TP.HCM: Lại tiếp diễn 1 vụ người TQ xem mặt tuyển vợ
Liên tiếp trong thời gian gần đây công an TP.HCM đã bắt nhiều vụ người Trung Quốc xem mặt tuyển vợ và ngày 30/6 thêm 1 vụ nữa được khám phá.
Chiều 1/7 nguồn tin từ đội 5, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) công an TP.HCM cho biết, cơ quan này vừa chuyển hồ sơ và 5 đối tượng liên quan đến một vụ môi giới hôn nhân trái phép cho công an quận 10 lập hồ sơ xử lý.
Trong thời gian gần đây, nhiều người đàn ông Trung Quốc sang Việt Nam xem mặt, tuyển vợ trái phép bị bắt quả tang.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 12h30′ trưa 30/6 các trinh sát của công an TP.HCM đã bất ngờ ập vào ngôi nhà số 377/11 đường Nguyễn Tri Phương, P.5, Q.10. Tại địa điểm này cơ quan công an bắt quả tang 6 người có mắt, đang tổ chức một buổi xem mặt tuyển vợ trái phép.
Qua đấu tranh khai thác, cơ quan công a xác định, tổ chức buổi xem mặt tuyển vợ nói trên là Huỳnh Thị Bích Hợp (SN 1971, ngụ đường Âu Cơ, P.14, Q.11, TP.HCM). Được biết Hợp hành nghề môi giới hôn nhân từ năm 2010 đến nay.
Theo đó mỗi cô gái Việt Nam được Hợp tác hợp thành công cho chú rể người Trung Quốc, Đài Loan thì bà trùm này sẽ lấy 1.800 USD từ phía người tuyển vợ. Số tiền này sau khi trừ các khoản chi phí như: giấy tờ xuất cảnh của cô dâu, tiệc cưới… còn lại thì Hợp bỏ túi.
Video đang HOT
Riêng mỗi cô gái khi lấy được chồng để chuẩn bị có giấc mơ đổi đời thì cũng phải có nghĩa vũ chung chi cho Hợp 5 triệu đồng/trường hợp. Số tiền này, Hợp chia lại cho các điểm nuôi gái 1,5 triệu đồng/trường hợp, còn lại thì Hợp hưởng.
Hợp được xác định là người có tiếng tăm trong lĩnh vực môi giới hôn nhân trái phép cho người Trung Quốc, Đài Loan lấy vợ Việt, mặc dù thâm niên trong nghề cũng chỉ gần 2 năm.
Theo yêu cầu của Hợp, sáng 30/6, Lê Văn Phúc (SN 1961, ngụ đường Nguyễn Tất Thành, P.18, Q.4, TP.HCM) điều động 3 cô gái từ 19 đến 22 tuổi, quê tại Sóc Trăng, Cần Thơ và Tây Ninh đến ngôi nhà nói trên cho chú rể Zhang zhen (SN 1983, người Trung Quốc) xem mặt tuyển chọn. Cuộc thi tuyển đang diễn ra thì bị cơ quan công an ập vào bắt giữ.
Theo VietNamNet
Mắc tội vì giúp người khác "lấy chồng ngoại"
Bị cáo liên tục quay mặt nhìn ra cửa mỗi khi nhác thấy bóng người. Nhưng cuối cùng, đã không có một người thân, họ hàng thân thích nào đến chia sẻ cùng bị cáo. Không khí vắng lặng của phiên tòa càng được tô đậm khi bị hại và cả người làm chứng cũng vắng mặt...
Mới đây, TAND tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Vàng Seo Chứ (SN 1986, ở thôn Nhiều Cồ Ván A, xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) về tội "Mua bán phụ nữ".
Mắc tội vì giúp người khác "lấy chồng ngoại"
Theo cáo trạng, cuối tháng 11/2009, Vàng Seo Chứ đi làm thuê ở Trung Quốc. Nơi đất khách, Chứ làm quen một người bản địa là Sùng Seo Pao. Pao bảo Chứ về Việt Nam tìm phụ nữ đem sang bán cho Pao, Pao sẽ bán lại cho đàn ông Trung Quốc đem về làm vợ. Đưa mỗi phụ nữ sang cho Pao, Chứ sẽ được trả công 2.000-3.000 nhân dân tệ.
Bị cáo Vàng Seo Chứ cô đơn trong phòng xử án.
