TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho mở lại một số hoạt động thiết yếu
Chủ tịch UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép mởi lại một số hoạt động thiết yếu, giao cho địa phương giám sát chặt chẽ.
Chiều 15/4, tại cuộc họp trực tuyến với Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19, ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TP.HCM đã báo cáo nhanh tình hình dịch bệnh tại thành phố.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, cách ly tập trung những trường hợp nghi ngờ là biện pháp ít gây tổn thương kinh tế. Tuy nhiên, việc kéo dài giãn cách xã hội sẽ ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp.
Do đó, để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng dịch, vừa phát triển kinh tế, thành phố đề nghị cho phép mở lại một số hoạt động thiết yếu ít có nguy cơ lây nhiễm, đáp ứng Bộ tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đề nghị Thủ tướng cho tăng mức xử phạt người không đeo khẩu trang vì mức phạt hiện nay quá thấp, không đủ sức răn đe.
“Hiện thành phố áp dụng mức xử phạt đối với trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng là 300 nghìn đồng/người, mức xử lý này còn thấp, chưa đủ răn đe. Đề nghị Thủ tướng có quyết định tăng mức xử phạt đủ sức răn đe, để phòng chống dịch bệnh”, ông Nguyễn Thành Phong nói.
Cũng tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Thủ tướng đồng ý kéo dài thời gian cách ly xã hội tới 30/4.
Lý do vì hiện nay diễn tiến dịch bệnh vẫn còn phức tạp, nguy cơ xâm nhập ca bệnh từ các nước trên thế giới vẫn còn đang rất cao, đặc biệt là các nước trong khu vực. Bên cạnh đó là nguy cơ tiềm ẩn các trường hợp lây nhiễm dịch bệnh từ cộng đồng và tiếp tục lây lan cho nhiều người.
Theo ông Phong, tính đến nay TP.HCM có 54 ca COVID-19, trong đó 35 trường hợp lây nhiễm ở nước ngoài (chiếm 65%), 19 trường hợp lây nhiễm ở cộng đồng (chiếm 35%). Hiện TP.HCM đã điều trị khỏi bệnh và cho xuất viện cho 46 người, còn 8 người đang điều trị.
Để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa tình hình dịch bệnh, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong kiến nghị Thủ tướng cho tiếp tục kéo dài thời gian cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 30/4.
“Từ ngày 1/4, khi triển khai cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng, trong 12 ngày sau đó, TP.HCM không có ca nhiễm mới. Rõ ràng, hhi thực hiện chỉ thị thì số ca nhiễm đã giảm 66%. Việc thực hiện giãn cách xã hội có hiệu quả rõ rệt”, ông Phong nói.
Tuy nhiên, theo ông Phong, hành động sớm là yếu tố then chốt, mặc dù số ca nhiễm ghi nhận khá thấp, nhưng cách ly xã hội là phản ứng nhanh, đáng ghi nhận và nên tiếp tục thực hiện.
“Việc tuân thủ của nhân dân là yếu tố quyết định trong việc chống dịch. Thành phố sẽ tiếp tục công tác truy lịch sử ca nhiễm, đó là “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để không bỏ sót mầm bệnh nào.
Việc kiểm soát tốt sẽ biết được mầm bệnh đến từ đâu để ngăn ngừa, dập kịp thời, không làm người dân hoang mang. Đồng thời, phải thực hiện xét nghiệm nhiều lần, để không bỏ sót ca nhiễm nào, kể cả ca nhiễm đã âm tính”, Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh.
Video: Lớp hoc khiêu vũ trong khu cách ly ở TP.HCM
THY HUỆ
24 tỉnh, thành đề nghị kéo dài thực hiện cách ly xã hội đến hết tháng 4
Sáng 15/4, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 nhận được báo cáo của 58 tỉnh, thành đề xuất phương án giãn cách xã hội sau ngày 15/4.
Qua đó có 24 tỉnh, thành đề nghị tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến hết tháng 4; có 3 địa phương đề nghị tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ít nhất 1 tuần nữa; 2 tỉnh đề nghị giãn cách xã hội đến khi không còn ca bệnh lây nhiễm thứ phát; 3 tỉnh đề nghị giãn cách tỉnh với tỉnh và 3 tỉnh đề nghị bỏ giãn cách xã hội đối với một số tỉnh chưa có dịch bệnh.
Sáng 15/4, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã nhận được báo cáo của 58 tỉnh, thành đề xuất phương án giãn cách xã hội sau ngày 15/4.
Trên cơ sở thảo luận và phân tích các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến lây nhiễm, Ban Chỉ đạo và các chuyên gia đi đến thống nhất nhận định: Việc thực hiện cách ly xã hội có tác động rất lớn đến tốc độ lây lan của dịch bệnh; việc áp dụng sớm sẽ có hiệu quả cao hơn; cần tiếp tục thực hiện ở các địa phương có nguy cơ lây nhiễm cao. Các địa phương khác được thực hiện ở mức độ nới lỏng một số biện pháp.
