TP.HCM: Kinh hoàng loại bột hóa học dùng để pha chế trà sữa
Do ham lợi nhuận, không ít chủ tiệm kinh doanh trà sữa trên địa bàn TP.HCM đã nhập nguồn hàng “siêu rẻ” bán trôi nổi từ chợ Kim Biên về để làm nguyên liệu.
Do ham lợi nhuận, không ít chủ tiệm kinh doanh trà sữa trên địa bàn TP.HCM đã nhập nguồn hàng “siêu rẻ” bán trôi nổi từ chợ Kim Biên về để làm nguyên liệu chế biến trà sữa.
Với phương thức kinh doanh này, các chủ cửa hàng dễ dàng bỏ túi hàng triệu đồng mỗi ngày, bất bất chấp những mối nguy hại về sức khỏe của người tiêu dùng.
“Bột sữa Thái” 60 nghìn đồng/gói?
Để tìm hiểu thực trạng tràn lan của nguyên liệu làm trà sữa không rõ nguồn gốc, sáng ngày 3/8, trong vai một người mới mở cửa hàng kinh doanh trà sữa, chúng tôi đã tìm đến chợ Kim Biên (Quận 5)- “thủ phủ hóa chất” của TP.HCM.
Sau khi lân la ở một vài cửa hàng bên ngoài chợ, chúng tôi được một tiểu thương ở đây giới thiệu vào gian hàng của bà Tình (khoảng 45 tuổi) ở khu vực gần cuối chợ. Thấy khách đến mua hàng, bà Tình niềm nở ra bắt chuyện: “Em muốn mua mặt hàng gì? Ở đây chị có bán đầy đủ cả từ bột sữa, bột trà, đến phẩm màu và các loại hương vị cho trà sữa… , chỗ chị là hàng lớn nhất trong chợ này”.
Đặt vấn đề mua bột sữa để làm trà sữa, bà Tình lôi trong gian hàng ra một bịch bột màu xanh và cho biết có giá 230 nghìn đồng. Thấy chúng tôi chê đắt và cho biết là nếu mua loại bột này với giá cao về bán sẽ không có lời thì bà Tình nói: “Em mua về bán, vậy mà không nói sớm, chị tưởng em mua về nhà làm nên mới đưa loại “xịn” chứ mua về bán thì chị có “bột sữa Thái”. Ở đây người ta mua về bán thì hay mua loại này”.
Bột sữa không rõ nguồn gốc xuất xứ được bán ở chợ Kim Biên với giá 60 nghìn đồng
Nói xong bà Tình lấy ra một túi bột màu xanh, bên ngoài có ghi rất nhiều chữ Trung Quốc và cho biết đây là “bột sữa Thái” được bán với giá chỉ 60 nghìn đồng/gói, loại này được các chủ cửa hàng trà sữa rất ưa dùng.
“Cái này là bột sữa Thái nhưng xuất xứ từ Trung Quốc nên có giá rẻ hơn, chứ bột sữa Thái thật vài trăm nghìn/1 gói mua về bán làm sao có lời. Chị cam đoan với em là khi mua về pha ra mùi vị sẽ giống hệt như bột sữa Thái. Có khi lại ngon hơn… “.
Nói về cách thức pha chế loại bột nói trên bà Tình cho hay, khi mua về người bán chỉ cần đổ loại bột trên vào một chiếc thau nhựa, sau đó cho nước vào khuấy đều thì sẽ có một hỗn hợp sữa thơm ngon chẳng khác gì bột sữa Thái. Sau cuộc trò chuyện với bà Tình, chúng tôi có mua một gói bột sữa Thái với giá 60 nghìn đồng về để làm tư liệu thì bà Tình căn dặn: “Lần sau có đến lấy hàng thì nhớ đến chỗ chị nhé, nếu lấy dần thành mối thì chị sẽ lấy với giá rẻ hơn”.
Video đang HOT
Sau khi đã mua được bột sữa ở gian hàng của bà Tình, chúng tôi đến một gian hàng bên ngoài chợ nơi gần tiếp giáp với đường Vạn Tượng (phường 13, quận 5) để mua nước hương vị cho trà sữa.
Đứng từ bên ngoài cửa hàng quan sát vào, chúng tôi có thể dễ dàng nhìn thấy được vô số can nhựa cỡ 1-2 lít được đặt trên các kệ hàng không có nhãn mác, nhưng bên ngoài có ghi dòng chữ: hương sầu riêng, hương dâu, hương vải,… đó là những loại hóa chất để tạo hương vị cho trà sữa theo đúng mùi yêu cầu của khách. Thấy chúng tôi đứng quan sát lâu, một người đàn ông khoảng 30 tuổi ra hỏi bán hàng.
