TP.HCM: Kỳ vọng 4 tuyến đường xong trước tết
Hai dự án phía nam và hai dự án ở TP Thủ Đức (phía đông) sẽ hoàn thành trước tết Nguyên đán 2021 với nhiều kỳ vọng giảm ùn tắc cho TP.HCM.
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM ( Ban giao thông), cho biết: Sẽ có bốn dự án hoàn thành trước tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 để phục vụ bà con TP.HCM. Theo đó, đơn vị đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để đưa bốn dự án này hoàn thành trước ngày 3-2.
Dự án nâng cấp đường Huỳnh Tấn Phát đã hoàn thành và rất rộng rãi, thông thoáng. Ảnh: TN
Hai dự án phía nam TP vượt tiến độ
Ông Phúc cho biết hai dự án phía nam TP hoàn thành trước tết Tân Sửu 2021 gồm: Nâng cấp đường Huỳnh Tấn Phát (huyện Nhà Bè và quận 7); hạng mục cầu và nhánh đường vào cầu bên phải thuộc dự án cầu Kênh A (nhánh 2), huyện Bình Chánh.
Ông Phúc thông tin: Hai công trình này đều vượt tiến độ, hoàn thành sớm hai tháng so với dự kiến ban đầu.
Theo ghi nhận của PV, tại đường Huỳnh Tấn Phát (huyện Nhà Bè), dự án đã hoàn thiện gần 100%. Trong đó, công tác thảm nhựa, thay thế hệ thống cống thoát nước đã hoàn thành. Hiện đơn vị thi công đang sơn đường và dải phân cách. Dự án này được người dân kỳ vọng sẽ xóa tình cảnh khói bụi, ngập nước do mưa và triều cường.
Ông Nguyễn Phước Thuận, Phó Ban điều hành dự án đường bộ 4 (Ban giao thông), cho hay đến nay dự án thi công đã được hơn chín tháng và vượt tiến độ 60 ngày so với kế hoạch. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư, các đơn vị thi công đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, nhất là trong điều kiện mùa mưa và khu vực này liên tục có triều cường.
Video đang HOT
Đối với dự án Kênh A (Bình Chánh), ông Thuận cho biết Ban giao thông đã thảm nhựa mặt cầu được vài ngày. Sau đó, ban sẽ xin ý kiến Sở GTVT để được thông xe một nhánh cầu trước tết Tân Sửu này.
Ông Thuận chia sẻ: Hiện các đơn vị thi công đang làm công tác sơn đường, hoàn thiện đường dẫn vào cầu. Công tác giải phóng mặt bằng là khó khăn nhất, song đơn vị đã nỗ lực rút ngắn thời gian bằng cách thi công những nơi có mặt bằng trước. Mặt đường, cầu sẽ rộng hơn trước đó (nâng từ 7 m lên 12 m) thay thế cầu nhỏ sẽ giúp người dân thoát khỏi tình trạng ùn tắc giao thông.
“Đơn vị sẽ nỗ lực hoàn thành dự án, tiến hành thông một đơn nguyên cầu trước tết Nguyên đán 2021 nhằm tránh ùn tắc giao thông, đảm bảo vệ sinh trong khu vực” – ông Thuận kỳ vọng.
Đẩy nhanh tiến độ hai dự án ở TP Thủ Đức
Theo ông Phúc, TP Thủ Đức (phía đông TP.HCM) cũng có hai dự án hoàn thành trước tết Nguyên đán 2021, gồm: Cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới; gói thầu xây lắp cầu Mỹ Thủy 3.
Đối với dự án xây dựng cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới, đến nay Ban giao thông đã hoàn thiện hạng mục đường song hành bên phải (rộng 6,5 m) tiếp giáp Bến xe Miền Đông mới thuộc gói thầu xây lắp số 3. Còn hạng mục phần đường trái và hầm chui trước Bến xe Miền Đông mới sẽ được các đơn vị nỗ lực hoàn thành sau tết Nguyên đán 2021. Hiện tổng khối lượng dự án đạt 90%. Ban giao thông đang thực hiện các thủ tục phối hợp với Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM CII để đưa dự án hoàn thành theo tiến độ đề ra.
