TP.HCM kiểm điểm trách nhiệm sai sót ở tuyến Metro số 1
Ban quản lý đường sắt đô thị và các đơn vị liên quan phải rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án, nguồn vay nước ngoài, trước ngày 31/3.
UBND TP.HCM vừa giao Sở Nội vụ phối hợp các đơn vị liên quan kiểm điểm trách nhiệm, đề xuất hình thức xử lý các tập thể, cá nhân sai sót được nêu trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước.
Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát toàn bộ quá hình thực hiện dự án Metro số 1 ( Bến Thành – Suối Tiên), đặc biệt là các căn cứ pháp lý. Những hợp đồng, biên bản đàm phán hợp đồng cũng được xem xét lại nhằm tránh thất thoát, thiệt hại cho ngân sách.
Ban quản lý đường sắt đô thị và các đơn vị có sai sót phải thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trước ngày 31/3. Ban này và Sở Tài chính sẽ phối hợp với Cục quản lý nợ, Kho bạc Nhà nước rà soát lại nguồn vay nước ngoài đã cấp phát cho dự án.
Tuyến Metro số 1 đã được Trung ương thông qua tổng mức đầu tư. (Ảnh: Quỳnh Trần)
Trong kết luận công bố hôm 20/12, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, UBND TP.HCM phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư Metro số 1 (theo quyết định 4480 năm 2011) là chưa đúng giá trị, chưa tuân thủ trình tự thủ tục và chưa đúng thẩm quyền. Bởi Nghị quyết 49 năm 2010 của Quốc hội quy định, dự án có tổng mức đầu tư trên 35.000 tỷ đồng (dự án quan trọng quốc gia) phải trình Quốc hội xem xét; còn theo Luật Xây dựng năm 2003, thẩm quyền quyết định đầu tư là của Thủ tướng.
TP.HCM phê duyệt điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án từ năm 2017 sang năm 2019 cũng không tuân thủ trình tự. Với dự án quan trọng quốc gia, khi kéo dài thời gian thực hiện từ một năm trở lên Chính phủ phải báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị xử lý tài chính hơn 2.898 tỷ đồng; trong đó thu hồi nộp ngân sách 18,25 tỷ, nộp thuế giá trị gia tăng hơn 53 tỷ, giảm trừ thanh toán cho các nhà thầu 96 tỷ… Đối với 2.864 tỷ đồng còn lại, Ban quản lý đường sắt đô thị phải xử lý theo kết quả kiểm toán và phải đàm phán, thương thảo với các nhà thầu để giảm giá hợp đồng các gói thầu CP1b, CP2… tránh thất thoát vốn đầu tư.
Video đang HOT
Việc Ban quản lý đường sắt đô thị điều chỉnh thiết kế tường vây hầm metro (gói thầu CP1a) từ 2 m xuống 1,5 m là không đúng quy trình. Tuy nhiên, các đơn vị tư vấn của Việt Nam và cả Nhật Bản đã xác nhận công trình vẫn bảo đảm an toàn, giúp thành phố tiết kiệm 93 tỷ đồng (khoảng 4 triệu USD).
Được khởi công vào cuối tháng 8/2012, tuyến Metro Số 1 đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó, khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Đến nay công trình này đã hoàn thành được 62% khối lượng.
Thời gian qua dự án gặp nhiều rắc rối như: Phó ban tự ý đi nước ngoài khi chưa được phép, trưởng ban xin nghỉ vì lý do sức khỏe, khủng hoảng nhân sự, dự án cũng liên tục rơi vào cảnh thiếu vốn; tổng mức đầu tư chưa được phê duyệt do bị đội vốn… Tuy nhiên, hiện các vấn đề này đều cơ bản được giải quyết và thành phố đang quyết tâm để dự án về đích đúng tiến độ vào năm 2020.
Nguồn: VnExpress
"Lạ lùng" việc quyết toán hàng nghìn tỷ đồng tiền trợ giá xe buýt
Trung bình mỗi năm TPHCM chi khoảng 1.000 tỷ đồng trợ giá xe buýt. Tuy nhiên, điều bất thường là Sở Giao thông vận tải TP vẫn chưa lập được báo cáo quyết toán kinh phí trợ giá xe buýt từ năm 2011-2017.
Xin bổ sung trợ giá hàng trăm tỷ nhưng bị "tuýt còi"
Trong năm 2018, dự toán ngân sách thành phố chi cho trợ giá xe buýt là 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Sở Giao thông vận tải TPHCM cho rằng kinh phí trợ giá trên không đảm bảo hoạt động cho ngành xe buýt nên đề xuất bổ sung 330 tỷ đồng.
Sở GTVT TP xin bổ sung ngân sách 330 tỷ đồng cho trợ giá xe buýt nhưng Sở Tài chính chỉ thống nhất 123 tỷ
Tuy nhiên, đề xuất của Sở GTVT bị Sở Tài chính "tuýt còi" và yêu cầu thuyết minh làm rõ một số nội dung. Sau khi tính toán lại, Sở GTVT giảm đề xuất xuống còn 168 tỷ đồng. Cuối cùng, Sở Tài chính thẩm định lại và thống nhất bổ sung 123 tỷ đồng và trình UBND TP xem xét. Như vậy, so với đề xuất ban đầu, số tiền được Sở Tài chính chấp thuận lệnh nhau tới hơn 200 tỷ đồng.
