TP.HCM lập đội phản ứng nhanh, không cho vào chợ nếu thiếu khẩu trang
TP.HCM lập đội kiểm tra giãn cách xã hội tại các chợ, hoạt động từ khi mở cửa đến khi tan chợ; xử phạt và từ chối cho vào chợ nếu người dân không đeo khẩu trang.
Báo cáo tại buổi họp trực tuyến về tình hình phòng, chống Covid-19 với Thủ tướng chiều nay, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, dù kiểm soát dịch bệnh rất tốt, nhưng TP vẫn không lơ là, chủ quan trong thời gian tới.
Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong cho biết, TP lập các đội phản ứng nhanh chống dịch Covid-19 từ cấp TP đến cấp xã, kiểm soát 24/24 tại các chợ truyền thống. Ảnh: TL
“Tính từ ca nhiễm đầu tiên ngày 23/1, TP đã trải qua 100 ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh, với nhiều khó khăn và thử thách. Đây là dịch bệnh mới, chưa có thuốc điều trị, lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới, mọi thứ mới mẻ, lạ lẫm và chưa có tiền lệ, chỉ cần sai lệch một bước sẽ phải trả giá rất đắt và không thể làm lại”, lời ông Phong.
Theo ông Phong, tuy không còn ổ dịch cộng đồng nhưng vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Do đó, đi cùng các biện pháp tái khởi động lại các hoạt động kinh tế, TP sẽ tiếp tục tập trung vào các nội dung trọng tâm phòng, chống dịch, như: tổ chức lực lượng đội phản ứng nhanh cấp TP; 24 đội phản ứng nhanh cấp quận, huyện; 322 đội phản ứng nhanh các xã, phường và thị trấn để kiểm tra việc tuân thủ giãn cách xã hội.
Ngoài ra, TP sẽ bố trí lực lượng chức năng túc trực tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối từ lúc bắt đầu họp đến khi tan chợ, kiểm tra việc giãn cách xã hội, xử phạt và từ chối cho vào chợ nếu người dân không mang khẩu trang.
TP cũng tiến hành xử phạt hành vi không mang khẩu trang, thông qua hệ thống camera, qua đường dây nóng…
Bên cạnh đó, TP cũng đồng loạt triển khai lực lượng CSGT tại 24 quận, huyện để tuần tra việc chấp hành ATGT trong thời gian giãn cách xã hội. Tăng cường triển khai lực lượng cảnh sát cơ động đến các tuyến đường, khu vực trọng điểm; tuần tra xử lý lỗi vi phạm giao thông, kết hợp phát hiện hình sự.
Chủ tịch TP cũng nói rõ, đang chuẩn bị sẵn mọi điều kiện để đẩy mạnh việc phát triển kinh tế khi hết cách ly xã hội nhằm thực hiện mục tiêu kép.
Thực hiện mở dần một số hoạt động thiết yếu, ít nguy cơ lây nhiễm gắn với bộ tiêu chí kiểm soát dịch bệnh trong từng ngành, lĩnh vực trên cơ sở thận trọng, cân nhắc nhiều mặt; thí điểm, đánh giá đa chiều và triển khai từng bước sau đó mới nhân rộng.
Bộ tiêu chí an toàn cho trường học
Để chuẩn bị cho việc học sinh đi học lại, TP đang triển khai Bộ tiêu chí an toàn trong trường học, gắn với trách nhiệm của phụ huynh, nhà trường và học sinh cũng như chính quyền địa phương. Đảm bảo nguyên tắc triển khai từng bước an toàn, an tâm thì học sinh mới đi học trở lại.
Người đứng đầu chính quyền TP cho biết, thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 1/4 đến nay, cho thấy phần lớn người dân tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận người dân chủ quan lơ là; một số quán cà phê nhỏ đã bắt đầu bán lại, có 3 – 5 người dân tụ tập; xuất hiện các nhóm nhậu tự phát trên đường; các siêu thị, chợ truyền thống còn tập trung đông người; nhiều người dân tập thể dục không mang khẩu trang… Ngoài ra, đường phố ít người lưu thông dẫn đến hiện tượng lơ là, không tuân thủ giao thông.
TP đã chấn chỉnh, tăng cường lực lượng tuần tra nhắc nhở xử phạt những trường hợp có biểu hiện lơ là cũng như kiểm tra việc giãn cách xã hội ở các siêu thị, chợ truyền thống, chợ đầu mối.
Hồ Văn
Video đang HOT
Những thuốc nào, vắcxin nào triển vọng chống COVID-19?
Các nhà khoa học đang 'chạy đua' nghiên cứu thuốc và vắcxin chống COVID-19, trong đó có những sản phẩm sẵn có và sản phẩm mới.