Đối với dự án cầu Mỹ Thủy 3 (thuộc dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy), dự án cơ bản đã hoàn thành các hạng mục chính như phần cầu và đường. Tuy nhiên, do phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chiếu sáng nên Ban giao thông sẽ đưa vào khai thác phục vụ người dân TP sau dịp tết Nguyên đán 2021.
Hiện công tác thảm nhựa, chiếu sáng, đấu nối hai đầu vào các nút giao Mỹ Thủy và đường Đồng Văn Cống đang được đơn vị thi công triển khai. Dự kiến cuối tháng 3 sẽ hoàn chỉnh và tiến hành thông xe.
Theo ông Phúc, các dự án hoàn thành sẽ là những món quà của ngành giao thông nhằm chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và hưởng ứng hoạt động “Mừng Đảng, mừng xuân” của TP.HCM nhân dịp tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Thành phố mới Thủ Đức trong thế mạnh kết nối
Thành phố mới Thủ Đức (thuộc TP HCM), tổng diện tích hơn 21.000ha, dân số 1,17 triệu dân. Đây là đô thị có quy mô sản xuất công nghệ cao tiêu biểu của cả nước. Hiện Thủ Đức cũng được coi là trung tâm khởi nghiệp lớn dẫn đầu.
Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên.
Kết nối hạ tầng giao thông
Tuy nhiên, hiện nay kết nối TP Thủ Đức với các khu vực khác, bao gồm khu vực trung tâm TP HCM và các khu vực lân cận gồm Đồng Nai, Bình Dương vẫn chỉ là kết nối của 3 quận, gồm quận 2, quận Thủ Đức và quận 9 đã có từ trước. Trong quy hoạch hạ tầng khu Đông TP HCM cũng chưa có dự án nào được bổ sung mới.
Nhiều chuyên gia quy hoạch cho rằng, phát triển TP Thủ Đức phải đặt trong sự kết nối phát triển với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Việc phát triển TP HCM nói chung, TP Thủ Đức nói riêng không thể tách rời với việc thực hiện quy hoạch Vùng TP HCM (bao gồm Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang, TP HCM).
Như vậy, thành phố mới Thủ Đức cần tạo ra vị thế trung tâm của mình và gắn kết và kết nối với các vùng kinh tế khác, ngoài những nền tảng kết nối hạ tầng giao thông đã có. Chỉ có như vậy mới có thêm sức bật trong quá trình phát triển.
TP Thủ Đức đang có những lợi thế từ hạ tầng giao thông kết nối, đó là tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2021; đường Vành đai 3 (Mỹ Phước - Tân Vạn - Nhơn Trạch), cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, Xa lộ Hà Nội. Giữa năm 2020, UBND TP HCM cũng đã phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2030, với nhu cầu vốn đầu tư khoảng 952 ngàn tỷ đồng.
Theo ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, quan điểm phát triển giao thông vận tải thành phố phải gắn liền với địa lý vùng để đảm bảo giao thông thuận tiện giữa TP HCM với các đô thị vệ tinh trong khu vực; Phát huy vai trò đặc biệt của thành phố trong mối quan hệ với Vùng TP HCM và mục tiêu phát triển trở thành đầu mối giao thông của Vùng, đảm bảo sự động bộ cả về chức năng, vị trí, cấp kỹ thuật và quy mô quy hoạch.