Chúng tôi chỉ tay về phía những can nhựa đặt trên kệ hàng và hỏi: “Đó có phải là những hương liệu để tạo hương làm trà sữa không anh?”. Người đàn ông bán hàng gật đầu và cho biết tại cửa hàng trên nguyên liệu tạo hương cho trà sữa được bán với giá khoảng từ 200-350 nghìn đồng/kg tùy theo loại hương liệu. Đắt nhất là hương chocolate với giá 350 nghìn đồng/kg và rẻ nhất là hương vải với giá 190 nghìn đồng/kg.
Những loại hóa chất tạo mùi được bày bán tràn lan thế này dùng làm nguyên liệu để chế biến trà sữa
Nói xong người đàn ông bán hàng kéo vài can nhựa phía trên xuống đất để chúng tôi kiểm tra. Quan sát thấy những can nhựa trên đã cũ kỹ, phía trên có bám bụi khá nhiều do đã để lâu ngày không đụng đến.
Chúng tôi hỏi người bán hàng: “Cái này chắc đã để lâu ngày rồi không biết có còn hạn sử dụng? Uống vào có bị sao không?”, thì người thanh niên bán hàng trả lời: “Cái này làm gì có hạn sử dụng, để đó bán năm này qua năm nọ, người ta mua về bán có nghe phản ánh ai bị ngộ độc gì đâu”.
Như vậy, chỉ sau khoảng 1 giờ đồng hồ khảo sát ở chợ Kim Biên, chúng tôi dễ dàng mua được những nguyên liệu cần thiết để làm trà sữa. Điểm chung của các loại nguyên liệu được bày bán ở đây là có giá “siêu rẻ” và hầu hết đều không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên theo khẳng định của nhiều tiểu thương ở đây thì hàng ngày rất nhiều chủ tiệm trà sữa trên địa bàn TP.HCM tìm đến đây để mua nguyên liệu về làm trà sữa bán ra thị trường.
Chỉ bán chứ không dám uống
Thực trạng nguồn nguyên liệu được bày bán tràn lan không rõ nguồn gốc như vậy, còn ở các cửa hàng trà sữa thì sao? Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi tiếp tục thâm nhập vào các cửa hàng bán trà sữa trên địa bàn TP.HCM. Trong vai một người đi học nghề, chúng tôi tiếp cận một tiệm trà sữa ven đường trên đường Hòa Hảo (phường 2, quận 10).
Đây là tiệm trà sữa do bà Nhung (khoảng 43 tuổi) làm chủ. Sau nhiều ngày tiếp cận trò chuyện, bà Nhung tiết lộ với chúng tôi: “Trước kia chị mới mở tiệm ra bán thì chị dùng sữa đặc để hòa loãng làm nguyên liệu bán. Tuy nhiên, bán được khoảng 1 tháng thì cảm thấy “sập tiệm” do số vốn bỏ ra khá lớn lại chẳng thu hồi được bao nhiêu. Sau này chị lân la dò hỏi mấy tiệm khác mới biết là họ không dùng sữa đặc mà lại dùng bột sữa mua ở chợ Kim Biên để hòa tan làm sữa. Điều này giảm được gấp 5 lần vốn so với dùng sữa đặc như mọi người thường làm”.
Nói về cách thức pha chế loại bột sữa để làm trà sữa bà Nhung tiết lộ, khi mua bột về người bán thường pha sẵn cho vào bình khuấy đều, sau đó cho vào tủ lạnh, khi khách có nhu cầu mua thì đem ra bán. Thông thường các chủ cửa hàng đều pha sẵn chứ không để dạng bột chờ khách vào mới pha vì sợ khách phát hiện. Bà Nhung còn cho biết, với 1 gói bột sữa Thái mua ở chợ Kim Biên với giá 60 nghìn đồng các chủ cửa hàng có thể pha chế được hàng trăm ly trà sữa.
Công đoạn pha chế bột sữa không rõ nguồn gốc xuất xứ để làm trà sữa tại một tiệm trà sữa ở quận 10
Điều này mang lại siêu lợi nhuận. Khi chúng tôi đặt câu hỏi với bà Nhung là với loại bột không rõ nguồn gốc xuất xứ mua ở chợ Kim Biên về làm trà sữa như vậy có đảm bảo an toàn không, thì bà Nhung cho hay: Từ trước đến nay tôi bán thì chưa có ai phản ánh là uống trà sữa bị ngộ độc hay đau bụng gì cả. Tuy nhiên, tôi cũng chỉ bán chứ không dám uống vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài sau này…”.
