TPHCM: Không mua xe công để tiết kiệm ngân sách
Nhằm siết chặt chi ngân sách, UBND TPHCM chỉ đạo không mua xe công, trừ xe chuyên dụng theo quy định của pháp luật, xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan, đơn vị mới thành lập.
Trong văn bản chỉ đạo về triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách Nhà nước năm 2015, UBND TP yêu cầu các Sở – ngành, quận – huyện, tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, gắn với hiệu quả công việc, tuân thủ kỷ cương, kỷ luật tài chính.
Quan điểm về công tác quản lý ngân sách năm 2015 của thành phố: “Tăng nguồn thu để có nguồn chi, tiết kiệm chi để sử dụng hiệu quả tiền nhà nước và có nguồn tăng cho đầu tư” (ảnh minh họa)
Đồng thời rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ thu chi theo thứ tự ưu tiên; bố trí kinh phí tổ chức các lễ lớn, các ngày kỷ niệm thành lập ngành theo tinh thần triệt để tiết kiệm. Kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật sự cần thiết; cắt giảm tối đa các khoản chi hội nghị, hội thảo, lễ hội, khởi công, khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài. Tăng cường thực hành tiết kiệm phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí.
Không mua xe công, trừ xe chuyên dụng theo quy định của pháp luật, xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan, đơn vị mới thành lập.
Dừng triển khai và thu hồi các khoản kinh phí thường xuyên đến ngày 30/6/2015 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu để bổ sung dự phòng ngân sách; kiên quyết cắt giảm vốn đầu tư các dự án chậm tiến độ…
Về nguồn thu ngân sách năm nay, UBND TP yêu cầu đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra thuế và hải quan, kiểm tra sau thông quan, tập trung nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường các giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống chuyển giá; kiểm tra chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng và đúng quy định.
Đối với các cơ quan thuế, đặc biệt lưu ý các giao dịch liên kết, hoạt động chuyển nhượng vốn, kinh doanh qua mạng, các giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng,… Phấn đấu thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đạt tối thiểu 15% số doanh nghiệp đang quản lý thuế; nghiên cứu, đề xuất phương án giải quyết triệt để nợ chờ xử lý, nợ điều chỉnh, không để phát sinh số nợ thuế mới. Phấn đấu số nợ thuế đến 31/12/2015 phải dưới mức 5% trên tổng doanh thu.
Quốc Anh
Video đang HOT
Theo Dantri
Hà Nội: Hàng trăm tiểu thương đóng quầy, nghỉ bán hàng
Hàng trăm ki ốt trong khu chợ Việt Hưng đồng loạt nghỉ bán vì nhiều khúc mắc với ban quản lý chợ
Hàng trăm gian hàng đóng cửa
Ngày 6/1, hàng trăm tiểu thương là chủ của các gian hàng kinh doanh trong khu chợ Việt Hưng (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) đã đồng loạt đóng cửa hàng, nghỉ kinh doanh vì phía công ty quản lý khu chợ này vừa ra thông báo tăng giá thuê ki ốt trong năm 2015.
Những tiểu thương ở đây đã làm đơn kiến nghị lên cơ quan chức năng để phản đối việc tăng giá thuê cửa hàng trong khi tình trạng buôn bán đang ế ẩm, những chủ buôn đều đang gặp khó khăn.
Các gian hàng đóng cửa nghỉ bán do các tiểu thương "đình công"
Ghi nhận của phóng viên tại đây, cả khu chợ thường ngày bán quần áo, vải vóc bất ngờ đóng cửa kín mít. Hàng trăm gian hàng lớn, nhỏ đều kéo cửa xếp không tiến hành kinh doanh. Các tiểu thương tập trung bên trong chợ để phản đối việc tăng phí.
Theo bà Vũ Thị Dung - một tiểu thương bán hàng ở chợ Việt Hưng đã hơn 20 năm, trước đây khu chợ Việt Hưng là chợ truyền thống. Sau khi có chủ trương xây mới, cả khu chợ đã được Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng khai thác chợ Long Biên đầu tư xây mới và tiến hành khai thác, quản lý.
