TPHCM: Lao cực nhanh, xe tải tông bay xe khách, nhiều người vào cấp cứu
Hàng chục hành khách bị thương nặng khi chiếc xe tải hất tung xe khách trên Quốc lộ 1A (đoạn dưới gầm cầu vượt đường cao tốc Trung Lương, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh – TPHCM) lúc 16 giờ ngày 9-5.
Xe khách BKS 51B-045.06 (chưa rõ danh tính tài xế) chở đầy hành khách chạy trên Quốc lộ 1A tuyến Gò Công (Tiền Giang) lên TPHCM. Khi đi đến địa điểm trên, xe tải BKS 63L-8609 (chưa rõ người điều khiển) chạy hướng Nguyễn Văn Linh qua Quốc lộ 1A với tốc độ cực nhanh đã tông cực mạnh vào hông xe khách.
Chiếc xe khách bị tông văng trúng xe máy đậu ven đường
Xe tải cũng bị hư hỏng phần đầu
Cú tông khiến chiếc xe khách loạng choạng và tông vào một xe máy đậu ven đường, khiến người đi xe máy văng lên hơn 2 m, té đập đầu xuống đường bất tỉnh.
Anh Lê Minh Tuấn (30 tuổi, quê Vĩnh Long – người thoát nạn) vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại: “Lúc đó, tôi và mọi người đang ngủ thì nghe tiếng rầm rầm, chưa biết chuyện gì xảy ra thì tôi thấy mình bị rớt khỏi ghế và kẹt cứng trong gầm ghế. Sau đó là tiếng la hét, kêu cứua hành khách trong xe, ai nấy cũng dính bê bết máu”.
Ngay sau đó, một số bác tài xe ôm và người dân đã dùng cây đập bể kính hông xe để giải thoát các nạn nhân, đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Bình Chánh.
Tại hiện trường, chiếc xe khách nằm lật ngang đường, bị biến dạng phần hông, kí vỡ vụn văng tứ tung trên đường, dầu nhớt đổ tràn. Xe tải cũng bị bể kí và biến dạng phần đầu.
Ngay sau đó, lực lượng công an, dân phòng địa phương đã nhanh chóng đến hiện trường điều tiết giao thông.
Video đang HOT
Một hành khách bị thương được đưa đi cấp cứu
Danh sách 13 nạn nhân cấp cứu tại bệnh viện huyện Bình Chánh:
1. Nguyễn Minh Tuân (30 tuổi, quê Vĩnh Long)
2. Nguyễn Văn Thọ (SN 1958)
3. Nguyễn Hoài Vũ (SN 1973, Sóc Trăng)
4. Nguyễn Minh Diệp (SN 1990, Vĩnh Long)
5. Nguyễn Thị Hồng Thúy (SN 1990, Tiền Giang)
6. Nguyễn Văn Quý (SN 1969, Tiền Giang)
7. Nguyễn Minh Điền (SN 1983, Vĩnh Long)
8. Nguyễn Minh Hùng (SN 1983, Đồng Tháp)
9. Huỳnh Văn Luông (SN 1982, Bình Dương)
10. Trương Thị Điển (SN 1954, Tiền Giang)
11. Phan Văn Phố (SN 1987, Đồng Tháp)
12. Phạm Đăng Khoa (SN 2008, Bình Chánh – TPHCM)
Trong đó một người chưa biết danh tính. Các nạn nhân trên nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nặng, có hai trường hợp nguy kịch.
Theo NLD
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương: Vắng xe bất thường
So với ngày đầu tiên, sáng 26-2 số phương tiện qua trạm thu phí để vào đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương giảm đến mức kinh ngạc. Ngay cả nhân viên thu phí và lãnh đạo Trung tâm Quản lý đường cao tốc đều thốt lên: "Sao kỳ vậy?".
Lúc 12g ngày 26-2, trạm thu phí đường cao tốc tại Thân Cửu Nghĩa (Tiền Giang) vắng xe - Ảnh: Vân trường
Trong khi đó, phía quốc lộ 1A đoạn TP.HCM - Tiền Giang không còn cảnh thông thoáng như trước đây. Ôtô nối đuôi nhau san sát, "bò" trung bình 50km/giờ. Rất đông xe tải, xe khách, xe container chạy trên đường này. Đây là điều ít thấy từ khi đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đưa vào hoạt động.