Các nhà khoa học đang chạy đua nghiên cứu vắcxin và thuốc điều trị COVID-19 - Ảnh: AFP
Dưới đây là bài viết của 2 nhà khoa học Việt Nam hiện đang làm việc tại Mỹ gửi đến Tuổi Trẻ.
Các thuốc có sẵn có triển vọng
Hydroxychloroquine
Thuốc nhận được sự chú ý nhiều nhất trong thời gian gần đây là hydroxychloroquine. Đây là chất ức chế heme polymerase, hiện đang được dùng để trị nhiều bệnh khác nhau như: sốt rét, lupus và viêm khớp dạng thấp. Khởi đầu từ một nghiên cứu trên dòng tế bào người, hydroxychloroquine cùng với remdesivir cho thấy hoạt tính kháng SARS-CoV-2 hiệu quả.
Dữ kiện ban đầu từ một nghiên cứu trên 24 bệnh nhân do nhóm của giáo sư Raoult cho thấy hydroxychloroquine giảm số bệnh nhân dương tính COVID-19 còn 25%, so với 90% bệnh nhân đối chứng.
Nhiều bệnh viện tại Pháp và Mỹ đang bắt đầu sử dụng thuốc này trị COVID-19, tuy nhiên cũng có nhiều tranh cãi vì mẫu nghiên cứu nhỏ, chưa đủ bằng chứng và sức thuyết phục để FDA chấp nhận.
Nhiều thử nghiệm lâm sàng khác tại Trung Quốc đang được tiến hành, so sánh tác dụng của hydroxychloroquine với lopinavir/ritonavir và umifenovir, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020.
Remdesivir
Remdesivir là một chất ức chế nucleoside - thành phần vật liệu di truyền. Ban đầu remdesivir được phát triển để chống Ebola vì thuốc ức chế quá trình tổng hợp vật liệu di truyền của virus. Trên mô hình động vật, remdesivir ức chế virus corona trong hội chứng hô hấp cấp trung đông (MERS).
Một số thử nghiệm trên tế bào và báo cáo ca lâm sàng cho thấy kết quả chống COVID-19 rất đáng khích lệ của remdesivir. Chính phủ và các công ty của Mỹ đã tài trợ cho hai nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 của remdesivir; dự định sẽ hoàn thành vào tháng 5-2020.
Umefenovir
Umifenovir được chấp nhận ở Nga và Trung Quốc cho điều trị cúm mùa.
Favipiravir
Đây là thuốc kháng virus được chấp nhận trị cúm tại một số nước ngoài Mỹ. Tại Thái Lan, một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 2 đánh giá hiệu quả của thuốc này đang được tiến hành.
Lopinavir và ritonavir
Kết hợp thuốc lopinavir/ritonavir đang được sử dụng để điều vị virus gây suy giảm miễn dịch trên người (HIV).
Tocilizumab
Là một thuốc được phát triển để trị viêm khớp dạng thấp. Các bác sĩ Trung Quốc đã sử dụng thuốc để chống lại phản ứng viêm hệ thống thái quá là nguyên nhân dẫn đến suy cơ quan và chết ở bệnh nhân COVID-19.
Trong một thử nghiệm lâm sàng nhỏ, 19 trong số 20 bệnh nhân COVID-19 sử dụng Tocilizumab đã hồi phục và xuất viện.
Đa phần các thuốc trên, bao gồm hydroxychloroquin, umifenovir, lopinavir/ritonavir, và tocilizumab đã được hướng dẫn sử dụng tại Trung Quốc, tuy nhiên chúng chưa được FDA chấp nhận tại Mỹ. Vì tất cả thuốc đều có tác dụng phụ, việc sử dụng các thuốc này để trị COVID-19 cần tuân thủ hướng dẫn của cơ quan điều hành y tế.
Các pha trong thử nghiệm lâm sàng
Các loại vaccine đang phát triển chống COVID-19
Tìm một loại vaccine (vắcxin) cho COVID-19 đã trở thành ưu tiên y tế công cộng hiện nay. Các công ty dược phẩm và các nhà nghiên cứu trên cả nước đang tích cực làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên, quá trình tạo ra một loại vaccine khả thi là lâu dài và cũng gian khổ.
Hàng loạt các rào cản, đặc biệt là sự phê chuẩn của FDA có thể sẽ làm cho quy trình sản xuất vaccine ra thị trường lâu hơn. Mặc dù vậy, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang kêu gọi "tối giản hóa" các rào cản để thúc đẩy quá trình tìm kiếm vaccine.
Hiện có khoảng 35 công ty và viện nghiên cứu đang chạy đua tìm kiếm vaccine. Trong đó có 3 loại vaccine được các chuyên gia cho là gần nhất để thử nghiệm, phê duyệt và khả thi cho công chúng.
