TP.HCM khuyên dân bỏ ăn thịt chó: ‘Cấm luôn sẽ…văn minh hơn?’
Theo một thành viên của Hội cho, tặng, mua bán thú cưng, không chỉ khuyên mà Ban quản lý ATTP TP.HCM nên cấm người dân ăn thịt chó.
Xung quanh xôn xao về việc TP.HCM khuyên dân bỏ ăn thịt chó, ngày 15/9, trao đổi với báo Đất Việt, ông Dương Thanh Đa, nguyên đội trưởng đội bắt chó thả rông, thuộc trạm phòng chống dịch, kiểm dịch động vật Chi cục thú y TP.HCM cho rằng, việc ăn hay không ăn thịt chó là theo sở thích của từng người.
“Tuy nhiên cũng đã từ lâu rồi tôi không còn ăn món thịt chó nữa, tôi chỉ ăn món này từ khi tôi đi bộ đội thôi. Hồi đi bộ đội thì món thịt chó không thiếu được, còn bây giờ tôi đã bỏ rồi”, ông Đa chia sẻ.
Nói về việc này, cùng ngày, chị Nguyễn Thị An, thành viên của Hội cho, tặng, mua bán thú cưng cho rằng, không chỉ khuyên mà nên cấm luôn người dân không ăn thịt chó thì sẽ văn minh hơn.
Chị An cho rằng: “Nếu xét về việc ăn thịt chó có đảm bảo sức khỏe không thì tôi nghĩ là không bởi đa số thịt chó bây giờ đều không rõ nguồn gốc, trong khi đấy tình trạng trộm chó cũng nhiều, nhiều con chó ăn phải bả rồi lăn ra chết, sau đó lại được bán cho các quán nhậu nên khi người dân ăn vào cũng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Như vậy, nguồn thịt không đảm bảo thì sức khỏe của người dân cũng không đảm bảo được.
Còn xét về vấn đề tình người thì tôi cho rằng, con chó là vật nuôi rất thân thương, gắn liền với tuổi thơ của mọi người nên không thể giết, mổ và ăn con vật này được. Xã hội ngày càng phát triển nên người dân cũng nên từ bỏ món này đi.
Nhiều người nước ngoài sang Việt Nam nhìn thấy cảnh giết mổ thịt chó mà họ thấy sợ hãi, bản thân tôi cũng từng có những người bạn nước ngoài hỏi về việc ăn thịt chó này mà tôi cảm thấy rất xấu hổ. Ở ta có nhiều người nghĩ món thịt chó là món truyền thống nhưng tôi nghĩ không nên nói thế mà phải đặt sự văn minh, văn hóa lên trên”.
Nhiều người cho rằng, món thịt chó là món chủ đạo trong các buổi liên hoan, lễ, tết nên không thể từ bỏ
Trong khi đó, bình luận về vấn đề này, anh Nguyễn Văn Ngọc (35 tuổi, chủ một quán thịt chó) cho rằng, thịt chó khác với thịt gà, lợn, vịt. Thịt chó là món ăn chính của người dân trong mỗi dịp lễ, tết nên không thể bỏ món ăn này được.
Video đang HOT
“Ai khuyên thì khuyên, ai bỏ thì bỏ, còn tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bỏ món thịt chó cũng như còn người ăn thì quán tôi vẫn còn mở.
Món thịt chó chỗ tôi khiến nhiều người nghiện rồi, chỉ trừ 3 ngày đầu tháng không bán thôi chứ những ngày khác có muốn nghỉ một ngày cũng khó vì nhu cầu của người dân rất nhiều.
Mỗi lần đến ngày rằm hay cuối tháng, một ngày tôi thịt đến 2-3 con chó mà bán không đủ, vậy tại sao lại phải bỏ. Nhiều người ăn thịt chó cả 30 ngày trong tháng được, giờ bảo bỏ thịt chó thì họ ăn món gì?
