TP.HCM: Lại mặc đồ tang đến Sở Y tế khiếu nại
Bà Liên cùng con trai mặc đồ tang đến Sở Y tế TP.HCM khiếu nại
Hơn 2 tháng sau cái chết của chồng, nhiều lần cầu cứu nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng, sáng nay (25/1), góa phụ Đặng Thị Liên và con trai tiếp tục mặc áo tang, cầm biểu ngữ đến Sở Y tế TP.HCM yêu cầu làm rõ cái chết của chồng mình là ông Đinh Văn Thường (49 tuổi), người từng điều trị tại Bệnh viện (BV) Bình Dân.
Được biết, đây là lần thứ ba mẹ con bà mặc áo tang đến Sở Y tế thành phố đòi làm rõ cái chết của ông Thường.
Theo phản ánh của bà Đặng Thị Liên (51 tuổi, ngụ tại quận 4, TP.HCM) vợ của người quá cố Đinh Văn Thường (49 tuổi): “Chồng tôi bị đau lưng, đi tiểu lắt nhắt thường xuyên nên tôi đã đưa ông đến khám tại khu kĩ thuật cao của BV Bình Dân. Kết quả chẩn đoán ông bị bệnh đau quặn thận, thận phải ứ nước độ 1. Tuy nhiên sau đó, BV lại chồng tôi nhập viện tại khoa Gan Mật vì cho rằng chồng tôi bị giãn ống mật chủ và có sỏi trong ống mật chủ”.
Cũng theo bà Liên, sau khi nhập viện tại khoa Gan Mật, các bác sĩ tiến hành chiếu chụp đủ thứ nhưng không đưa ra kết luận nào. Họ yêu cầu gia đình đưa bệnh nhân qua Trung tâm Y khoa Medic chụp cộng hưởng từ (MRI). “Các kết quả đều âm tính, chồng tôi không bị giãn ống mật chủ, không thấy sỏi ống mật chủ, nhưng không hiểu sao bác sĩ BV Bình Dân vẫn gọi lên tư vấn và đề nghị gia đình ký giấy cho mổ lấy sỏi”.
Ngày 31/7/2012, ông Thường được mổ lấy sỏi, nhưng không có viên sỏi nào được lấy ra, bác sĩ cũng không giải thích gì cho gia đình. Ngày 3/8/2012, bà Liên được bác sĩ báo chồng bị ung thư ống mật và cho đặt ống dẫn lưu mật ra ngoài và được thông báo ông Thường chỉ sống được thêm 3 tháng.
Ngay sau khi nhận được tin “sét đánh”, ngày 4/8/2012 bà Liên đã khiếu nại lên Giám đốc BV Bình Dân đề nghị làm rõ bệnh tình của chồng bà. Tuy nhiên, gần 2 tháng không thấy giải quyết, bà Liên đã gửi đơn khiếu nại lên Sở Y tế và nhiều lần xin gặp Giám đốc Sở Y tế để trình bày sự việc nhưng đều bị từ chối.
Video đang HOT
Bà Liên cho biết: “Sau ca phẫu thuật, dù sức khỏe của chồng ngày càng suy sụp nhưng phía BV vẫn cho xuất viện mà không cần phải đóng viện phí. Qua những lần tái khám, thấy chồng trong tình trạng nguy kịch tôi đề nghị cho nhập viện trở lại nhưng BV Bình Dân kiên quyết từ chối. Đường cùng tôi phải sang cầu xin BV 115 và chấp nhận giải thích của bác sĩ rằng chồng tôi có thể sẽ tử vong tại đây”.
Ngày 21/11/2012, ông Thường đã trút hơi thở cuối cùng.
Ngày 9/1/2013, Sở Y tế đã lập Hội đồng chuyên môn xem xét và kết luận: “Bệnh viện Bình Dân không sai sót về phẫu thuật nhưng có thiếu sót do không tư vấn cho thân nhân người bệnh trong quá trình phẫu thuật khi phát hiện bất thường so với chẩn đoán trước mổ”.
Ngày 15/1/2013, Sở Y tế có công văn trả lời bà Liên: “Quy trình chụp MRI gan mật tụy của Trung tâm Y khoa Medic được thực hiện đúng nhưng trong trường hợp này do khối u đường mật không bắt thuốc tương phản nên không thể hiện hình ảnh khối u đường mật trên kết quả MRI”.
Tại buổi tiếp xúc với báo chí về vụ việc trên, sáng 25/1, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thừa nhận BV Bình Dân có sai sót khi thay đổi phương án xử trí mà không kịp thời thông báo, lấy ý kiến của người nhà bệnh nhân. Việc không chăm sóc tốt bệnh nhân của BV Bình Dân khi bệnh nhân trở nặng là nguyên nhân gây nên sự bức xúc của gia đình.
Ông Bỉnh chia sẻ và đồng cảm với bức xúc với bà Liên. Theo ông Bỉnh, những sai sót trong y khoa, cả chủ quan, lẫn khách quan là vẫn có, tuy nhiên, cách hành xử của BV Bình Dân đối với bệnh nhân là chưa đúng. Ông Bỉnh nhìn nhận thái độ hành xử của nhân viên y tế còn kém và gửi lời xin lỗi đến gia đình bà Liên.
Gia đình bà Liên đề nghị Sở Y tế đưa ra hướng giải quyết cụ thể trường hợp sai sót, thiếu tư vấn của bác sĩ BV Bình Dân dẫn đến cái chết của chồng bà.