Ít xe tải, xe container
Sáng, khi ba trụ phát thẻ tự động ở trạm Thân Cửu Nghĩa (Tiền Giang) đều hoạt động tốt, thời gian xe dừng tại trạm chỉ chừng 5 giây. Lúc này gần như không có tình trạng xe dừng xếp hàng chờ đến lượt nhận thẻ. Có khi trước trạm thu phí không có xe nào. Rất nhiều lần chúng tôi ghi nhận trong 1-2 phút không có xe nào vào khu vực trạm thu phí. Phần lớn xe vào đường cao tốc là ôtô 16 chỗ trở xuống. Lượng xe khách trên 30 ghế và xe tải, xe container rất ít.
Khoảng 12g, hai máy phát thẻ tự động đột nhiên bị sự cố. Nhân viên phải phát thẻ bằng phương thức thủ công mất 10-15 giây/xe, lúc này mới thấy có chuyện 3-4 xe chờ trước trạm thu phí.
Ở khu vực thu phí đầu ra cũng vậy, gần như không có chuyện ùn ứ chờ tính tiền.
Ông Nguyễn Văn Phòng, phó tổng giám đốc Tổng công ty Cửu Long, xác nhận lượng xe lưu thông trên đường cao tốc ngày 26-2 giảm 40-50% so với trước khi thu phí. Nguyên nhân một phần là tài xế chuyển qua quốc lộ 1A và do ngày chủ nhật xe ít. "Sang ngày 27-2 chắc chắn lượng xe đi đường cao tốc tăng trở lại" - ông Phòng dự đoán.
Theo ông Phòng, ngày 26-2 Tổng công ty Cửu Long đã đếm lượng ôtô lưu thông trên quốc lộ 1A từ TP.HCM đi Tiền Giang. Thống kê sơ bộ trong ngày có hơn 10.000 phương tiện lưu thông trên đường này, tăng hơn 3.000 phương tiện so với trước khi thu phí đường cao tốc. Đơn vị này sẽ đếm liên tục hai ngày đêm để xác định tương đối chính xác số lượng phương tiện không đi đường cao tốc và chuyển sang lưu thông trên quốc lộ 1A.
Ông Phòng còn cho biết Bộ GTVT vừa thông báo Thủ tướng Chính phủ đã cho phép xây dựng trạm thu phí trên quốc lộ 1A để hỗ trợ thu phí đường cao tốc. Ngay trong tuần này, Tổng công ty Cửu Long sẽ làm việc với UBND tỉnh Long An về việc giải phóng mặt bằng, xây dựng ngay trạm thu phí tại km1953 200 (thuộc phường Khánh Hậu và Tân Khánh, TP Tân An - giáp ranh tỉnh Long An và Tiền Giang). Theo quy định hiện hành, trạm thu phí trên quốc lộ 1A sẽ bán vé "quốc lộ lượt" mệnh giá 10.000 đồng/vé/ôtô dưới 10 chỗ, tức bằng 25% phí đường cao tốc.
Vá xe chui trên đường cao tốc
Theo phản ảnh của nhiều tài xế, khi gặp sự cố nổ vỏ trên đường cao tốc, họ phải nhờ người quen gọi các đội vá xe lưu động đến và bị "chém" không thương tiếc: 600.000-1 triệu đồng/lần. "Ngoài chuyện phí cao, tài xế ngại vào đường cao tốc còn do bị "chặt chém" khi xảy ra sự cố" - một tài xế nói.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, trên tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương có ít nhất ba xe chuyên vá, thay vỏ lưu động. Một xe của doanh nghiệp Minh Hiếu ở phía trạm thu phí Thân Cửu Nghĩa (Tiền Giang); một xe 12 chỗ ngồi vá lưu động khu vực Long An và một xe tải loại 1,2 tấn ở phía Chợ Đệm (TP.HCM), cả hai xe này đều không rõ chủ.
