TP.HCM: Lập cơ sở cách ly tập trung cho các đối tượng F0 tại các quận, huyện
Ngày 23/7, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản ban hành quyết định thành lập cơ sở cách ly tập trung cho từng đối tượng F0 các quận, huyện, phường, xã.
Sở Y tế cho biết, cơ sở cách ly này gồm 1 ban quản lý và ít nhất 3 tổ gồm: tổ chuyên môn, hậu cần và tổ an ninh trật tự.
Các cơ sở cách ly có chức năng theo dõi và chăm sóc sức khoẻ các trường hợp F0 không có triệu chứng và xử lý ban đầu các trường hợp F0 có triệu chứng trước khi chuyển đến các bệnh viện điều trị COVID-19.
Trung tâm Y tế và bệnh viện quận, huyện, TP Thủ Đức sẽ phối hợp tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận, huyện, TP Thủ Đức tổ chức và quản lý hoạt động cơ sở cách ly.
Vận chuyển F0 tại một BV điều trị COVID-19. Ảnh: H.T
Các cơ sở cách ly người F0 sẽ huy động nguồn lực y tế tư nhân, nhân viên y tế đã nghỉ hưu trên địa bàn tham gia hoạt động của cơ sở cách ly.
Nhân sự của tổ chuyên môn bao gồm các bác sĩ, điều dưỡng với số lượng phù hợp với quy mô của cơ sở. Những nhân sự này từ nguồn lực của các bệnh viện quận, huyện, Trung tâm Y tế và nguồn nhân lực tăng cường do Sở Y tế điều động. Dự kiến 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng chăm sóc theo dõi cho mỗi 50-100 trường hợp F0.
Trong giai đoạn đầu đi vào hoạt đông, các bệnh viện quận huyện trên địa bàn chịu trách nhiệm tạm ứng thuốc cho cơ sở cách ly.
Về bình oxy, cơ sở cách ly cần ít nhất 5-10 bình để có thể cho nhiều người bệnh cùng thở 1 lúc trong khi chờ chuyển người bệnh đến bệnh viện.
Trong thời gian chờ chuyển người bệnh có triệu chứng đến các bệnh viện điều trị COVID-19 phải dùng thuốc kháng viêm, kháng đông dự phòng theo hướng dân của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng lâm sáng, thời gian cách ly tập trung là 7 ngày nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 7 âm tính hoặc dương tính với hàm lượng virus nhỏ hơn hoặc bằng 30.
Đối với các trường hợp F0 mới phát hiện và không có triệu chứng lâm sàng: xem xét cách ly tại nhà nếu kết quản xét nghiệm RT-PCR có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 30 và hội đủ các điều kiện theo quy định.
Chi phí bữa ăn 80.000 đồng/người/ngày, chi phí sinh hoạt là 40.000 đồng/người/ngày. Các cơ sở cách ly cần trang bị thêm các vật dụng cần thiết như: nước nóng, mền, gối, wifi… để tạo sự an tâm và thoải mái cho người cách ly.
Hàng loạt địa phương cách ly tập trung người về từ TP.HCM
Khi TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16, hàng nghìn người dân đã rời TP để trở về địa phương. Các tỉnh, thành miền Tây, miền Trung ra quy định cách ly tập trung người về từ vùng dịch.
Bộ Y tế vừa ra thông báo yêu cầu các tỉnh, thành phố cách ly tại nhà 7 ngày với người trở về từ TP.HCM, đồng thời người dân phải có 3 lần xét nghiệm SARS-CoV-2 trong một tuần cách ly.
Thông báo được đưa ra sau khi tình hình dịch bệnh tại TP.HCM diễn biến phức tạp. Căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa bàn, nhiều tỉnh, thành miền Trung và miền Tây đã ra quyết định cách ly 21 ngày với người trở về từ TP.HCM.
Test nhanh, khai báo y tế trước khi vào địa phương
9h ngày 9/7, nhiều chiến sĩ CSGT, thanh tra giao thông và nhân viên tế tại chốt kiểm soát y tế ở đèo Bình Đê, xã Phổ Châu, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi (khu vực giáp ranh Quảng Ngãi và Bình Định) tất bật hướng dẫn tài xế tấp vào lề để kiểm tra giấy tờ và đo nhiệt độ.
Gần chốt kiểm tra, hàng chục ôtô xếp hàng, các tài xế lần lượt được hướng dẫn khia báo y tế và lấy mẫu để kiểm tra nhanh nCoV.
Chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến quốc lộ 1, ở đèo Bình Đê, xã Phổ Châu, thị xã Đức Phổ. Ảnh: Minh Hoàng.
Khi phát hiện ai đó về từ các vùng dịch hoặc TP.HCM, những người tại chốt kiểm tra ngay lập tức yêu cầu họ khai báo y tế và lấy mẫu test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.
"Hai ngày qua, có vài trường hợp đi ôtô từ vùng dịch ở các tỉnh Bình Dương, TP.HCM về Quảng Ngãi, số lượng không nhiều. Trường hợp dương tính nCoV thì cho xe chuyển đến bệnh viện điều trị. Người nào quả âm tính thì đưa thẳng về các khu cách tập trung; còn ôtô để tại chốt người nhà đến đưa về", lãnh đạo Trạm CSGT Đức Phổ nói.
