TP.HCM kiến nghị vay 400 triệu USD để quản lý rủi ro ngập nước
Sáng nay, 22.10, UBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bô Kê hoạch và Đâu tư, Bô Tài chính làm viêc với Ngân hàng Thê giới đê xem xét cho dự án Quản lý rủi ro ngâp nước khu vực TP.HCM được vay nguôn vôn ưu đãi (IDA) từ Ngân hàng Thê giới.
Nhiều khu vực ở TP.HCM bị ngập cứ đến mùa mưa – Ảnh: Diệp Đức Minh
Dự án Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP.HCM bao gồm 7 dự án thành phần, nhằm thực hiện tiêu thoát nước và giải quyết ô nhiễm lưu vực kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 437 triệu USD (tương đương 9.658 tỉ đồng), trong đó vốn vay từ Ngân hàng Thế giới – nguồn IBRD là 400 triệu USD và vốn đối ứng 37 triệu USD, chủ yếu dùng cho việc giải phóng mặt bằng và chi phí quản lý dự án.
Đây là dự án phúc lợi xã hội, phục vụ dân sinh cho khu vực 14.900 ha đi qua 9 quận, huyện của thành phố với dân số được hưởng lợi ước tính 2 triệu người (năm 2020). Bản chất dự án này không có nguồn thu, chi phí xây dựng hoàn toàn do ngân sách chi trả.
Do đó, nếu phải vay lại và chi trả hoàn toàn cho các khoản vay của dự án với phương thức vay IBRD (Bộ Tài chính đề nghị áp dụng cơ chế tài chính trong nước đối với nguồn vay 400 triệu USD từ WB là Ngân sách TP.HCM vay lại 100% từ Ngân sách Trung ương) sẽ vượt quá khả năng cân đối vốn hàng năm của ngân sách thành phố.
Theo UBND TP.HCM, tình hình cân đối ngân sách hiện nay của thành phố đang gặp khó khăn, do đó trình Thủ tướng cho phép thành phố được áp dụng cơ chế tài chính cấp phát đối với dự án (Trung ương vay Ngân hàng Thế giới và cấp phát lại 100% cho thành phố để thực hiện dự án).
Video đang HOT
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết hiện nay hàng năm ngân sách TP.HCM đang phải thanh toán các khoản chi phí liên quan đến xây dựng cơ bản rất lớn, bao gồm cả việc phải thanh toán các khoản vay ODA cho các dự án đã và đang triển khai theo quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP.HCM được phê duyệt tại Quyết định số 752/QĐ-TTg năm 2001 và quy hoạch thủy lợi chống ngập úng TP.HCM được phê duyệt tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg năm 2008 của Chính phủ.
Chỉ tính trong 10 năm vừa qua, TP.HCM đã bỏ ra gần 24.300 tỉ đồng để thực hiện các dự án cải tạo, nạo vét kênh rạch, xây dựng cải tạo hệ thống thoát nước (trong đó ngân sách thành phố khoảng 9.000 tỉ đồng và vốn ODA khoảng 15.300 tỉ đồng) nhưng cũng chỉ đủ để thực hiện được một khối lượng công việc rất hạn chế.
Đặc biệt trong 24.300 tỉ đồng có khoảng 18.700 tỉ đồng (tương đương 870 triệu USD) để thực hiện các dự án cải tạo, nạo vét kênh rạch (trong đó ngân sách thành phố khoảng 3.400 tỉ đồng và vốn ODA khoảng 15.300 tỉ đồng) nhưng mới chỉ cải tạo được khoảng 1,2% khối lượng công việc theo quy hoạch.
Nguyên nhân chính là do nguồn lực thành phố có hạn, tình hình kinh tế khó khăn nên nguồn ngân sách không đáp ứng đủ nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng. Đến thời điểm cuối 2014, tổng dư nợ vay của thành phố là 25.115 tỉ đồng (bao gồm dư nợ trong nước là 14.669 tỉ đồng và dư nợ vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ là 10.446 tỉ đồng).
