TP.HCM: Kiến nghị bổ sung hai phà có sức chở từ 100 – 200 tấn
Nhằm giải quyết áp lực giao thông ngày càng tăng tại bến phà Cát Lái và Bình Khánh, UBND TP.HCM vừa kiến nghị Bộ Giao thông vận tải cấp phát cho mỗi bến phà trên một phương tiện có sức chở từ 100 – 200 tấn.
Cát Lái và Bình Khánh là hai bến phà có vai trò rất quan trọng trong việc kết nối giao thông thủy giữa TP.HCM với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và giữa trung tâm thành phố với H.Cần Giờ.
Dự báo trong thời gian tới, nhu cầu đi lại của hành khách sẽ tiếp tục gia tăng tại các bến phà này, trong khi số lượng và năng lực hoạt động của các phương tiện phà tại đây còn nhiều hạn chế.
Bến Bình Khánh hiện chỉ có một phà 200 tấn và bốn phà 100 tấn trong khi đó bến Cát Lái có hai phà 200 tấn và bốn phà 100 tấn.
Video đang HOT
Theo TNO
Hiểm họa từ những bến phà "chui" ở Hải Dương
Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, tỉnh Hải Dương đã thực hiện phương án quản lý nhà nước bến Hàn từ những năm 80. Nhưng cho đến thời điểm này, các bến phà hoạt động ở bến Hàn vẫn chưa có được giấy phép mở bến...
Bến đò Hàn (TP Hải Dương) có lưu lượng người và phương tiện lưu thông khá lớn. Tại đây, trung bình mỗi ngày có khoảng 700 -1.000 người từ các xã Thượng Đạt, An Châu, Nam Đồng, thuộc địa bàn thành phố và các xã huyện Nam Sách qua đây để vào nội thành và ngược lại.
Theo Trưởng bến, ông Hoàng Văn Nam, để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, tỉnh Hải Dương đã thực hiện phương án quản lý nhà nước bến Hàn từ những năm 80. Từ đó đến nay, có nhiều đơn vị lần lượt được phân công quản lý bến Hàn như: Xí nghiệp Quản lý đường bộ Hải Hưng, Phòng Giao thông thị xã Hải Dương, Công ty Công trình giao thông Hải Dương và từ năm 2007 là Xí nghiệp Giao thông vận tải TP Hải Dương. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, bến Hàn vẫn chưa có được giấy phép mở bến.
Hằng năm, các lực lượng chức năng như Cục Đường sông, Cảnh sát Đường thủy, các đoàn kiểm tra liên ngành... đều liên tục kiểm tra, nhắc nhở phải hoàn thiện thủ tục để được cấp giấy phép, đơn vị cũng đã báo cáo lãnh đạo cấp trên nhưng đến nay vẫn chưa thấy hồi âm. Đó là chưa nói nhu cầu đi lại của người dân qua đây rất cao nhưng hiện bến Hàn vẫn chỉ sử dụng 2 phà mini, được đóng từ những năm 90, khoang nhỏ, trọng lượng thấp, không có hệ thống nhà chờ, cổng chắn. Bến lại nằm trong bãi vật liệu và lò gạch của doanh nghiệp tư nhân nên đường dẫn vào bến xuống cấp nghiêm trọng.
Phà không giấy phép hoạt động vẫn đầy ắp người qua sông.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Xí nghiệp Giao thông vận tải TP Hải Dương cho biết: "Phà bến Hàn tới nay chưa có giấy phép hoạt động là hệ quả từ những đơn vị quản lý tiền nhiệm để lại, tồn tại trong nhiều năm. Xí nghiệp đã báo cáo, đề nghị UBND TP Hải Dương nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết".
Tương tự như bến Hàn, Bến Chanh là cầu nối giao thông quan trọng giữa 2 huyện Ninh Giang (tỉnh Hải Dương) và Vĩnh Bảo (TP Hải Phòng) từ hàng chục năm nay cũng không có giấy phép mở bến. Phà Chanh hiện do đoạn đường bộ Hải Dương quản lý. Bến có 3 phà, gồm 1 cặp phà lớn, một phà tự hành và 1 phà mini với lưu lượng khoảng 500 lượt người và hàng chục phương tiện lưu thông/ngày.
Bến trưởng Phạm Đăng Oanh cho hay: mặc dù làm việc tại đây từ năm 1995 nhưng ông cũng chưa một lần nhìn thấy giấy phép hoạt động của bến.
Bến Chanh qua từng thời kỳ được quản lý bởi nhiều cơ quan nhà nước như: Sở GT-VT tỉnh, UBND huyện, Công ty Công trình giao thông, Cục Đường bộ, đoạn đường bộ Hải Dương... Đơn vị cũng đã đề nghị đoạn đường bộ tỉnh kiểm tra lại xem bến đã được cấp giấy phép chưa? Nếu cấp rồi thì thất lạc ở đâu? Nếu không thấy xin UBND tỉnh cấp lại".
Ngoài bến Hàn, bến Chanh, bến phà Tuần Mây hiện do đoạn đường bộ Hải Dương quản lý hiện cũng đang trong tình trạng này.
Theo ông Nguyễn Ngọc Xuân, Phó Giám đốc đoạn đường bộ Hải Dương, bến Chanh và bến Tuần Mây hoạt động không phép từ nhiều năm. Khi tiếp nhận quản lý, do các bến đều không có giấy phép nên Đoạn cũng chỉ biết tiếp tục nhiệm vụ khai thác. Giấy phép hoạt động là thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng giải quyết.
Luật Giao thông đường thủy nội địa đã quy định rất rõ, chủ phương tiện phà, đò muốn hoạt động vận tải ngang sông phải làm đầy đủ các thủ tục phải xin phép mở bến cùng giấy phép đăng ký kinh doanh; đăng ký, đăng kiểm phương tiện... Nhưng tại Hải Dương, mặc dù các bến phà đều do các cơ quan nhà nước quản lý, thường xuyên được kiểm tra, giám sát hoạt động từ nhiều năm nhưng hoạt động không có giấy phép cho thấy đang có sự buông lỏng quản lý của các đơn vị chức năng của tỉnh và TP Hải Dương.
Không có giấy phép hoạt động, song những chuyến phà vẫn đều đặn vận chuyển người và hàng hoá qua sông. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi những bến phà này hoạt động không có căn cứ, cơ sở pháp lý
Theo CAND
TP.HCM: Bến xe, bến phà, quốc lộ kẹt cứng phương tiện Từ đầu giờ sáng nay (29/4), hàng vạn lượt phương tiện từ TP.HCM đổ về bến phà Cát Lái (phía bờ quận 2) trong dịp nghỉ lễ khiến nơi đây bị ùn tắc nghiêm trọng. Trong khi đó trên các tuyến QL1A, QL13, xa lộ Hà Nội... lượng phương tiện ôtô, xe tải, xe máy cũng tấp nập từ thành phố đổ về...