TP.HCM: Lần đầu tiên dùng xe máy cấp cứu bệnh nhân
Đây được coi là mô hình mới nhất tại Việt Nam khi lần đầu tiên áp dụng thiết bị chuyên dụng để phát tín hiệu cấp cứu thay vì gọi số điện thoại như cũ.
Bằng một thiết vị định vị vị trí bệnh nhân, chỉ cần khi nhận được tín hiệu, những chiếc xe với đầy đủ các thiết bị y tế và thuốc cơ bản cần thiết sẽ đến hiện trường và xử lý sơ cứu, sau đó tùy mức độ nặng nhẹ của ca bệnh mà bệnh nhân sẽ được điều trị chuyên sâu hơn. Thiết bị có chức năng định vị nên khi phát tín hiệu, tổng đài điều hành trung tâm sẽ xác định được vị trí và điều động xe cấp cứu gần nhất đến hỗ trợ.
TS.BS Lê Trường Giang , Giám đốc Trung tâm cấp cứu Vạn Khang SOS cho biết: “Ngoài ô tô cấp cứu được trang bị các thiết bị cần thiết, Trung tâm cấp cứu Vạn Khang SOS còn sử dụng xe máy được trang bị bình ôxy, máy hút đờm, máy điện tim, bộ đặt nội khí quản… cùng một bác sĩ và một điều dưỡng nhằm có mặt tại hiện trường sớm nhất để cấp cứu người bệnh, nhất là trong tình trạng giao thông ùn tắc hoặc trong các hẻm nhỏ”.
Theo thống kê của ngành y tế thành phố, chỉ có chưa đến 1% người bệnh vào cấp cứu bằng phương tiện cấp cứu của ngành y tế nên không đảm bảo kịp thời và an toàn cho bệnh nhân, nhiều trường hợp đã tử vong trên đường cấp cứu hoặc bị di chứng suốt đời do vận chuyển không đúng kỹ thuật.
TS.BS Lê Trường Giang cho biết thêm: “Trung tâm đã liên kết hợp tác với tổ chức cấp cứu Nhật Bản JPR, các bệnh viện lớn như Nguyễn Tri Phương, Thống Nhất, Trưng Vương, Nhân dân Gia Định… để hỗ trợ lẫn nhau cả về phương tiện và lực lượng cấp cứu”.
Video đang HOT
Bước đầu, Trung tâm cấp cứu này sẽ được triển khai trên tất cả các quận huyện trên toàn thành phố. Hiện trung tâm cấp cứu có khoảng 50 bác sĩ và nhân viên y tếhoạt động 24/24h. Trung tâm cấp cứu bằng phương tiện xe máy sẽ góp phần cùng hệ thống cấp cứu hiện có để phục vụ tốt và hiệu quả hơn, an toàn hơn cho người bệnh.
Theo_VTV
Phạt lãi trên lãi: ngân hàng chưa hiểu đúng?
Trong hầu hết các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng, phía ngân hàng đều yêu cầu lãi phạt chậm trả nhưng không nhiều trường hợp được chấp nhận.
Mới đây, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Làm ăn thua lỗ, công ty không thanh toán được khoản vay nợ, do đó, ngân hàng đã khởi kiện đề nghị Tòa án buộc doanh nghiệp phải thanh toán nợ gốc 12,6 tỷ đồng, lãi trong hạn hơn 400 triệu đồng, lãi quá hạn là hơn 11 tỷ đồng và lãi phạt chậm trả là 405 triệu đồng.
Tòa cấp sơ thẩm tuyên đồng ý phần lãi trong hạn, quá hạn và bác bỏ khoản lãi phạt chậm trả. Ngân hàng tiếp tục kháng cáo lên tòa phúc thẩm yêu cầu Tòa án tuyên buộc doanh nghiệp phải trả khoản phạt chậm trả. Theo ngân hàng, đây là thỏa thuận tự nguyện giữa hai bên.
Một trường hợp khác, ngân hàng cho cá nhân vay tiền và hợp đồng tín dụng có quy định khoản lãi phạt chậm trả. Tòa sơ thẩm đã đồng ý song cấp phúc thẩm nhận định khoản phạt này là không phù hợp.