Đại diện Ban giám đốc BV Bình Dân cho biết, trong tuần tới, BV sẽ cử người xuống gia đình bà Liên thăm hỏi và sẽ thỏa thuận mức hỗ trợ cho người nhà bệnh nhân.
Theo 24h
Nhân viên S-Fone ngất xỉu khi đi đòi lương
Phó Tổng giám đốc SPT (công ty mẹ của S-Fone) không giữ được bình tĩnh khi phải trả lời về chuyện nợ lương, trợ cấp trong buổi gặp nhân viên sáng nay. Do bức xúc, có người đã ngất xỉu.
Người lao động lại căng biểu ngữ đòi lãnh đạo SPT trả nợ lương tại trụ sở ở Hà Nội. Ảnh:Anh Quân
Sáng nay, 30 nhân viên cả cũ lẫn đang còn hợp đồng với S-Fone lại đội mưa kéo đến chi nhánh SPT Hà Nội, mang theo biểu ngữ yêu cầu lãnh đạo công ty phải trả nợ lương, bảo hiểm và các khoản trợ cấp. Căn phòng rộng chừng 10 mét vuông của Giám đốc SPT Hà Nội Hoàng Tuấn Anh ngột ngạt khi tất cả đều muốn vào trong để gặp trực tiếp và nói chuyện.
Ông Tuấn Anh cho biết chỉ có thể tiếp nhận phản ánh từ người lao động để chuyển lên lãnh đạo, còn chi nhánh miền Bắc đặt tại Hà Nội không thể giải quyết được chuyện này. Giám đốc SPT Hà Nội đã gọi điện cho Phó Tổng giám đốc SPT, kiêm CEO S-Telecom Nguyễn Phi Long. Đáp lại những bức xúc của người lao động qua điện thoại, ông Long giãi bày mới nhận việc được 2 tuần (thay ông Phạm Tiến Thịnh, cựu CEO của S-Telecom) nên chưa thể làm gì nhiều.
Khi đề cập đến hướng xử lý các khiếu nại của nhân viên S-Fone hiện nay, ông Long không thể trả lời vào vấn đề chính mà chỉ giải thích chung chung cùng lời hứa không có hạn định. Trong quá trình tiếp chuyện với người lao động, vị tân Phó giám đốc SPT đã có lúc không giữ nổi bình tĩnh và to tiếng qua điện thoại.
"SPT gửi thông báo buộc thôi việc không rõ lý do, những người còn đi làm thì cũng không được thanh toán lương, và tất cả phải nghỉ ở nhà từ ngày 5/11 vì văn phòng bị niêm phong", một cựu nhân viên S-Fone nói. Trong lúc người lao động đang bất bình với câu trả lời của lãnh đạo SPT, thì một nhân viên do quá bức xúc đã ngất xỉu.
Tình huống bất ngờ xảy ra khi một nhân viên ngất xỉu. Ảnh: Anh Quân
Có mặt tại buổi làm việc sáng nay, Giám đốc S-Fone Hà Nội Vũ Anh Tuấn và bà Đỗ Thị Ngọc Khánh, Chủ tịch Công đoàn của S-Fone miền Bắc cho biết, cả hai đều đã nghỉ việc ở nhà. Riêng ông Tuấn xin nghỉ việc tại S-Fone. "Thú thật công ty cầm cự được đến bây giờ là giỏi lắm rồi, vì khó khăn chồng chất đã từ cách đây vài năm", ông Tuấn giãi bày.
Về tiền nợ văn phòng tại trụ sở số 11 Trần Hưng Đạo, Giám đốc Vũ Anh Tuấn chia sẻ: "Tiền nhà đã nợ 6 tháng nay, đồ đạc cũng bàn giao hết cho bên quản lý rồi. Giờ chỉ còn máy móc, hệ thống là vẫn để đấy". Theo bà Khánh, mỗi tháng S-Fone phải trả hơn 200 triệu đồng tiền thuê văn phòng (gồm 2 tầng). Như vậy, số tiền nợ trụ sở của công ty này đã vượt mức 1,2 tỷ đồng, chưa kể tiền điện, nước.
Trước sức ép phải có kế hoạch cụ thể về lịch làm việc, ông Nguyễn Phi Long hẹn ngày 28 hoặc 29/1 sẽ từ TP HCM ra Hà Nội để gặp và trực tiếp giải đáp thắc mắc của người lao động. Lời hứa trên làm dịu bầu không khí trong phòng Giám đốc Hoàng Tuấn Anh, nhưng vẫn không đủ để các cựu nhân viên của S-Fone tin tưởng.
Tháng 7/2012, SPT bất ngờ cắt hợp đồng toàn bộ nhân viên S-Fone tại Đà Nẵng, dù chưa giải quyết xong khiếu nại của người lao động vì chậm lương nhiều tháng liền. Lãnh đạo S-Fone giải thích do chuyển đổi mô hình kinh doanh nên thanh lý hợp đồng. Sếp của SPT cũng cam kết trả đủ lương cho nhân viên, nhưng từ tháng 6/2012 đến nay vẫn chưa thực hiện được lời hứa.
Theo VNE
Toàn văn kết luận thanh tra ở Đà Nẵng "Kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về Thanh tra, Khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng, thanh tra một số dự án đầu tư có liên quan đến việc quản lý sử dụng đất công khai nội dung ý kiến chỉ đạo của Thủ...