Văn minh, văn hóa thì sang nước ngoài ở, còn bảo ăn thịt chó không văn minh, văn hóa thì ăn thịt trâu, bò mới văn minh hay sao?”, anh Ngọc cho biết.
Có cùng suy nghĩ trên, anh Phạm Văn Tôn (40 tuổi, Hòa Bình) cho rằng, sở thích về ẩm thực của anh là món thịt chó, bởi vậy mỗi lần có khách đến nhà hay đi du lịch xa nơi đâu anh thường muốn mời bạn bè món cầy tơ.
Theo anh Tôn, chỉ khi ngồi uống rượu thịt chó với bạn mới khiến anh có thể ngồi lai rai được. Một con chó chế biến được rất nhiều món, nếu đã ăn thịt chó là anh không muốn ăn bất cứ loại thịt nào khác có trên mâm cỗ. Bởi vậy, anh chưa bao giờ nghĩ mình sẽ từ bỏ món ăn quen thuộc này.
Trước đó, theo Ban quản lý ATTP TP.HCM, loài chó là vật nuôi được thuần hóa và gắn bó với cuộc sống của con người từ rất lâu. Trong một số gia đình, chó không những giúp người chủ trông nhà mà nó còn được xem như là thành viên trong gia đình, con vật yêu thương, gắn bó.
Ban quản lý ATTP TP.HCM cho rằng, hiện tại, pháp luật Việt Nam không cấm sử dụng thịt chó nhưng cũng không đưa loài chó vào danh mục vật nuôi để giết thịt làm thực phẩm cho con người. Việc sử dụng thịt chó hiện tại tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe do việc chăn nuôi, giết mổ chưa qua kiểm dịch, kiểm soát giết mổ của cơ quan nhà nước, cụ thể như: Nhiễm các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là virus gây bệnh dại.
Nhiễm kí sinh trùng, đặc biệt là trứng và ấu trùng không phát triển thành giun trong ruột mà xâm nhập vào gan, phổi, các phủ tạng khác, thậm chí có thể xâm nhập vào cả não và mắt. Hiện tượng này được gọi là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng (larva migrans) gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người.
Nhiễm hóa chất tồn dư trong thịt chó, đặc biệt là các hóa chất dùng để đánh bả chó, những hóa chất này thường rất độc và có thể gây chết người.
“Từ những phân tích nêu trên, cho thấy sử dụng thịt chó là thói quen không tốt, nên từ bỏ, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, giao lưu với thế giới và quá trình tạo dựng hình ảnh đất nước Việt Nam văn minh, hiện đại”, khuyến cáo của Ban quản lý ATTP TP đúc kết.
Thanh Giang
Theo baodatviet
Chủ tịch nước Lê Đức Anh đến thăm VOV nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
Người đứng đầu Nhà nước khi đó cho biết, suốt cuộc đời làm cách mạng, bản thân ông luôn gắn bó với Đài VOV.
Vào năm 1995, nhân dịp kỷ niệm 50 ngày thành lập, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã đến thăm Đài Tiếng nói Việt Nam.
Đến thăm cơ sở kỹ thuật của Đài, Chủ tịch nước dừng chân rất lâu để nói chuyện với những cán bộ, công nhân viên - những người âm thầm giữ cho làn sóng phát thanh luôn vang xa trong suốt nửa thế kỷ.
Chủ tịch nước Lê Đức Anh đến thăm Đài TNVN vào năm 1995.
Chủ tịch nước Lê Đức Anh chúc mừng Đài Tiếng nói Việt Nam nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, đánh giá cao những đóng góp của Đài đối với sự nghiệp gìn giữ độc lập cho Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch nước Lê Đức Anh cho rằng, tiếng nói của Đài đã động viên, cổ vũ rất lớn cho quân dân ta hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, mong rằng, Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ cố gắng hơn nữa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Người đứng đầu Nhà nước khi đó cho biết, suốt cuộc đời làm cách mạng, bản thân ông luôn gắn bó với Đài. Không chỉ ông mà cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trong mấy cuộc kháng chiến đều coi Đài Tiếng nói Việt Nam như bạn đời, luôn luôn bên cạnh, có thời gian là nghe Đài.