"Phạt chậm trả được coi là lãi trên lãi và pháp luật không cho phép điều này. Ngân hàng cần áp dụng luật cho đúng".
Trong các vụ tranh chấp tương tự, ngân hàng viện dẫn quy định tại Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN cho rằng pháp luật cho phép áp dụng đồng thời lãi trong hạn, lãi quá hạn và lãi phạt chậm thanh toán. Theo đó, Khoản 4, Điều 1, Quyết định 127 quy định: "Đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn... việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thoả thuận trên cơ sở quy định của pháp luật".
Tuy nhiên, quan điểm này của ngân hàng không phải lúc nào cũng được chấp nhận. Trong một phiên tòa, thẩm phán chủ tọa từng nhận xét rằng, phía ngân hàng không nhìn nhận vấn đề tổng thể dẫn đến thỏa thuận không chuẩn xác. Bộ luật Dân sự chỉ quy định lãi trong hạn và lãi quá hạn được tính bằng 150% lãi trong hạn. Và lãi này được coi là phạt.
"Phạt chậm trả được coi là lãi trên lãi và pháp luật không cho phép điều này. Ngân hàng cần áp dụng luật cho đúng", vị thẩm phán này nói.
Theo luật sư Nguyễn Văn Thái (Công ty Luật Bross và Cộng sự), trong tranh chấp tín dụng, thường có 3 khái niệm được đề cập gồm phạt vi phạm hợp đồng, lãi quá hạn và lãi phạt chậm trả.
Về lãi quá hạn, Điều 11 Quy chế cho vay 1627/2001/QĐ-NHNN quy định mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do ngân hàng thỏa thuận hoặc ấn định với khách hàng, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn. Thông thường, khi khoản vay quá hạn, ngân hàng đều áp dụng mức cao nhất, theo đó, lãi quá hạn bằng 150% lãi trong hạn.
Bên cạnh đó, khi khoản nợ quá hạn, khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo cam kết trong hợp đồng, ngân hàng có quyền phạt vi phạm hợp đồng. Luật sư Nguyễn Văn Thái cho rằng phạt vi phạm hợp đồng không phải là tiền lãi mà là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận và không quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm (theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại).
Tuy nhiên, các hợp đồng tín dụng thường không có quy định về phạt vi phạm hợp đồng. Nếu trong hợp đồng tín dụng có quy định: "Trường hợp, khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán, ngoài việc phải trả nợ gốc, lãi phát sinh thì còn phải chịu phạt vi phạm hợp đồng", thì đương nhiên ngân hàng được quyền đưa ra yêu cầu.
Về lãi phạt chậm trả, luật sư Nguyễn Văn Thái cho rằng, ngân hàng đang nhầm lẫn khái niệm. Theo Quy chế 1627 về cho vay của các tổ chức tín dụng thì đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thoả thuận trên cơ sở quy định của pháp luật (Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 127). Như vậy, pháp luật không có quy định cho áp dụng lãi phạt chậm trả độc lập với lãi quá hạn, mà quy định cho phép áp dụng phạt chậm trả tương ứng với quy định về phạt vi phạm hợp đồng.
Khi cho vay, ngân hàng được quyền áp dụng lãi trong hạn (chỉ áp dụng trong thời hạn vay) và lãi quá hạn (khi đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hạn quy định) và không cho phép áp dụng thêm một loại lãi nào khác trùng với thời gian đã áp dụng 1 trong 2 loại lãi nói trên. Còn phạt vi phạm là một hình thức chế tài áp dụng đối với một trong các bên vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Nhiều trường hợp, các ngân hàng hiểu nhầm phạt vi phạm với lãi phạt chậm thanh toán là không chính xác và tòa án bác yêu cầu do lãi chồng lãi là có cơ sở.
Bùi Trang - Đỗ Mến
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phát triển ngành dịch vụ Logistics Ngày 31-12 tới đây, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức hình thành và ngành dịch vụ Logistics (dịch vụ kho bãi vận tải) được coi là "xương sống" của hoạt động thương mại giữa các thành viên trong cộng đồng. Xếp dỡ hàng hóa tại cảng Cát Lái. Là "đầu tàu" kinh tế của đất nước, phát triển ngành dịch...