Cùng với đường bộ, khu vực TP Thủ Đức cũng có hệ thống giao thông đường thủy phát triển với sông Sài Gòn và sông Đồng Nai... Đây là khu vực thuận lợi để phát triển ngành hậu cần logistics phân phối vận chuyển hàng hóa bằng cách kết nối luồng vận chuyển đa phương thức bao gồm hàng hải (cụm cảng Cái Lái - Phú Hữu), đường sắt, đường bộ (cảng ICD Long Bình, Bến xe Miền Đông mới) và đường thủy nội địa. Cảng Cát Lái, cảng biển lớn nhất Việt Nam sẽ thuộc khu vực TP Thủ Đức.
Theo giới chuyên gia, việc quy hoạch phát triển dựa trên mối liên kết sẽ thúc đẩy sự phát triển đột phá không chỉ cho TP Thủ Đức nói riêng và TP HCM nói chung, mà coòn là sự phát triển cho cả khu vực.
Tận dụng công nghệ cao và công nghiệp hiện đại
Hiện nay, TP Thủ Đức có trong mình hệ sinh thái khởi nghiệp với sự tham gia của nhiều trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, thuận lợi tạo ra được các sản phẩm mang hàm lượng khoa học - công nghệ cao. Trong đó, Khu công nghệ cao và Khu Đại học Quốc gia thành phố tập trung 12 trường đại học, viện nghiên cứu có vị trí chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo khu vực này.
Đặc biệt là Khu Công nghệ cao TP HCM, hiện thu hút nhiều tập đoàn, công ty công nghệ vào đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao như Intel, Nidec, Jabil, Sonion, Sanofi, FPT, Nipro, Datalogic, Samsung... với hàm lượng giá trị tạo ra từ nghiên cứu và phát triển trong cơ cấu giá trị sản phẩm vượt gấp nhiều lần so với sản phẩm từ các khu công nghiệp cả nước.
Tại TP Thủ Đức còn có các Khu Chế xuất Linh Trung 1, Khu Chế xuất Linh Trung 2 và Khu Công nghiệp Bình Chiểu có tỷ lệ lấp đầy 100%. Các khu này gần với Khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương), Khu công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai) tạo nên chuỗi dịch vụ logistics với hệ thống kho bãi, cụm cảng tương đối hiện đại. Tương tự, Khu Công nghiệp Cát Lái (Quận 2) hiện đang được đầu tư, sau khi hoàn thành sẽ gia tăng chuối giá trị logistics với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) thay phà Cát Lái.
Theo ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP HCM, Thủ Đức sẽ trở thành Khu đô thị sáng tạo tương tác cao, là mô hình phát triển dựa trên kinh tế tri thức, kinh tế số, đồng thời là nơi chuyển giao công nghệ mới cho các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam bộ và mở rộng các dịch vụ sản phẩm công nghệ 4.0 tại các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để phát triển TP Thủ Đức, thành phố sẽ kiến nghị Chính phủ ban hành một Nghị định riêng với chính sách đặc thù cho mô hình thành phố thuộc thành phố.
Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, với hệ thống hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng kinh tế 4.0, quy mô dân số đủ lớn, liên kết chặt chẽ với các quận còn lại của TP HCM, Thủ Đức vừa là không gian sống xanh, không gian văn hoá dân tộc và quốc tế, vừa là không gian sáng tạo và sản xuất, dịch vụ 4.0. Thành phố Thủ Đức sẽ là một trung tâm cung cấp các giải pháp 4.0 cho sự phát triển của TP HCM, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và cả nước, hướng mạnh mẽ tới xuất khẩu các giải pháp và sản phẩm 4.0, hình thành vùng kinh tế 4.0 phía Nam của đất nước.
Nam thanh niên bị xe buýt cán tử vong Cú va chạm với xe buýt số 20 trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 (TP.HCM) khiến nam thanh niên tử vong tại chỗ. Vụ tai nạn xảy ra khoảng 19h45 ngày 24/1 trên đường Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM. Hiện trường vụ tai nạn trên đường Huỳnh Tấn Phát. Ảnh: N.A. Thời điểm trên, xe buýt số 20...