Trao đổi với Zing , Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết tất cả người dân từ vùng dịch về địa phương phải thực hiện cách ly y tế có thu phí. Cụ thể, người về từ TP.HCM, tỉnh Bình Dương và các địa phương có dịch vào địa bàn Quảng Ngãi phải có xét nghiệm âm tính với nCoV trong vòng 48 giờ kể từ khi được lấy mẫu và phải cách ly 21 ngày có trả phí.
Tại ga Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam ), số lượng hành khách từ các tàu xuống thưa thớt và được lực lượng công an hướng dẫn khai báo y tế, chia thành 2 luồng. Những người về từ TP.HCM được hướng dẫn ngồi chờ tại một khu vực riêng và đưa đi cách ly tập trung. Khách về từ địa phương khác được hướng dẫn khai báo y tế.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho rằng địa phương quyết liệt trong việc kiểm soát người về từ vừng dịch. Tuy nhiên cần phải tính phương án phân loại, có trường hợp thực hiện cách ly tại nhà nhưng có những người phải cách ly tập trung.
Trong khi đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Định yêu cầu các ngành, địa phương chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly tập trung, bảo đảm đủ điều kiện cần thiết để tiếp nhận, cách ly người tiếp xúc gần với ca bệnh, đón người Bình Định từ TP.HCM về.
Từ 0h ngày 9/7, tỉnh Bình Định áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung đối với người về Bình Định từ vùng dịch nếu được xác định là F1. Các trường hợp còn lại áp dụng biện pháp cách ly tại nhà 14 ngày.
Người về tại ga Tam Kỳ phải khai báo y tế, nếu ai về từ TP.HCM được đưa đi cách ly tập trung. Ảnh: Thanh Đức.
Hơn 13h ngày 9/7, ở chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại xã Cam Thịnh Đông (TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa ), lực lượng CSGT tận tình hướng dẫn lái xe vào chốt để khai báo y tế, đo thân nhiệt và thực hiện các biện pháp phòng dịch.
Khi người dân vào khu vực khai báo, chị Nguyễn Thị Hoài Vy, nhân viên y tế nhanh chóng đo thân nhiệt. Trường hợp nào bất thường sẽ được đưa vào khu riêng biệt để theo dõi khoảng 15 phút. Nếu qua điều tra dịch tễ, người dân có liên quan đến ca bệnh trong cả nước thì lập tức đưa đi cách ly tập trung.
Qua danh sách ghi lại tại chốt, chỉ từ 9h đến 13h đã có hơn 200 tài xế, khách đi qua đây được kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế. Theo chỉ huy chốt kiểm soát dịch, đa phần là tài xế dường dài đi ra các tỉnh miền Bắc Trung Bộ và miền Bắc, rất ít xe về Khánh Hòa.
"Hầu hết người Khánh Hòa ở TP.HCM là sinh viên nên các em đã về cách đây 10 ngày theo lịch của các trường đại học", đại diện chốt kiểm dịch cho hay.
Miền Tây cách ly 21 ngày người về từ TP.HCM
Sáng 9/7, lực lượng phòng, chống Covid-19 của huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng , tiếp tục bám chốt cửa ngõ trên quốc lộ 1 dù trời mưa to. Theo chỉ đạo của UBND huyện Châu Thành, tất cả những từ TP.HCM về quê được hướng dẫn vào khu vực kiểm tra nhanh và đưa vào khu cách ly tập trung.
Tài xế xe đường dài được hướng dẫn làm thủ tục khai báo y tế tại chốt kiểm dịch Cam Thịnh Đông. Ảnh: An Bình .
Tại chốt kiểm dịch TP Sóc Trăng, tất cả tài xế ngoài tỉnh phải dừng lại để xuất trình giấy tờ theo quy định. Nếu muốn vào tỉnh thì phải có giấy xác nhận âm tính với nCoV.
Nói với Zing , Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân cho biết đến sáng 9/7, địa phương này đón nhận trên 1.100 người về quê từ TP.HCM. Cơ quan chức năng đã đưa 58 người vào khu cách ly tập trung.
Theo ông Quân, từ 0h ngày 9/7, tất cả công dân khi về hoặc đến tỉnh Cà Mau phải cung cấp kết quả xét nghiêm âm tính với nCoV trong vòng 3 ngày gần nhất. Những người không có sẽ phải qua khâu kiểm tra nhanh và tự trả phí.
Giảm phát tán, giảm nguồn lây, giảm yếu tố nguy cơ để kiểm soát dịch tại TP.HCM Hơn 6.900 trường hợp mắc COVID-19 đã được ghi nhận, ngành y tế TP.HCM cho rằng để kiểm soát dịch bệnh cần có những biện pháp quyết liệt bao gồm giảm sự phát tán nhanh của mầm bệnh, loại bỏ (làm giảm) nguồn lây trong cộng đồng và làm giảm yếu tố nguy cơ để dịch bệnh phát tán nhanh. Theo thông tin...