Không chỉ dùng bột sữa trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ để làm trà sữa, mà tại các tiệm trà sữa trên địa bàn TP.HCM vấn đề an toàn thực phẩm còn rất đáng báo động ở khâu bảo quản loại sản phẩm này. Theo đó, hầu hết ở các tiệm trà sữa trong quá trình bảo quản thạch, nhân để làm trà sữa, các chủ tiệm thường ngâm trong một loại nước “đặc biệt” để bảo quản các loại thạch, nhân này hàng năm mà không bị hư hỏng.
Anh Nguyễn Thành T. (nhân viên quán trà sữa X. trên đường 3 tháng 2, quận 10) tiết lộ: “Tôi đã có hơn 5 năm làm ở các tiệm trà sữa, thật tình mình cũng chỉ làm bán chứ không dám uống bao giờ. Ngoài sử dụng những loại nguyên liệu không rõ nguồn gốc thì khâu bảo quản ở các tiệm trà sữa khá kém. Đặc biệt, quá trình bảo quản thạch người ta thường dùng hóa chất để thạch không bị hư và có mùi thơm ngon… “.
Nói về mức độ nguy hại đối với sức khỏe của các loại nguyên liệu làm trà sữa mập mờ, không rõ nguồn gốc, các chuyên gia y tế cho rằng: do mập mờ về nguồn gốc, chất lượng không được kiểm định rõ ràng, vệ sinh an toàn thực phẩm bị buông xuôi nên trong những nguyên liệu làm trà sữa giá rẻ có thể chứa những hóa chất, màu thực phẩm, đường hóa học… quá lượng quy định cho phép, gây hại cho cơ thể con người là điều không thể tránh khỏi.
Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, trước đây một số nước trên thế giới đã từng ghi nhận thông tin một số loại nguyên liệu trà sữa có chứa chất gây ung thư, suy thận,… Ngoài ra theo nghiên cứu khoa học mới đây của Bệnh viện Quân y Quảng Đông, Trung Quốc thì việc uống nhiều trà sữa trân châu dù chúng có phải được làm bằng Polime hay không thì cũng gây mối nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là giảm lượng tinh trùng và tăng nguy cơ vô sinh. Những chất gây hại trong trà sữa tuy không tác động tức thì, nhưng về lâu dài là mối nguy hại khôn lường cho sức khỏe người tiêu dùng.
Theo Phụ Nữ
vThịt heo độc gây thần kinh, mục xương xuất hiện quanh TP.HCM
Thịt lợn tiêm thuốc ngủ trước khi giết mổ chắc chắn tồn đọng chất độc. Người ăn loại thịt này thường xuyên sẽ hỏng thận, hại thần kinh, mục xương...
Hàng loạt vụ việc tiêm thuốc an thần và bơm nước vào bụng lợn trước khi đem bán bị phát hiện khiến người dân hoang mang, lo sợ. Mới đây nhất, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) và Chi cục Thú y Biên Hòa bắt quả tang một cơ sở bơm nước vào bụng lợn đã được tiêm thuốc ngủ trước khi bơm nước.
Theo cơ quan chức năng, loại thuốc thường được tiêm vào lợn trước khi đem bán thịt có tên Prozil 20 ml, Prozil fort, có tác dụng an thần, giảm đau, chống co giật. Thuốc này tác động lên hệ thần kinh trung ương, chống các chứng co giật, an thần, giảm đau khi đẻ, mổ, thiến hoạn lợn. Nó cũng có tác dụng chống sốc, chống stress cho lợn nái quậy phá trong khi sinh. Thuốc an thần Prozil là loại thuốc dùng chữa bệnh cho động vật, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Người tiêu dùng lo sợ, không biết điều gì sẽ xảy ra nếu ăn nhầm phải thịt con lợn đã được tiêm thuốc này. Tiến sĩ dược khoa Nguyễn Hữu Đức, ĐH Y TP HCM, cho biết: "Hiện nay nhiều người chăn nuôi tiêm Prozil (acepromazine) cho lợn thịt nhằm mục đích an thần cho chúng trước khi giết mổ, để lợn không bị kích động, giẫy giụa la hét trong quá trình vận chuyển đến lò mổ, gây sụt cân, bầm dập làm giảm giá".
