TPHCM lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ hành khách ở sân bay, nhà ga
Ngoài việc kiểm soát thân nhiệt, ngành y tế thành phố lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 toàn bộ hành khách tại sân bay, nhà ga, nhằm kiểm soát nguy cơ xâm nhập dịch bệnh.
Các phương án thực hiện việc kiểm dịch, lấy mẫu xét nghiệm người vào thành phố từ cửa khẩu sân bay và ga xe lửa đang ngày càng siết chặt để ngăn dịch Covid-19. Bên cạnh các hoạt động kiểm dịch tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Ga xe lửa Sài Gòn, gồm thực hiện tờ khai y tế và kiểm soát thân nhiệt hành khách, từ chiều ngày 4/4, ngành y tế đã tiến hành bước tiếp theo là tổ chức lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đối với toàn bộ hành khách tại đây.
Thành phố sẽ tập trung lấy mẫu xét nghiệm những người tới từ sân bay và nhà ga
Theo dự kiến của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, số lượng người được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 mỗi ngày khoảng 400 người tại Ga quốc nội Cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Trong trường hợp số lượng người vào thành phố từ cảng hàng không Tân Sơn Nhất gia tăng, thành phố có thể sẽ triển khai việc cách ly tập trung người trước, sau đó mới thực hiện bước tiếp theo là lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19.
Video đang HOT
Tại nhà ga xe lửa của thành phố cũng sẽ triển khai các bước tương tự. Theo đó, các hành khách từ tỉnh thành khác di chuyển vào thành phố bằng đường sắt sẽ được lấy mẫu xét nghiệm. Trường hợp mẫu xét nghiệm mỗi ngày quá nhiều, việc cách ly tập trung tạm thời sẽ được thực hiện cho đến khi người cách ly có kết quả xét nghiệm âm tính.
Bên cạnh đó, thành phố đã thành lập 62 chốt, trạm kiểm dịch để thực hiện kiểm soát các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 (chốt, trạm kiểm soát dịch Covid-19) tại các cửa ngõ ra, vào thành phố, bến tàu, bến xe, nhà ga, nơi tiếp nhận các phương tiện giao thông ra, vào thành phố, bao gồm 16 chốt, trạm chính và 46 chốt, trạm phụ.
62 chốt kiểm dịch của thành phố đã được lập, đang thực hiện phương án chủ động ngăn chặn nguy cơ dịch xâm nhập (ảnh: Phạm Nguyễn)
Thành phần tham gia thực hiện kiểm tra, kiểm soát tại mỗi chốt gồm: các lực lượng thuộc Công an Thành phố, Sở Y tế, Bộ Tư lệnh Thành phố, Thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố. Cấp quận – huyện gồm: lực lượng công an, y tế, dân quân. Trong đó, giao lực lượng Công an làm Tổ trưởng tại các chốt, trạm kiểm soát dịch Covid-19.
Nhiệm vụ của các chốt chặn tập trung vào kiểm soát việc chấp hành các quy định của Thủ tướng Chính phủ và của ngành Y tế về phòng, chống dịch Covid-19; kiểm tra, giám sát việc hạn chế ra, vào thành phố đối với người và phương tiện thực hiện việc kiểm dịch y tế đối với người ra vào thành phố; kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người ra, vào thành phố theo hướng dẫn của ngành y tế và của các cơ quan có thẩm quyền; xử lý, đề xuất xử lý đối với các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch Covid-19.
Vân Sơn
Bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng: Lựa chọn khẩu trang gì?
Từ 16/3, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, người dân khi có mặt tại các nơi công cộng tập trung đông người như nhà ga, siêu thị, chợ, sân bay, bến xe, bệnh viện, phương tiện giao thông công cộng... bắt buộc phải đeo khẩu trang để phòng virus corona (Covid-19).
Ngày 16/3, trả lời về việc người dân nên lựa chọn khẩu trang gì để đeo phòng chống virus corona (Covid-19, SARS-CoV-2), PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam - cho biết, người dân chỉ cần sử dụng khẩu trang vải nơi công cộng và các địa điểm đông người, không nhất thiết phải dùng khẩu trang y tế. "Khẩu trang y tế chỉ nên dùng cho đối tượng mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh, người làm công tác y tế, phòng chống dịch...", PGS Phu nhấn mạnh.
Theo PGS Phu, ở người, SARS-CoV-2 lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Virus này cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt bản thân họ và người khác.
Bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng, đông người.
"Covid-19 có thể lây trực tiếp như qua giọt nước bọt từ việc ho, hắt hơi, sổ mũi hay bắt tay hoặc lây gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta vô tình chạm tay vào các bề mặt như bàn ghế, tủ, nơi có chứa virus, sau đó tiếp tục đưa tay lên mắt, mũi, miệng và chắc chắn sẽ nhiễm bệnh", PGS Phu cảnh báo.
Ngoài việc đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng đông người, PGS Phu cho rằng, một việc vô cùng quan trọng trong việc phòng Covid-19 chính là không đưa bàn tay chưa rửa sạch lên miệng, mũi, vì virus có thể dính vào tay và tấn công đường hô hấp của bạn. "Virus lây qua bàn tay rất phổ biến vì bàn tay được coi là ổ bệnh nếu không sạch sẽ. Thực tế, bàn tay chúng ta hay sờ vào các vật dụng bị nhiễm virus, vi khuẩn mà khi đưa tay lên mắt, mũi, miệng thì có thể sẽ lây virus gây bệnh Covid-19".
Theo PGS Phu, khi dùng khẩu trang vải cần che kín cả mũi lẫn miệng; tránh sờ tay vào khẩu trang khi đeo; tránh dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra; khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo; nên thường xuyên giặt sạch khẩu trang với xà phòng để dùng lại cho lần sau; thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng bệnh.
Đối với khẩu trang y tế thông thường: Đeo mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên; che kín cả mũi lẫn miệng; tránh dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra; khi tháo khẩu trang ra chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo và cho vào thùng rác.
Theo danviet.vn
Covid-19: Ngày đầu thực hiện việc đeo khẩu trang ở Tây Bắc thế nào? Trước dịch virus corona (Covid-19) đang diễn biến hết sức khó lường, theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, sáng 16/3, trong ngày đầu tiên đi làm, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn các tỉnh Sơn La, Điện Biên... đã thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang. Việc này thực hiện theo Thông báo 98/TB-VPCP ngày 14/3 của Văn...