TP.HCM kiểm tra khai báo y tế của người đến Thành phố sau Tết
TP.HCM sẽ tổ chức kiểm tra khai báo y tế của hành khách đi máy bay, tàu hỏa, xe khách… đến Thành phố sau Tết nhằm kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
Thông tin này được Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong khẳng định tại cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 chiều 15/2.
Ông Phong cũng yêu cầu các đơn vị trên địa bàn TP phải lên phương án để kiểm soát lượng lớn người trở lại TP.HCM làm việc sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán.
“Nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn bệnh xâm nhập TP.HCM sau đợt nghỉ Tết, thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra khai báo y tế của hành khách đi máy bay, xe lửa, xe khách,… từ các địa phương đến TP.HCM. Tuỳ theo địa phương nơi xuất phát mà các đơn vị y tế tổ chức giám sát và xét nghiệm sao cho hù hợp”, ông Phong nói.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại cuộc họp.
Video đang HOT
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, từ ngày 5/2 đến 10/2, TP.HCM phát hiện 35 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 10 nhân viên bốc xếp, giám sát hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất (Công ty VIAGS), 25 người khác liên quan đến nhóm bệnh nhân này.
Ông Phong cũng cho biết, thời gian qua, TP điều tra truy vết, phong toả 36 điểm có ổ dịch để tiêu độc, khử trùng, điều tra, xét nghiệm tầm soát, mở rộng tầm soát ở khu có nguy cơ dịch bệnh cao. Những nơi có tần suất lây nhiễm cao như Quận 12, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú… thì triển khai khoanh vùng dập dịch triệt để.
Tính đến 15/2, kết quả xét nghiệm 2.946 F1 và F2 của 35 ca bệnh trên không phát hiện thêm người mắc mới. Bên cạnh đó, TP xét nghiệm hơn 9.800 người ở các khu vực có liên quan ca bệnh và cũng không ghi nhận người mắc mới.
Liên quan đến sân bay Tân Sơn Nhất, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, thành phố phối hợp với các đơn vị chức năng rà soát bổ sung các biện pháp phòng chống dịch như hạn chế tối đa dịch vụ ăn uống trong sân bay, cách ly tập trung 146 nhân viên bốc xếp hàng hóa… Toàn bộ nhân viên làm việc ở sân bay đều được xét nghiệm kiểm tra trước ca làm việc 24 giờ, kết quả âm tính mới được vào nhận ca làm.
Thành phố tổ chức lấy mẫu xét nghiệm giám sát đối với các điểm nguy cơ như bến xe, chợ đầu mối, chợ địa phương, khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân… từ 30 Tết đến mùng 3 Tết và đã có hơn 6.500 người được xét nghiệm, tất cả đều âm tính và chỉ còn 47 người chờ kết quả.
TP.HCM tiếp tục các biện pháp đảm bảo an toàn trong sân bay, chủ động giám sát thân nhiệt nhân viên và hành khách, giám sát ngẫu nhiên một số hành khách đến từ các tỉnh có nguy cơ.
Vụ độc tố trong Pate Minh Chay: gần 1.300 người ở TP.HCM đã mua hàng
Đó là thông tin bà Phạm Khánh Phong Lan - trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM - đưa ra tại cuộc họp giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 của UBND TP chiều 31-8.
Bà Phạm Khánh Phong Lan - trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM - phát biểu tại cuộc họp trực tuyến - Ảnh: THẢO LÊ
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, sau khi Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm Pate Minh Chay có chứa độc tố cực mạnh, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đã có văn bản gửi 24 quận, huyện đề nghị phối hợp thu hồi, cảnh báo người dân không sử dụng sản phẩm này.
Bà Lan cho rằng sau kiểm nghiệm, Bộ Y tế xác định một số sản phẩm Pate Minh Chay ở các lô khác nhau đã phát hiện vi khuẩn Clostridium botulinum type B. Đây là vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử, độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum có độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong.
Theo bà Lan, Bộ Y tế đã có chỉ đạo thu hồi toàn bộ sản phẩm của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới, không chỉ là thực phẩm Pate Minh Chay.
"Đây không phải là ngộ độc thực phẩm thông thường, nhiều bệnh nhân có triệu chứng nặng, nguy cơ tử vong là có", bà Lan nói.
Bà Lan cho biết Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM xác định có 1.290 khách hàng đặt mua sản phẩm qua hình thức trực tuyến với 1.559 hộp trong tháng 7 và tháng 8. Đơn vị đã gọi điện trực tiếp đến khách hàng để cảnh báo người dân không được ăn, cách ly sản phẩm và có biện pháp thu hồi.
Bên cạnh đó, bà Lan đề nghị các quận huyện tích cực phối hợp với Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM khẩn trương rà soát các cửa hàng, thu hồi toàn bộ các sản phẩm của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Thanh Liêm - phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM - chỉ đạo các quận huyện có lên phương án phối hợp với Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đảm bảo thu hồi toàn bộ sản phẩm.
Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM tuyên truyền kịp thời đến người dân không sử dụng thực phẩm này.
Chủ tịch UBND TP.HCM: Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 phức tạp, chần chừ sẽ trả giá "Tôi đồng tình với Bộ trưởng là nguy cơ lây nhiễm ở TP.HCM phức tạp. Vì vậy phải hành động quyết liệt hơn nữa", ông Nguyễn Thành Phong nói. Hẻm 169 Nguyễn Cư Trinh, Q.1 được phong tỏa từ đêm qua, 7.2 . ẢNH: NGUYÊN VŨ Kết luận chỉ đạo cuộc họp trực tuyến khẩn với Bộ Y tế, các sở ban ngành...