượng chức năng đã làm rõ trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2009 một nhóm ở Hải Phòng do Vũ Đức An cầm đầu đã móc nối với Hà Ngọc Lương, Trần Thu Điệp ở Hà Nội và nhóm ở Hòa Bình do Hà Công Khánh cầm đầu gồm có Hà Công Khánh, Hà Công Thành, Bùi Văn Thưởng, Đinh Văn Tú, Phạm Thị Thanh, Hà Văn Tốc, Đỗ Anh Dũng, Hà Văn Quân, để thành lập đường dây mua bán Heroin từ Mộc Châu về Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và mang sang Trung Quốc tiêu thụ.
Bình quân, mỗi tháng đường đây này tổ chức mua bán, vận chuyển 1 - 2 chuyến. Bình quân mỗi chuyến là 15 bánh Heroin. Tính từ năm 2007 đến năm 2009 tổng số heroin các đối tượng mua bán, vận chuyển là 720 bánh.
Theo quy trình các đối tượng từ Hải Phòng mang tiền lên Hà Nội giao cho Hà Ngọc Lương và Trần Thu Điệp để mang lên Mai Châu giao cho Hà Công Khánh mang đi mua heroin. Sau đó heroin được tập kết, đóng gói tại lán trên nương của Khánh ở bản Co Tang xã Loóng Luông (Mộc Châu). Sau khi đóng gói xong, heroin được giao cho Bùi Văn Thưởng, rồi từ Thưởng heroin tiếp tục được giao cho Đỗ Anh Dũng, và Hà Văn Quân. Tiếp đó, Dũng và Quân sẽ mang Heroin về khu vực cầu Thanh Trì, đầu đường Quốc lộ 5 giao cho các đối tượng mang về Hải Phòng, Quảng Ninh tiêu thụ...
Khi biết Hà Ngọc Lương và Trần Lê Quang bị bắt, các đối tượng Hà Công Khánh, Hà Công Thành, Bùi Văn Thưởng, Hà Văn Quân, Vũ Đức An và Đặng Văn Lập đã bỏ trốn.
Ngày 18/2/2013, Hà Văn Quân bị bắt theo Quyết định truy nã. Sau khi bắt được Hà Văn Quân, cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã quyết định phục rồi điều tra vụ án, và phục hồi điều tra bị can. Đồng thời cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can đối với Đỗ Anh Dũng và Bùi Văn Thưởng. Kết quả điều tra đã làm rõ trong khoảng thời gian từ năm 2007 - 2009 Đỗ Anh Dũng, Hà Văn Quân đã nhận từ Bùi Văn Thưởng 7 chuyến tổng số 65 bánh heroin. Ngoài ra, từ tháng 3-11/2010 Dũng và Quân còn nhận từ Bùi Văn Thưởng 12 bánh heroin để giao trực tiếp cho các nhóm đối tượng là người Hải Phòng.
Như vậy, Hà Văn Quân đã tham gia mua bán trái phép 7 chuyến bằng 65 bánh heroin, hưởng lợi 45 triệu đồng; Đỗ Anh Dũng tham gia mua bán trái phép 7 chuyến bằng 65 bánh heroin. Nhưng Dũng đã được kết luận và quy kết trách nhiệm trong việc mua bán 4 chuyến bằng 12 bánh heroin ở vụ án trước, nên trong vụ án này Dũng chỉ phải chịu trách nhiệm mua bán heroin trong 7 chuyến với tổng số 53 bánh; Bùi Văn Thưởng tham gia mua bán 7 chuyến bằng 65 bánh. Nhưng Thưởng đã bị kết luận và quy kết trách nhiệm trong việc mua bán 4 chuyến bằng 12 bánh ở vụ án trước. Do vậy trong vụ án này Thưởng chỉ phải chịu trách nhiệm mua bán 7 chuyến bằng 53 bánh heroin.
Với hành vi phạm tội trên, HĐXX đã tuyên phạt mức án tử hình đối với Đỗ Anh Dũng, Hà Văn Quân, Bùi Văn Thưởng.
Trước đó, TAND tỉnh Hòa Bình cũng đã mở phiên tòa xét xử 21 đối tượng trong đường dây ma túy này và đã tuyên phạt án tử hình đối với 6 bị cáo. Trong vụ án đó, Đỗ Anh Dũng cũng đã phải nhận mức án tù chung thân đối về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Theo An ninh thủ đô
Nghề cắt lá... ra tiền và những nhát kéo tiền triệu Chỉ với chiếc kéo nhỏ dưới bàn tay khéo léo và con mắt nhà nghề tinh thông đã mang lại nguồn thu nhập khá cao cho các nghệ nhân chỉnh sửa cây cảnh. Tết sắp đến cũng là lúc các nghệ nhân chỉnh sửa cây cảnh ở các làng cây cảnh truyền thống của Nam Định lại tất tả xuôi Nam, ngược Bắc...