TP.HCM lập trung tâm xét nghiệm dã chiến 10.000 mẫu mỗi ngày
Ngày 8-7, Học viện Quân y cho biết vừa thành lập trung tâm xét nghiệm dã chiến phân hiệu phía Nam tại TP.HCM có địa chỉ ở đường Thành Thái (phường 12, quận 10), với khả năng xét nghiệm 7.000 – 10.000 mẫu đơn/ngày.
Phân loại mẫu xét nghiệm COVID-19 – Ảnh: THU HIẾN
Cụ thể, ngày 5-7, Học viện Quân y đã triển khai xong phòng xét nghiệm COVID-19 sử dụng bộ kit RT-PCR chính thức đưa vào hoạt động, đồng thời tiến hành tiếp nhận mẫu bệnh phẩm từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC). Phòng xét nghiệm có khả năng xét nghiệm tối đa 1.500 – 2.000 mẫu đơn/ngày.
Để tăng năng suất xét nghiệm hơn nữa, học viện đã phối hợp triển khai thêm 1 đơn vị xét nghiệm với đầy đủ trang thiết bị, sử dụng bộ kit mới công suất lớn AmphaBio, có khả năng xét nghiệm đạt 7.000 – 10.000 mẫu đơn/ngày, nếu sử dụng mẫu gộp số lượng cao hơn theo cấp số nhân. Dự kiến ngày 9-7, trung tâm chính thức hoạt động.
Video đang HOT
Việc thành lập Trung tâm xét nghiệm dã chiến được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc huy động lực lượng của Học viện Quân y tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM.
Như vậy, tính đến nay, năng lực xét nghiệm RT-PCR của thành phố như sau:
- Các đơn vị TP.HCM và các bệnh viện trung ương trên địa bàn: 14.600 mẫu đơn/ngày.
- Học viện Quân y: 7.000 – 10.000 mẫu đơn/ngày.
- Các đơn vị thành phố đang được thẩm định: 2.400 mẫu đơn/ngày
- Tập đoàn Vingroup đang thiết lập vận hành 11.000 mẫu đơn/ngày (sẽ bổ sung tiếp các máy xét nghiệm RT-PCR trong thời gian tới).
Tăng tốc thử nghiệm vaccine Nanocovax
Bộ Y tế, Viện Pasteur TP HCM, Học viện Quân y và Công ty Nanogen sáng 25/6 thống nhất đẩy nhanh tốc độ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba vaccine Nanocovax.
Theo đại diện Bộ Y tế, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba cần hoàn tất tiêm liều một cho toàn bộ 13.000 người tình nguyện trước ngày 15/7 và xong liều hai trước ngày 15/8.
Trước đó, đề cương thử nghiệm được Bộ Y tế phê duyệt dự kiến chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 3a thử nghiệm trên 1.000 người, tỷ lệ 6 tiêm vaccine một tiêm giả dược; giai đoạn 3b thử nghiệm trên 12.000 người, tỷ lệ hai tiêm vaccine một tiêm giả dược. Giai đoạn 3b dự kiến kết thúc vào tháng 9. Kế hoạch này vẫn được giữ nguyên, song cần đẩy nhanh tiến độ và phải đảm bảo an toàn, theo Bộ Y tế.
Số lượng tình nguyện viên cần thiết đã chuẩn bị xong, gồm 4.000 người ở Hưng Yên, 2.000 người ở Long An, 6.000 người ở Tiền Giang và 1.000 người tại Hà Nội. Trong đó, Học viện Quân y phụ trách Hà Nội và Hưng Yên, Viện Pasteur TP HCM chịu trách nhiệm tại Long An và Tiền Giang.
Hiện, đã có 1.000 người của giai đoạn 3a được tiêm liều đầu tiên tại Học viện Quân y. Sau khi tăng tốc và kết thúc giai đoạn 3a, Hội đồng đạo đức nghiên cứu y sinh học quốc gia (gọi tắt là Hội đồng đạo đức) sẽ đánh giá ban đầu, xem xét cấp phép khẩn cấp cho Nanocovax.
Vaccine Nanocovax tại nhà máy của Công ty Nanogen tại TP HCM, ngày 23/6. Ảnh: Quỳnh Trần.
Quyết định được đưa ra sau buổi họp khẩn của Bộ Y tế, Hội đồng đạo đức cùng Học viện Quân y, Viện Pasteur TP HCM, Công ty Nanogen sáng 25/6. Trong đó, Công ty Nanogen là đơn vị nghiên cứu, phát triển Nanocovax. Công ty đã gửi kiến nghị xin Thủ tướng chấp thuận cấp phép khẩn cấp có điều kiện cho vaccine Nanocovax vào ngày 15/6, được Bộ Y tế phản hồi về nguyên nhân chưa được cấp phép khẩn cấp, yêu cầu tiếp tục thử nghiệm vaccine trong giai đoạn ba để thu thập dữ liệu về hiệu quả vaccine.
Giáo sư, tiến sĩ Trương Việt Dũng, Chủ tịch Hội đồng đạo đức, nhấn mạnh Hội đồng rất công bằng, rõ ràng, luôn đồng hành và theo chuẩn mục chung của quốc tế trong nghiên cứu, sản xuất vaccine. Dựa trên kết quả nghiệm thu giữa kỳ giai đoạn hai vào ngày 28/5, Hội đồng đánh giá Nanocovax có tính an toàn và tính sinh miễn dịch ở giai đoạn hai, tuy nhiên cần thêm thời gian và số lượng người tình nguyện để đánh giá hiệu lực bảo vệ của Nanocovax.
Giáo sư Phạm Ngọc Đính, nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho rằng Nanocovax là tín hiệu đáng mừng cho vaccine Covid-19 Việt Nam. Giáo sư Đính nhận định các bước thử nghiệm lâm sàng vaccine này tại Học viện Quân y và Viện Pasteur TP HCM đã được tôn trọng, thực hiện nghiêm ngặt. Nanocovax đã sinh miễn dịch trên người tình nguyện. Mặc dù các kết quả còn cần được hội đồng khoa học của Bộ Y tế thẩm định, giáo sư Đính cho rằng "Nanocovax có triển vọng tốt".
Theo giáo sư, nghiên cứu trên 1.000 người đầu tiên của giai đoạn ba sẽ đáp ứng đủ cơ bản các tiêu chí của một thử nghiệm vaccine mới, song cần phân tích về toán học và miễn dịch học, dịch tễ nhiễm, tốc độ lây, hệ số lây, để trả lời về hiệu quả bảo vệ của vaccine. Ông cũng cho rằng "người dân có thể tin tưởng vào quyết định của cơ quan quản lý, đảm bảo cân nhắc, nghiêm túc khoa học nếu phê duyệt vaccine".
Bộ Y tế họp khẩn về tiến độ thử nghiệm vắc xin Nanocovax Sáng nay, Cục Khoa học Công nghệ-Đào tạo, Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế có cuộc họp trực tuyến nhằm đánh giá tiến độ và xem xét mở rộng địa điểm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nanocovax. Cuộc họp do lãnh đạo Cục Khoa học công nghệ - Đào tạo, lãnh đạo Hội đồng Đạo đức nghiên cứu...