Bên cạnh đó, thống nhất việc áp dụng các tiêu chí phân loại các tỉnh, dựa trên các phân tích dịch tễ học, các yếu tố tác động đến tình hình dịch, khả năng ứng phó, các đặc điểm về dân số; giao thông đi lại; có nhiều người nước ngoài đã từng đến.
7 tiêu chí bao gồm: Tỉnh có các trường hợp nhiễm đặc biệt là nhiễm mới; Đầu mối giao thông, đi lại; Tỉnh có biên giới, cảng hàng không, có nhiều người qua lại biên giới; Tỉnh có nhiều người nước ngoài đã đến du lịch, cư trú trong hai tháng qua; Tỉnh có các khu công nghiệp, các nhà máy có đông công nhân; Tỉnh có dân số đông; Các đáp ứng về phòng chống dịch; mức độ sẵn sàng của hệ thống y tế; khả năng xét nghiệm; năng lực của đội ngũ cán bộ.
Ban chỉ đạo và các chuyên gia cũng thống nhất kiến nghị Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch mạnh mẽ, quyết liệt hơn; Kiến nghị các giải pháp tiếp tục thực hiện phải được thực hiện ở tất cả các địa phương theo chỉ thị 15/CT của Thủ tướng.
Thống nhất kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tiễn của các địa phương quyết định việc thực hiện có thể kéo dài nhưng không vượt quá 1/5.
Ban Chỉ đạo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các địa phương xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch bệnh.
Việc thực hiện cách ly xã hội có tác động rất lớn đến tốc độ lây lan của dịch bệnh; việc áp dụng sớm sẽ có hiệu quả cao hơn.
Tăng cường tính kỷ cương, tuân thủ các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ đạo tất cả các địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch quan trọng đang triển khai như: Hạn chế ra khỏi nhà; khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang; thường xuyên rửa tay, giữ khoảng cách tiếp xúc với người khác trên 2mét.
Cấm tụ tập đông người (kể cả các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng), chưa kinh doanh các dịch vụ không thiết yếu... cấm các dịch vụ vui chơi giải trí, tiếp tục đóng cửa các khu du lịch. Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị (Đại hội Đảng các cấp hoặc các cuộc họp, sự kiện chính trị quan trọng do cấp uỷ, chính quyền địa phương quyết định) những người tham gia phải được giám sát y tế 14 ngày không được tiếp xúc với nguồn bệnh, hoặc đi từ vùng có dịch; có điều kiện thực hiện xét nghiệm cho những người tham gia; thực hiện việc dãn cách trong hội trường; đeo khẩu trang; sát trùng tay; không nghỉ giải lao; không tổ chức ăn uống; mở cửa thông thoáng phòng họp...
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các tỉnh căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn để quy định các biện pháp bổ sung nhằm đảm bảo mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế xã hội. Phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong thực hiện các quy định theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Trung ương.
Theo đó, đã chia các địa phương thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nguy cơ thấp để có biện pháp phòng chống dịch phù hợp tương ứng. Đối với nhóm 11 tỉnh thành có nguy cơ cao gồm: (1) Hà Nội, (2) Lào Cai; (3) Quảng Ninh, (4) Lạng Sơn; (5) Bắc Ninh; (6) Ninh Bình ; (6) Đà Nẵng; (7) Quảng Nam; (8) Bình Thuận; (9) Khánh Hoà; (10) TP Hồ Chí Minh; (11) Tây Ninh.
Với nhóm có nguy cơ gồm 12 tỉnh thành là: (1) Thái Nguyên; (2) Nam Định; (3) Hà Nam; (4) Nghệ An; (5) Hà Tĩnh; (6) Thừa Thiên Huế; (7) Đồng Nai; (8) Bình Dương; (9) Cần Thơ; (10) Sóc Trăng; (11) Kiên Giang; (12) Hải Phòng.
Các tỉnh còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp.
Có 4 hoạt động lớn khác biệt giữa 3 nhóm vừa nêu, đó là: Việc ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu: hạn chế và khuyến cáo. Việc mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ: đóng cửa; hạn chế; khuyến cáo. Việc vận chuyển bằng các phương tiện công cộng: Tạm dừng; hạn chế; khuyến cáo. Việc tụ tập đông người: Không quá 2 người; không quá 10 người; không quá 20 người.
Hết cách ly xã hội 'tôi sẽ đi cắt tóc, chạy xe ngắm phố' Sau gần 15 ngày thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ, phố xá Hà Nội trở nên nhộn nhịp hơn. Mọi người đều có những dự định sẽ làm trong ngày đầu hết giãn cách xã hộị. Người dân nói sẽ vẫn đồng lòng nếu Hà Nội tiếp tục cách ly. Những ngày cuối cách ly xã hội, đường phố Hà Nội...