Vaccine mRNA-1273 của công ty Moderna
Ngày 16-3 vừa qua, Công ty Moderna ở Cambridge, Masachusetts, đã bắt đầu thử nghiệm mRNA-1273 ở giai đoạn I trên người tại Viện nghiên cứu sức khỏe Kaider Permanente Washington, Seattle. Cuộc thử nghiệm đã tiến hành trên 45 người tình nguyện khỏe mạnh tuổi từ 18 tới 55, và sẽ tiếp tục trong 6 tuần tới.
Vaccine này được phát triển bằng cách sử dụng một phần của trình tự di truyền COVID-19 được gọi tắt là mRNA hay RNA thông tin. Vaccine truyền thống sử dụng chính virus đó để tạo ra vaccine, trong khi mRNA-1273 của công ty Moderna tạo ra một chuỗi mã di truyền của virus.
Vaccine được thiết kế để định hướng các tế bào của cơ thể tạo ra một loại kháng thể (hay còn gọi là một loại protein chống virus) nhằm thúc đẩy mạnh mẽ phản ứng miễn dịch. Các cuộc thử nghiệm trước đó trên động vật đều cho kết quả hứa hẹn.
Vaccine Regeneron REGN3048-3051
Công ty dược phẩm Regeneron của Tarrytown, New York, đang nghiên cứu một phương pháp điều trị bằng kháng thể sử dụng chính virus gây bệnh COVID-19. Công ty đã tiến hành biến đổi gen trên chuột để có hệ thống miễn dịch của con người, sau đó phơi nhiễm chúng với một phần của virus. Những con chuột này sau đó xây dựng các kháng thể để chống lại virus.
Các nhà khoa học đã phân lập được kháng thể, cũng như kháng thể từ người đã phục hồi từ COVID-19, và họ sẽ chọn hai kháng thể hàng đầu để tạo ra một loại cocktail được tiêm vào bệnh nhân. Hai kháng thể này sẽ nhắm mục tiêu tới các phần khác nhau của virus và có thể giúp chống lại nhiều biến thể của virus.
Về lý thuyết, điều đó có nghĩa là thuốc vẫn có thể có hiệu quả nếu virus biến đổi. Tất cả các coronavirus đều có một protein gọi là protein gai trên bề mặt tế bào virus, liên kết virus với tế bào vật chủ. Thuốc này nhằm mục đích nhắm đến protein tăng đột biến để ngăn chặn nó tương tác với tế bào vật chủ và do đó vô hiệu hóa virus.
Thuốc của Regeneron có thể được dùng để điều trị cho những người đã bị nhiễm bệnh, nhưng theo công ty, nó cũng có thể được sử dụng như một biến pháp phòng ngừa cho người khỏe mạnh giống như vắcxin. Những loại thuốc này vì vậy đôi khi được gọi là vắcxin "thụ động". Công ty hi vọng sẽ có sẵn liều thuốc coronavirus để thử nghiệm trên người vào đầu mùa hè.
Vắcxin INO-4800 của Inovio
Công ty dược phẩm Inovio của Plymouth, Pennsylvania đang sử dụng một cách tiếp cận tương tự như Moderna để phát triển một loại vắcxin bằng cách mô hình hóa trình tự của virus.
Ba giờ sau khi Trung Quốc công bố trực tuyến chuỗi virus, Inovio đã phát triển INO-4800 này. Inovio đã gọi nó là thuốc ADN, được tạo thành từ các plasmid ADN tối ưu hóa.
Đây là những vòng tròn nhỏ của chuỗi ADN kép được tổ chức lại bằng công nghệ giải trình tự máy tính và được thiết kế để tạo ra một phản ứng miễn dịch cụ thể trong cơ thể.
Inovio đã phát triển một loại vắcxin sử dụng phương pháp này cho MERS, một loại virus corona khác (đang trong giai đoạn II của thử nghiệm).
Công ty đã bắt đầu thử nghiệm tiền lâm sàng vaccine COVID-19 ở động vật và cho thấy phản ứng miễn dịch như mong muốn. Công ty cũng hi vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người từ tháng 4-2020 trên 30 người khỏe mạnh.
PHẠM ĐỨC HÙNG - BẠCH ĐỨC HIỆP (từ Mỹ)
Mỹ thêm 4 ca tử vong, phó tổng thống vẫn tin nguy cơ dịch bệnh thấp "Vaccine có thể đến vào khoảng cuối năm nay hoặc đầu năm sau mới có, tuy nhiên các phương pháp trị liệu giảm bệnh tình cho người nhiễm virus corona có thể đến mùa hè hoặc đầu thu là áp dụng được", Phó tổng thống Mike Pence tuyên bố tại buổi họp báo ngày 2/3. Ông cũng nhấn mạnh nguy cơ từ Covid-19...