TP.HCM không truyền hình trực tiếp phiên thảo luận quản lý đất đai
Sáng 10.7, TP.HCM khai mạc kỳ họp thứ 9 HĐND khóa 9 và thông qua lịch trình nội dung làm việc trong 3 ngày. Trong đó, phiên báo cáo giám sát công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất trên địa bàn không được truyền hình trực tiếp đến cử tri.
Quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai là vấn đề được nhiều cử tri TP.HCM quan tâm. Nhất là trong thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vấn đề, vụ việc liên quan đến quản lý đất công trên địa bàn thành phố.
Có thể kể ra một số vụ việc khiến dư luận bức xúc như vấn đề đất đai tại Khu đô thị Thủ Thiêm ( quận 2). Để đầu tư xây dựng “siêu dự án” này, TP.HCM đã mất nhiều năm giải tỏa gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm, khoảng 15.000 hộ dân.
TP.HCM khai mạc kỳ họp thứ 9 HĐND khóa 9.
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ năm 2015, UBND TP cho biết, số tiền để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trả các khoản lãi vay cho KĐTM Thủ Thiêm là hơn 29.000 tỷ đồng. Vấn đề khiếu nại của người dân ở khu vực này cũng kéo dài nhiều năm qua.
Hay như vấn đề mua bán đất đai giữa Quốc Cường Gia Lai và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận. Theo chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM, phía Tân Thuận phải đàm phán với Công ty Quốc Cường Gia Lai hủy hợp đồng mua bán lô đất 32,2ha tại Phước Kiển (Nhà Bè) mà hai bên đã giao dịch trước đó.
Tuy nhiên, trong buổi làm việc với Tân Thuận, phía Quốc Cường Gia Lai đồng ý trả lại lô đất 32,2ha tại Phước Kiển với điều kiện bên bán phải bồi thường thiệt hại bằng cách trả lãi, bù đắp trượt giá với khoản tiền mà hai bên đã giao dịch trước đây, vì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Phiên báo cáo giám sát công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất trên địa bàn không được truyền hình trực tiếp.
Video đang HOT
Vấn đề hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất công tại “doanh nghiệp con cưng” của TP.HCM là Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (Sagri) thời gian qua cũng khiến dư luận quan tâm.
Ông Lê Tấn Hùng – Tổng Giám đốc Sagri – cho biết, hiện tổng công ty đang quản lý 45 nhà, đất với tổng diện tích 62.882.679m2. Các công ty con của Sagri đã thực hiện nhiều hợp đồng khoán đất cho các hộ, doanh nghiệp. Nhiều nơi đã không thực hiện đúng nội dung giao khoán giữa hai bên.
Đến cuối năm 2017, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu chấm dứt ngay việc cho các tổ chức, cá nhân khác thuê lại đất, thuê tài sản gắn liền với đất không đúng quy định… tại Sagri.
Ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm.
Liên quan đến việc giải quyết kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 6, ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết kiến nghị của cử tri hầu hết liên quan đến đời sống xã hội.
Cụ thể, tập trung vào lĩnh vực giao thông vận tải có 104 kiến nghị; đất đai môi trường có 28 kiến nghị; quy hoạch xây dựng và chậm triển khai dự án làm ảnh hưởng đến đời sống người dân có 38 kiến nghị…
Cũng tại kỳ họp này, UBND thành phố sẽ trình các danh mục dự án cần thu hồi đất, dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để HĐND thành phố xem xét thông qua, như:1, Về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa với 34 dự án, tổng diện tích trồng lúa là 1.468ha.2, Danh mục dự án của chuyển mục đích sử dụng đất từ 10ha trồng lúa trở lên thông qua 31 dự án với tổng diện tích hơn 1.893ha đất trồng lúa.3, Danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa có diện tích dưới 10ha thông qua 3 dự án với tổng diện tích 9,36ha.4, Danh mục cần thu hồi đất thông qua 1 dự án để có quỹ đất xây dựng dự án cầu đường Bình Tiên với diện tích 22,8ha.5, Về điều chỉnh diện tích đất thu hồi của các dự án được thông qua, có 18 dự án tại quận 2, 6, 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú, huyện Hóc Môn và Bình Chánh về việc điều chỉnh ranh thu hồi đất với tổng diện tích đất thu hồi là 247,21ha.
Theo Danviet
Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm 1/5.000 từng được lưu trữ ở đâu?
TS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM giai đoạn 1996-2002, khẳng định Thủ tướng đã duyệt quy hoạch là phải có bản đồ 1/5.000 và được lưu ở Kiến trúc sư trưởng TP.
Xoay quanh câu chuyện UBND TP.HCM đến nay vẫn chưa tìm thấy bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm 1/5.000, nhiều chuyên gia quy hoạch, lãnh đạo ngành quy hoạch TP.HCM trong giai đoạn 1996-2002 bất ngờ với sự việc thất lạc của tấm bản đồ quan trọng này.