Đài đã cổ vũ, động viên rất lớn cho mọi người, cho cán bộ chiến sĩ, nhân dân hoàn thành nhiệm vụ và làm cho mỗi người gắn với Thủ đô Hà Nội, với các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
"Cả nước nghe tiếng nói của Đài là hướng về Hà Nội, nơi trung tâm đầu não lãnh đạo đất nước ta và động viên, cổ vũ cho toàn thể nhân dân vượt qua những thử thách tưởng chừng không vượt qua được.
Chính nhờ có Đài - tức là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, tiếng nói của Hồ Chủ tịch, động viên mọi người vượt qua những thử thách ghê gớm để hoàn thành nhiệm vụ. Không những lời nói, tin tức trong cả nước mà lời ca tiếng hát của Đài cũng có sức cổ vũ rất lớn", Chủ tịch nước Lê Đức Anh chia sẻ và nói tiếp: "Tới bây giờ, Đài Tiếng nói là "bạn đời" của mọi người, gắn bó với quê hương đất nước, gắn bó tâm hồn mỗi người vào quê hương đất nước. Vị trí này có thể không có phương tiện nào thay thế được, cho nên giá trị, vai trò của Đài là cực kỳ quan trọng".
Chủ tịch nước Lê Đức Anh hy vọng rằng, khi phương tiện được hiện đại hóa, trình độ của cán bộ, công nhân viên được nâng lên, với một bản lĩnh chính trị vững vàng, Đài sẽ phục vụ tốt hơn nữa sự nghiệp của đất nước ta.
Người dân đòi hỏi một lượng thông tin rất lớn, về nhiều mặt, đa dạng, chính vì vậy Đài Tiếng nói Việt Nam làm sao để đáp ứng được yêu cầu đó. Khi mất nước, Đài đã động viên lòng yêu nước để hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, Đài phải làm sao phát huy được lòng yêu nước đó không chỉ nhân dân ta mà còn cả đồng bào ta ở nước ngoài.
Phóng viên báo điện tử VOV chụp ảnh cùng gia đình Đại tướng Lê Đức Anh sau khi thực hiện một cuộc phỏng vấn với ông về công tác cán bộ.
"Định hướng quan trọng nhất là động viên lòng yêu nước. Cỗ vũ, động viên người lao động vươn lên lo được đời sống của mình ngày càng tốt hơn. Quan trọng nhất là động viên cổ vũ, thông tin khoa học kỹ thuật... để làm sao đời sống nhân dân lao động ngày càng tốt lên cả về vật chất và tinh thần.
Đó cũng là mục tiêu của Đảng, như Bác Hồ đã từng nói: Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành - đó là yêu cầu rất cao, rất nhân đạo và cách mạng" - Chủ tịch nước Lê Đức Anh cho biết.
Chủ tịch nước nhận xét, Đài Tiếng nói Việt Nam đã có những đóng góp rất lớn cho sự nghiệp giành độc lập và bảo vệ độc lập cho Tổ quốc, thống nhất và xây dựng đất nước. Ông chúc Đài sẽ làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị cũng như nhiệm vụ chuyên môn để góp phần xây dựng đất nước ta giàu mạnh, thực hiện mục tiêu mà Đảng đã đề ra.
Nguồn: VOV.VN
Lo vụ sàm sỡ bé gái trong thang máy "chìm xuồng", giới trẻ lại làm điều này... Những hình ảnh check-in trước nhà ông Linh trong vụ sàm sỡ bé gái trong thang máy khiến dư luận tiếp tục gây tranh cãi. Hơn tuần qua, vụ việc sàm sỡ bé gái trong thang máy tại chung cư ở TP.HCM nhận không ít bức xúc dư luận. Qua điều tra, cơ quan chức năng cũng làm rõ người đàn ông trong...