Ngược dòng thời gian, Sở GTVT TP đề xuất dự toán trợ giá xe buýt năm 2018 là 1.720 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ tình hình thực hiện, ước 8 tháng năm 2017 và thực tế các năm trước, Sở Tài chính đã yêu cầu điều chỉnh ước số lượt hành khách năm 2018 và dự toán kinh phí trợ giá xe buýt trong năm là 1.000 tỷ đồng.
Từ đó, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP (thuộc Sở GTVT TP) sẽ ký hợp đồng đặt hàng với các HTX xe buýt để phân bổ lại tiền trợ giá, duy trì hoạt động của xe buýt có trợ giá trong năm.
Theo quy định, Sở GTVT TP phải phê duyệt dự toán kinh phí đặt hàng vào ngày đầu năm. Thế nhưng phải đến ngày 15/8, Sở GTVT TP mới ban hành quyết định số 4640/QĐ-SGTVT về phê duyệt dự toán kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP để làm cơ sở ký hợp đồng thương thảo đặt hàng.
Do chậm phê duyệt dự toán kinh phí trợ giá dẫn đến gây khó khăn trong việc giải ngân kinh phí trợ giá. Việc này cũng gây bức xúc đối với các đơn vị vận tải, xã viên và ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ xe buýt.
Tính đến cuối tháng 9/2018, sau 2 lần thương thảo chỉ có 9/13 đơn vị ký hợp đồng đặt hàng. Đến tháng 11/2018, sau nhiều lần làm việc thì các đơn vị đã ký hợp đồng đặt hàng năm 2018.
Hơn 7.400 tỷ đồng trợ giá xe buýt chưa được quyết toán
Nhìn vào vấn đề giải ngân kinh phí trợ giá xe buýt trong những năm gần đây có thể nhận thấy tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động xe buýt tại thành phố. Đáng chú ý, Sở GTVT TP vẫn chưa lập được báo cáo quyết toán trợ giá xe buýt giai đoạn 2011-2017.
Sở GTVT TP vẫn chưa hoàn thành quyết toán kinh phí trợ giá xe buýt giai đoạn 2011-2017
Theo quy trình quyết toán xe buýt, hàng tháng, doanh nghiệp vận tải tổng hợp hồ sơ, báo cáo quyết toán gửi về Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP.
Cuối tháng 3 hàng năm, Trung tâm sẽ tổng hợp hồ sơ, báo cáo quyết toán năm trước liền kề để tiến hành kiểm toán theo quy định. Trong thời gian 60 ngày, đơn vị này phải gửi toàn bộ hồ sơ, báo cáo quyết toán đã được kiểm toán về Sở GTVT TP xét duyệt.
Trong thời hạn 90 ngày, Sở GTVT TP phải có báo cáo kiểm toán đính kèm, được phòng tài chính kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán năm về tình hình quản lý, sử dụng kinh phí trợ giá của Trung tâm. Từ đó, Sở GTVT TP sẽ thông báo số liệu xét duyệt quyết toán, đồng thời tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm tra.
Quy trình là thế nhưng Sở GTVT TP chưa lập được báo cáo quyết toán kinh phí trợ giá xe buýt giai đoạn 2011-2017. Nguyên nhân là do chưa nhận được hồ sơ báo cáo quyết toán từ Trung tâm quản lý giao thông công cộng.
Sở GTVT TP đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở Trung tâm nộp hồ sơ, báo cáo quyết toán về tình hình sử dụng kinh phí ngân sách trợ giá xe buýt các năm. Tuy nhiên, trong tháng 11/2018, Sở GTVT chưa nhận được hồ sơ, báo cáo quyết toán kinh phí trợ giá của Trung tâm từ năm 2012 đến 2016. Riêng năm 2011, hồ sơ đề nghị quyết toán của Trung tâm quản lý giao thông công cộng đã được gửi nhưng Sở GTVT TP yêu cầu bổ sung hồ sơ, thuyết minh giải trình một số nội dung.
Trong giai đoạn 2011-2017, hơn 100 tuyến xe buýt có trợ giá của TPHCM sử dụng hơn 7.400 tỷ đồng tiền ngân sách. Việc chậm trễ quyết toán trợ giá xe buýt trong giai đoạn này cũng khiến các đơn vị thẩm định không thể xác định được tiền ngân sách chi cho trợ giá xe buýt được sử dụng như thế nào.
Trước đó, UBND TP từng có kết luận thanh tra trợ giá xe buýt giai đoạn 2012-2014 và chỉ ra nhiều bất cập. Cụ thể, việc thiếu kiểm tra giám sát giữa các đơn vị chức năng đã tạo kẽ hở cho một số doanh nghiệp vận tải lợi dụng quyết toán khống tiền trợ giá xe buýt hàng trăm triệu đồng. Nghiêm trọng hơn, đối tượng không thuộc diện hưởng trợ giá cũng được thanh toán cả trăm triệu đồng...
Quốc Anh
Theo Dantri
Cà Mau tiết kiệm trên 17 tỷ đồng/năm từ thay đổi quản lý xe công Sáng nay (13.12) ông Đinh Tiến Dũng - Bộ Trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Cà Mau về tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2018, tình hình phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tại buổi làm việc, ông Lâm Văn Bi - Phó Chủ...