Chắc chắn phải có bản đồ 1/5.000
TS.KTS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM giai đoạn 1996 - 2002, khẳng định Thủ tướng đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm thì chắc chắn phải có bản đồ 1/5.000.
"Tôi làm Phó kiến trúc sư trưởng thời điểm đó nhưng không phụ trách quy hoạch nên không nhớ có thấy bản đồ 1/5.000 không? Tuy nhiên, khi Thủ tướng quyết định thì chắc chắn hồ sơ phải có bản đồ 1/5.000", ông Cương nói.
Khu đô thị Thủ Thiêm đang thành hình sau hơn 20 năm có quyết định quy hoạch của Thủ tướng. Ảnh: Lê Quân.
Ông Cương cho biết theo nguyên tắc, sau khi nhận quyết định của Thủ tướng chính phủ, hồ sơ quy hoạch sẽ được giữ ở kho lưu trữ của Kiến trúc sư trưởng TP.HCM (sau này là Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM). Tuy nhiên thời điểm đó, các văn thư thường quy định lưu trữ 10 năm, trụ sở Sở Quy hoạch - Kiến trúc lại di chuyển địa điểm làm việc nhiều lần nên dễ bị thất lạc.
Nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM chia sẻ chưa bao giờ gặp trường hợp mất hồ sơ, tài liệu kiểu này. Ông Cương cho rằng không biết bản đồ mất thời gian nào, có thể mất trong giai đoạn chuyển hồ sơ từ trụ sở đường Trương Định về đường Pasteur.
Trước đó, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM, cho biết bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm 1/5.000 chưa tìm thấy trong bộ hồ sơ lưu, không phải không có, các cơ quan đang cố gắng tìm.
Theo quy định, khi trình thủ tục lên Thủ tướng phải có đầy đủ tờ trình, báo cáo đề xuất nhiệm vụ, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch, thẩm định của cơ quan chức năng, dự thảo... Tuy nhiên, công tác lưu trữ khó khăn nên việc tìm lại bản đồ quy hoạch gốc 1/5.000 chưa hoàn thành.
"Tôi mới nghe thông tin hình đã tìm được bản sao, nhưng chưa thấy bản gốc. Vì vậy, việc này không thể nói là không có, mà tìm chưa ra", ông Hoan nhấn mạnh.
Còn KTS Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, cho biết những dự án quan trọng sẽ có một số hồ sơ kèm bản đồ gốc để lấy ý kiến sở ngành, cơ quan chức năng. Chưa kể bên có liên quan sẽ sao y bản đồ này ra nhiều bản và những bản đồ này nếu được đóng dấu của cơ quan có trách nhiệm sẽ có giá trị không khác bản đồ gốc.
Theo ông Mười, có thể trong quá trình di chuyển cộng với khả năng lưu trữ kém dẫn tới thất lạc bản đồ gốc. Hiện khâu yếu nhất của các cơ quan nhà nước kể cả doanh nghiệp thiết kế, xây dựng chính là khâu lưu trữ, đặc biệt là lưu trữ hồ sơ thiết kế, xây dựng.
Bản đồ 1/2.000 được duyệt năm 1998
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, sau khi có Quyết định số 367 của Thủ tướng, năm 1998 TP.HCM duyệt Quyết định 13585 về phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch và để làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị mới.
Ranh của khu đô thị này căn cứ theo bản đồ được duyệt (Quyết định 13585) với quy mô 618 ha, không kể diện tích sông Sài Gòn và khu tái định cư 42 ha.
Khu đô thị Thủ Thiêm đang được xây dựng. Ảnh: Lê Quân.
Sau đó, UBND TP có thêm 3 quyết định nữa liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch chung ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, đi kèm các bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000. Các bản vẽ quy hoạch được phê duyệt từ sau quyết định 13585 đang được lưu trữ đầy đủ, để làm cơ sở quản lý.
Hôm 2.5, UBND TP.HCM tổ chức họp báo định kỳ tình hình kinh tế xã hội - an ninh trật tự trên địa bàn trong 4 tháng đầu 2018. Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, cho biết bản đồ khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn chưa tìm thấy.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm trên bán đảo Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM) đối diện quận 1, qua sông Sài Gòn. Dự án được phê duyệt từ năm 1996, được kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính, thương mại tầm cỡ quốc tế. Đến năm 1998, UBND TP.HCM ban hành bản đồ quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Thủ Thiêm 1/2.000. Để đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM đã giải tỏa gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm, 12.500 hộ dân đã di dời để nhường chỗ cho siêu dự án này.
Theo Phước Tuần - Phúc Anh (Zing)
Cận cảnh khu đất bị tố là bán giá bèo cho Quốc Cường Gia Lai Khu đất 32,5 ha tại xã Phước Kiển được Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai với giá 419 tỷ đồng, tương đương 1,29 triệu đồng/m2 hiện vẫn là khu đất hoang, lau sậy mọc um tùm. Năm 2017, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) và Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (Tân...