TPHCM: Lây lan trong khu phong tỏa làm số F0 tăng cao
UBND TPHCM nhận định, thực tế cho thấy có sự lây lan trong khu phong tỏa làm số F0 tăng lên nhiều lần so với số F0 có sẵn trong khu phong tỏa khi vừa được phát hiện.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong vừa ký ban hành văn bản về việc tăng cường các biện pháp quản lý các khu phong tỏa trên địa bàn.
UBND TPHCM nhận định tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, số ca nhiễm ở mức cao. Đa số ca nhiễm mới được ghi nhận tại các khu phong tỏa cho thấy việc quản lý chưa chặt chẽ, hiệu quả.
“Thực tế cho thấy có sự lây lan trong khu phong tỏa làm số F0 tăng lên nhiều lần so với số F0 có sẵn trong khu phong tỏa khi vừa được phát hiện”, văn bản nêu rõ.
Để giảm nhanh số F0 mới, UBND TPHCM yêu cầu các đơn vị tăng cường một số biện pháp quản lý các khu phong tỏa trên địa bàn. Trong đó, việc xác định phạm vi, khu vực phong tỏa sẽ dựa trên cơ sở đánh giá vị trí, diện tích, số ca nhiễm và các yếu tố nguy cơ dịch tễ.
UBND TPHCM yêu cầu các đơn vị tăng cường một số biện pháp quản lý các khu phong tỏa trên địa bàn.
Video đang HOT
Các địa phương xác định phạm vi phong tỏa phù hợp (không quá hẹp để bỏ sót trường hợp F0, F1, nhưng cũng không quá rộng ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân).
Để nhanh chóng làm sạch, làm xanh khu phong tỏa, UBND TPHCM yêu cầu lực lượng y tế nhanh chóng xét nghiệm và đưa tất cả F0, F1 ra khỏi khu phong tỏa, đến các cơ sở cách ly. Những người đủ điều kiện sẽ được áp dụng biện pháp cách ly tại nhà.
Khu phong tỏa sẽ được giải tỏa từng phần theo phân loại nhóm nguy cơ. Khu vực có nguy cơ thấp sẽ được giải tỏa nếu không phát hiện F0 mới sau khi xét nghiệm lại trong 5 ngày; khu vực nguy cơ vừa được giải tỏa nếu không phát hiện F0 mới sau khi xét nghiệm lần 2 sau 5 ngày; khu vực nguy cơ rất cao được giải tỏa nếu không phát hiện F0 mới sau khi xét nghiệm lần 3 sau 5 ngày.
Tại các khu phong tỏa, UBND TPHCM yêu cầu địa phương thành lập Tổ công tác quản lý khu phong tỏa. Tổ này sẽ tiếp nhận đầy đủ thông tin các hộ dân, lập danh sách người có mặt thực tế trong khu phong tỏa.
UBND TPHCM yêu cầu địa phương thành lập Tổ công tác quản lý khu phong tỏa.
Tổ quản lý cũng chịu trách nhiệm đi chợ thay, tiếp nhận nhu yếu phẩm từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ để điều phối, cung cấp cho các hộ bên trong khu phong tỏa. Lực lượng quân đội, công an thường xuyên tổ chức tuần tra, giám sát việc đảm bảo giãn cách của người dân.
Từ ngày 26/7, UBND TPHCM đã ban hành công văn gửi các sở, ngành và chính quyền địa phương về việc tăng cường các biện pháp giảm mật độ lưu thông trên đường để phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, UBND TPHCM yêu cầu người dân trên toàn địa bàn TPHCM hạn chế tối đa ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18h đến 6h sáng hôm sau, trừ một số trường hợp được quy định.
Sáng 27/7, Bộ Y tế tiếp tục công bố 1.849 bệnh nhân mắc Covid-19 tại TPHCM. Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, địa phương này có 68.271 người nhiễm SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế công bố, cao nhất trong số các tỉnh, thành.
Thêm 19 ca nhiễm mới, Cần Thơ kéo dài thời gian giãn cách 3 quận trung tâm
Ngày 18/7 Cần Thơ ghi nhận 19 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó 15 ca là F1 trở thành F0. Sóc Trăng cũng ghi nhận 12 ca mắc mới.
Hôm nay (18/7) Cần Thơ phát hiện thêm 19 ca nhiễm SARS-CoV-2.
Chiều 18/7, Sở Y tế TP Cần Thơ có báo cáo nhanh về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tính đến 16h cùng ngày.
Theo đó, trong ngày 18/7, TP ghi nhận 19 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới. Trong đó, 2 trường hợp phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc tại cơ sở y tế; 15 trường hợp là F1 của các ca bệnh đã công bố trước đó; 2 trường hợp được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc trọng điểm.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các Trung tâm Y tế quận, huyện phối hợp lực lượng công an khẩn trương rà soát, truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly các trường hợp liên quan (đã truy vết được 141 F1, 85 F2 liên quan và đang tiếp tục điều tra, truy vết). Đồng thời tiến hành phun khử khuẩn các địa điểm liên quan theo quy định.
Các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đã được chuyển đến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi cách ly và điều trị.
Như vậy đến 18/7 Cần Thơ đã ghi nhận 138 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ quyết định kéo dài thời gian giãn cách 3 quận trung tâm, gồm: Ninh Kiều, Cái Răng và Bình Thủy, theo Chỉ thị 16 đến ngày 2/8.
Tối cùng ngày, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Sóc Trăng cho biết, tỉnh này ghi nhận thêm 12 ca mắc Covid-19, nâng số bệnh nhân trong tỉnh lên 72 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.
Trong đó, thị xã Vĩnh Châu có 28, thị xã Ngã Năm 13, huyện Trần Đề 15, huyện Mỹ Xuyên 7, huyện Cù Lao Dung 6, Châu Thành 1, Kế Sách 1, Long Phú 1 ca. Số F1 ghi nhận mới là 96 đã được cách ly.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Sóc Trăng, trong tỉnh đã xuất hiện nhiều ca bệnh tại một số địa phương với nhiều ca F1 dương tính và đặc biệt có 2 trường hợp F2 dương tính. Một số trường hợp có thời gian ủ bệnh dài. Tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp.
Để bảo đảm cho công tác phòng, chống dịch, UBND tỉnh Sóc Trăng đã công bố Quyết định về việc thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thực hiện là 14 ngày, bắt đầu từ 0h ngày 19/7.
Nghệ An phạt 4 F2 trốn tránh cách ly Trốn cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bốn người dân đã bị chính quyền xử phạt 30 triệu đồng. Lực lượng chức năng Tp Vinh lập biên bản xử phạt những người vi phạt chỉ thị 16. Ngày 3/7, UBND huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với bà T.T.H....