Dự kiến trong 5 năm tới (2016 – 2020), bình quân mỗi năm thành phố phải bố trí khoảng 4.250 tỉ đồng/năm để chi trả nợ gốc và lãi đến hạn (tăng gần 49% so với giai đoạn 2011 – 2014). Do đó, nguồn cân đối cho chi đầu tư phát triển ngày càng khó khăn hơn.
Tân Phú
Theo Thanhnien
Biên Hòa loay hoay chống ngập
Không ít thách thức đã được đặt ra tại cuộc họp do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức vào ngày 6.10 để bàn về tình trạng ngập lụt tại TP.Biên Hòa trong thời gian qua.
Biên Hòa ngập nặng sau cơn mưa lớn vào đêm 9.9 - Ảnh: Lê Lâm
Trong đó có dự án được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn chưa triển khai.
Dự án 8.400 tỉ đồng vướng bờ kè
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm thoát nước Đồng Nai, cho biết dự án "Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP.Biên Hòa" có vốn đầu tư 8.400 tỉ đồng, vay từ nguồn ODA của Nhật Bản. Nguyên nhân khiến dự án đến nay vẫn chưa triển khai là do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Đồng Nai chưa thống nhất phương án thi công.
"Mới đầu, phía JICA muốn đặt tuyến cống dọc theo đường Võ Thị Sáu, kỹ thuật thực hiện là khoan kích ngầm. Còn Đồng Nai muốn đặt đường ống ven sông Cái và dùng biện pháp đào, đặt cống để tiết kiệm chi phí. Sau đó, Đồng Nai còn bổ sung một hạng mục là yêu cầu chủ đầu tư làm thêm bờ kè ven sông (khoảng 200 tỉ đồng) để cải tạo cảnh quan", ông Tuấn cho hay.
Cũng theo ông Tuấn, tháng 9 vừa qua, phía JICA đã có thư hồi đáp đồng ý lắp đặt đường cống ven sông Cái nhưng kỹ thuật thực hiện phải là khoan kích ngầm. "Còn vấn đề làm bờ kè thì phía JICA nói vào tháng 11 sẽ đến Đồng Nai khảo sát xem xét", ông Tuấn nói. Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho rằng: "Nếu lần này phía JICA không đồng ý thì nên tách bờ kè ra khỏi dự án thoát nước, không thể vì 200 tỉ mà kéo theo dự án 8.400 tỉ không thực hiện".
Bốn đơn vị chống ngập
Trong khi chờ dự án của JICA, ông Lý Thành Phương, Phó giám đốc Sở Xây dựng, kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai giao sở này cùng với UBND TP.Biên Hòa, Sở GTVT và Trung tâm thoát nước Đồng Nai xử lý các điểm ngập. Trong đó, Sở GTVT có trách nhiệm làm việc với các chủ dự án BOT liên quan đến ngập úng ở các tuyến đường gồm Đồng Khởi, Nguyễn Ái Quốc, quốc lộ 1 (đoạn qua Bệnh viện đa khoa Thống Nhất), quốc lộ 51 (đoạn qua xã Phước Tân) và quốc lộ 1K (đoạn từ cầu Hóa An về cầu Hang). Bốn đơn vị này cần gấp rút hoàn thành trước mùa mưa 2016. Ngoài ra, ông Phương cũng đề nghị cần phải sớm hoàn thành dự án cải tạo suối Săn Máu, vì đây là con suối chính chạy xuyên suốt trong thành phố, nguồn tiếp nhận nước chính khi có mưa lớn.
Kết thúc cuộc họp, ông Trần Văn Vĩnh yêu cầu Sở Xây dựng cần phải có quy hoạch thoát nước tổng thể cho cả thành phố, nếu không thì xử lý điểm này lại lòi ra điểm ngập mới. Quản lý chặt việc cấp phép xây dựng các dự án lớn.
Lê Lâm
Theo Thanhnien
TP.HCM đầu tư thêm 10.000 tỉ đồng chống ngập Ngày 5.10, UBND TP.HCM kiến nghị HĐND TP thông qua dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) với nhà đầu tư được đề xuất là Công ty CP đầu tư xây dựng Trung Nam (loại hợp đồng xây dựng - chuyển giao, thanh toán bằng quỹ đất...