Về nước khoảng một tuần, Chứ gặp chị Giàng Thị Thào (SN 1982) là người cùng thôn. Thấy chị Thào sống cơ cực, lam lũ, Chứ gạ chị này sang Trung Quốc lấy chồng để đổi đời. Được chị Thảo đồng ý, rạng sáng 2/12/2009, Chứ đưa chị này đi "lấy chồng ngoại" bằng đường bộ. Chứ hẹn gặp Pao ở bờ suối thuộc địa phận xã Cán Cấu (huyện Si Ma Cai), đoạn giáp với biên giới để nhận người. Tại biên giới, Pao và em trai là Sùng Seo Phềnh đã nhận người và trả cho Chứ 1.800 nhân dân tệ, thiếu nợ 1.000 nhân dân tệ. Sau đó, chị Thào bị Pao đưa sâu vào nội địa Trung Quốc bán cho một động chứa mại dâm. "Chiến lợi phẩm" mà Pao thu về là hơn 7.000 nhân dân tệ.
Ở nhà, chồng chị Thào là anh Tráng Seo Xà thấy vợ đi mãi không về nên đã tổ chức cho người nhà đi tìm kiếm khắp nơi nhưng không thấy. Sau này, khi chị Thào may mắn trốn thoát trở về, Vàng Seo Chứ đã bị bắt giữ.
Dùng tiền bán người mua điện thoại và... phân bón
Trước Tòa, giọng bị cáo Vàng Seo Chứ khản đặc: "Bị cáo nghĩ mình đã giúp đỡ Thào chứ không nghĩ rằng mình vi phạm pháp luật. Ngày bị cáo bị bắt, vợ bị cáo cũng bỏ đi theo người khác, để lại con cái cho ông bà nuôi. Gia đình trách bị cáo nhiều lắm, bảo là làm xấu mặt họ hàng".
Theo cái lý ngây thơ của Vàng Seo Chứ, bị cáo không nghĩ mình phạm tội bởi rõ ràng Chứ đã hỏi Thào về việc sang Trung Quốc và được nạn nhân đồng ý. Phải đến khi nghe Hội đồng xét xử phân tích, Chứ mới biết rằng hành vi của bị cáo không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tiếp tay cho vấn nạn mua bán người.
Trả lời HĐXX, Vàng Seo Chứ cho biết bị cáo đã dùng số tiền do Pao trả công để mua một chiếc điện thoại di động. Số tiền còn lại, Chứ dùng phần lớn vào việc mua phân bón về chăm sóc cây trồng trên nương.
Cũng theo Chứ, sau khi bị cáo đưa chị Thào cho Pao, nhiều lần Pao giục Chứ tìm thêm người nhưng nhất quyết Chứ không làm nữa. Đây cũng là một trong những tình tiết giảm nhẹ mà bị cáo Chứ được Hội đồng xét xử xét đến.
Cần nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con vùng biên
Trao đổi với PLVN, phiên dịch viên của phiên tòa - cô Tráng Thị Say cho hay: "Hoàn cảnh của bị cáo Chứ rất đáng thương, nhà đông anh em nhưng kinh tế chỉ trông vào nương rẫy. Từ ngày bị bắt đến khi ra Tòa hôm nay, bị cáo hầu như chưa lần nào được người nhà tới thăm. Số tiền mà gia đình bị hại bắt phải đền bù là 25 triệu đồng, Chứ không thể trả".
Kết thúc phiên tòa, Vàng Seo Chứ bị HĐXX tuyên phạt 5 năm tù. Ngoài số tiền 25 triệu đồng bồi thường cho gia đình bị hại, Chứ còn phải nộp 5 triệu đồng sung công quỹ Nhà nước. Trong giây phút ngắn ngủi bị dẫn giải ra xe về trại tạm giam, bị cáo vẫn còn cố ngoái nhìn ra phía cổng xem có người nhà hay ai đó đến tiễn đưa mình hay không. Nhìn cảnh ấy, thậm chí các cán bộ Tòa án cũng phải lắc đầu thương cảm.
Rời phiên tòa, phóng viên thấy lòng nặng trĩu. Những lời tâm sự của nhiều chiến sĩ biên phòng bỗng văng vẳng hiện về bên tai chúng tôi: "Phá nhiều vụ án mua bán người và cứu được nhiều chị em trở về với cuộc sống thường ngày nhưng chúng tôi luôn có nhiều băn khoăn, trăn trở. Đó là làm sao để nâng cao trình độ nhận thức của bà con vùng biên, nhất là trình độ nhận thức pháp luật để vi phạm không tái diễn. Ở nhiều vụ án, đúng là các bị cáo đã bị hoàn cảnh đưa đẩy, nhưng cái chính khiến họ phạm tội vẫn là do không am hiểu pháp luật...".
Theo Pháp Luật VN
Những đường dây chọn vợ như... xem hàng hóa "Nhiều đối tượng người nước ngoài cấu kết với một số cò mồi, môi giới Việt Nam dẫn dắt hình thành những đường dây buôn bán người xuyên quốc gia. Chúng tạo dựng nhiều vụ xem mặt, chọn vợ làm mất đi nhân phẩm của con người phụ nữ Việt Nam". Hàng vạn phụ nữ "kết hôn không giấy tờ" với đàn ông...