Ông Trần Minh Vương, chủ doanh nghiệp Minh Hiếu, nói xe vá vỏ lưu động của ông có liên kết với Cứu hộ Sài Gòn. Giá vá vỏ xe hoặc thay vỏ từ 1-3 cái là 400.000 đồng. Trong đó, chi phí miếng vá nhập từ Mỹ hết 180.000 đồng, keo dán của Nhật 100.000 đồng/hộp. Ngoài ra còn tiền vé của xe vào/ra đường cao tốc hai lượt. Tính ra mỗi lần đi vá lưu động, đội xe (ba người) chỉ lời 40.000-50.000 đồng.
Theo phản ảnh của một số tài xế, họ phải trả tiền vá hoặc thay vỏ từ 600.000 đồng trở lên, các tài xế cũng không biết đơn vị nào vá vì trên xe không ghi địa chỉ. Còn miếng vá vỏ xe, theo miêu tả, nhỏ xíu như miếng vá xe gắn máy. Nhiều xe sau khi vá vỏ xong chừng 1-2 ngày thì vỏ xe tiếp tục xẹp.
Ông Trần Hậu Ninh, giám đốc Trung tâm Quản lý đường cao tốc, nói trung tâm có quy định không cho bất cứ xe vá lưu động nào vào đường cao tốc. Việc tổ chức vá xe, thay vỏ xe trên đường không chỉ nguy hiểm mà còn làm hư hỏng mặt đường do dùng con đội nâng xe lên. Nếu đội tuần tra đường cao tốc phát hiện vá xe lưu động sẽ gọi đội 5 Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt đến để xử lý.
Ông Ninh khuyến cáo: "Nếu gặp sự cố trên đường cao tốc, kể cả nổ vỏ, thủng vỏ thì tài xế hãy gọi cho đường dây nóng của trung tâm (0733.936274). Số điện thoại được ghi rất nhiều trên bảng chỉ dẫn dọc đường cao tốc. Khi đó xe cứu hộ của trung tâm sẽ đến đưa xe bị sự cố ra khỏi đường cao tốc miễn phí".
Khó bấm thẻ tại trạm thu phí
"Cột bấm thẻ tại trạm thu phí của đường cao tốc nằm quá xa so với tầm với tay của tài xế khiến việc bấm lấy thẻ từ khó khăn" - bạn đọc Võ Văn Gừng phản ảnh ngày 26-2.
Theo anh Gừng, khi chạy vào làn đường trong trạm thu phí, tài xế phải đậu xe cách mép gờ bêtông ít nhất 30cm. Cộng thêm khoảng cách từ mép gờ bêtông vào nút bấm thẻ khoảng 30cm, tay tài xế không thể với tới nút bấm trừ khi nhoài người ra khỏi cửa xe. "Tôi cao 1,75m, sải tay tôi khá dài nhưng mỗi lần qua trạm thu phí tôi phải nhoài người ra để bấm nút nhấn thẻ từ. Như vậy sẽ rất mất thời gian và gây khó khăn cho tài xế" - anh Gừng cho biết.
Ông Nguyễn Văn Phòng - phó tổng giám đốc Cửu Long CIPM - cho biết trong những ngày đầu thu phí, công ty cũng đã ghi nhận một số trường hợp tài xế gặp khó khăn trong việc nhấn nút lấy thẻ từ. "Trước mắt chúng tôi tạm thời hướng dẫn tài xế đậu xe sát vào cột bấm thẻ, về lâu dài chúng tôi sẽ tiếp tục có những điều chỉnh cụ thể giúp tài xế thuận lợi hơn trong việc bấm nút và nhận thẻ" - ông Phòng nói.
Theo Tuổi Trẻ
Cao tốc gần 1.000 tỷ nhức mắt như đường làng Sau khi Bộ GTVT thanh kiểm tra sự cố hư hỏng mặt đường, hiện tình trạng cao tốc TP.HCM - Trung Lương vẫn đang vô cùng thê thảm. Dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 6.500 tỷ đồng, nhưng sau điều chỉnh lên gần 9.900 tỷ đồng, tăng thêm hơn 3.000 tỷ đồng. Đây...