Theo ông Đức, đây là việc làm hết sức nguy hiểm, bởi bất cứ loại thuốc nào cũng có khả năng tích lũy trong cơ thể sống và gây hại. Đặc biệt, nhiều loại thuốc an thần có thời gian tồn đọng trong cơ thể rất dài. Prozil là tên biệt dược của acepromazine. Hoạt chất acepromazine có thể gây các phản ứng có hại, trong đó có tác dụng gây hạ huyết áp trầm trọng vì làm giãn mạch ngoại biên nếu sử dụng liều cao hoặc quá liều.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức khẳng định, nếu người chăn nuôi tiêm thuốc an thần cho lợn trước khi giết mổ, chắc chắn thuốc còn tồn đọng trong thịt và người ăn thịt này sẽ bị nhiễm độc.
"Điều đáng lo ngại hơn là liều lượng thuốc an thần được tiêm vào cơ thể lợn không thể kiểm soát. Nếu lợn bị tiêm thuốc an thần quá liều, thuốc càng trở thành chất độc, dẫn tới nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng".
Cũng liên quan tới vấn đề này, một số chuyên gia chống độc cho biết, nếu dư lượng thuốc chưa được lợn đào thải hết, khi người ăn phải loại thịt lợn này, dư lượng thuốc sẽ xâm nhập cơ thể, gây rối loạn tiêu hóa. Người liên tục ăn phải thịt lợn có thuốc an thần sẽ mắc các bệnh về thận, thần kinh...
Đặc biệt, trẻ em ăn phải thịt lợn tiêm thuốc an thần sẽ chịu ảnh hướng rất lớn vì trẻ hấp thụ thực phẩm rất nhanh, nên hấp thụ thuốc rất nhanh. Lượng chất độc được hấp thụ vào cơ thể nếu lớn sẽ khiến trẻ bị nhiễm độc dẫn đến rối loạn giấc ngủ, đần độn, quấy khóc.
Bác sĩ thú y Nguyễn Thị Lương, phụ trách Phòng khám thú y Bích Lương (Hồ Tùng Mậu, Từ Liêm, Hà Nội), cũng từng trả lời trên báo chí: Loại thuốc an thần được dùng tiêm vào lợn trước khi thịt khi tích tụ trong người sẽ làm hại thận, thần kinh, gây ra các hội chứng đãng trí, run tay chân, thậm chí có thể bị hỏng xương như mục xương. Người ăn thịt lợn bị tiêm thuốc an thần Prozil tích lũy lâu ngày sẽ đãng trí, lờ đờ, mệt mỏi, run tay, trầm uất và mất ngủ.
Ngày 19/4/2015, Đội cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết vừa phối hợp với Chi cục Thú y TP Biên Hòa bắt quả tang một cơ sở bơm nước vào bụng heo đã được tiêm thuốc ngủ trước khi đưa đi tiêu thụ. Tối 18/4/2015, lực lượng liên ngành ập vào cơ sở kinh doanh tại số 563, tổ 9, ấp 3, xã An Hòa, TP Biên Hòa, do ông Phan Văn Vui (46 tuổi, ngụ xã An Hòa) làm chủ, phát hiện năm thanh niên đang bơm nước vào bụng heo.Thời điểm bị kiểm tra, có tổng cộng 120 con heo, nhiều con nằm bất động dưới nền nhà. Trong số đó, 30 con heo đã bị bơm nước xong chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.
Trước đó ngày 27/10/2014, Đoàn kiểm tra liên ngành TP.Biên Hòa (Đồng Nai) đã bất ngờ kiểm tra cơ sở chăn nuôi của ông Vũ Xuân Hải, ngụ tại tổ 31, khu phố 7, phường Long Bình, TP.Biên Hòa. Đoàn đã bắt quả tang cơ sở này đang tổ chức bơm nước vào bụng heo trước khi đưa đi tiêu thụ. Tại hiện trường, 9 người đang tham gia bơm nước cho hơn 200 con heo thịt, trong đó 42 con đã được bơm nước.Các đối tượng này chích thuốc cho heo ngủ rồi dùng nguồn nước giếng khoan ngay tại khu chăn nuôi bơm vào bụng heo.
Theo Kiến Thức
"Ngã ngửa" thịt bò siêu rẻ 120.000 đồng/kg Trong khi giá thịt bò ngoài thị trường thấp nhất là 20.000 đồng/lạng thì tại Cầu Giấy, có một hàng bán "thịt bò siêu rẻ" với giá chỉ 120.000 đồng/kg, bằng giá thịt lợn. Thịt bò siêu rẻ Thông tin trên báo Tri thức trực tuyến, hơn một năm nay, nhiều bà nội trợ chia sẻ nhau địa chỉ "mua thịt bò giá...