Tiểu thương Vũ Thị Dung chia sẻ với phóng viên
Năm 2008, khu chợ hoàn thành với 3 tầng, tuy nhiên số tiểu thương chuyển vào kinh doanh tại đây chủ yếu ở tầng 2, phía tầng 3 bỏ không vì không có ai thuê. "Do tình trạng buôn bán ế ẩm nên ban đầu có khoảng 200 gian hàng thì đến bây giờ chỉ còn khoảng 100 gian hàng trụ lại được", bà Dung cho biết.
Thời điểm năm 2008, giá thuê tại chợ là 100.000 đồng/m2/tháng đối với hợp đồng ngắn hạn và 50.000 đồng/m2/tháng đối với hợp đồng dài hạn. Các chủ hộ kinh doanh cho biết, những người làm hợp đồng dài hạn phải đóng ít hơn một nửa vì phải nộp trước số tiền 10.000.000 đồng/m2 khi làm hợp đồng 30 năm. Như chị Nguyễn Thị Ngọc, chủ một ki ốt bán quần áo cho biết, để làm hợp đồng dài hạn và đóng phí thuê ít đi, ki ốt rộng 10m2 của chị phải tốn 100.000.000 triệu đồng.
Đến năm 2012, Công ty quản lý chợ đã tăng mức thu đối với hợp đồng ngắn hạn lên 140.000 đồng/m2/tháng và 65.000 đồng/m2/tháng đối với hợp đồng dài hạn.
Sự việc gây bức xúc khi cách đây khoảng 10 ngày, các chủ kinh doanh bất ngờ nhận được thông báo của phía Công ty quản lý về việc sẽ tăng mức thu tiền hợp đồng chợ Việt Hưng năm 2015. Cụ thể, đối với hợp đồng ngắn hạn mức thu là 160.000 đồng/m2/tháng Đối với hợp đồng dài hạn mức thu là 75.000 đồng/m2/tháng và tiền đóng trước hợp đồng dài hạn từ 10.000.000 đồng nâng lên thành 18.000.000 đồng/m2.
Lý do tăng giá ki ốt mà phía Công ty quản lý đưa ra là để duy trì hoạt động kinh doanh đồng thời đóng góp vào việc đầu tư sửa chữa, trang trí lại chợ.
Các tiểu thương khi nhận thông báo tăng giá ki ốt đều chán nản muốn bỏ kinh doanh vì vốn khu chợ đã rơi vào tình trạng ế ẩm từ lâu, rất nhiều gian hàng đã phá sản phải trả mặt bằng chuyển sang nghề kinh doanh khác.
Khu chợ Việt Hưng vắng tanh không một bóng người
Bên cạnh đó, một số chủ kinh doanh ở khu chợ Việt Hưng còn phản ánh việc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng khai thác chợ Long Biên khi thu thuế gian hàng không đưa giấy tờ biên lai, biên nhận hay hóa đơn nào cho tiểu thương. Chị Vũ Thị Bình, chủ ki ốt bán quần áo cho biết: "Mỗi tháng có người đến thu thuế 220.000 đồng của tôi nhưng trong suốt 8 năm bán hàng ở đây, chưa một lần nào tôi được nhận hóa đơn".
Hiện tại, các tiểu thương đều đã tạm ngừng kinh doanh và cho biết rằng sẽ gửi đơn đến các cơ quan chức năng để mong có giải pháp giúp việc kinh doanh bớt gặp khó khăn và các mức phí đừng tăng để bớt gánh nặng kinh tế.
Ban quản lý nói gì?
Liên quan đến sự việc trên, trong chiều ngày 6/1, ông Lê Huy Thành - Phó giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng khai thác chợ Long Biên cho biết, việc tăng phí đã có lộ trình và tăng thường niên 3 năm một lần, mức tăng mà phía Công ty đưa ra đã căn cứ đúng theo các văn bản thành phố quy định.
"Mức phí cao nhất chúng tôi được thu tời 200.000 đồng/m2/tháng nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên chúng tôi đã rất ưu tiên cho các tiểu thương chợ Việt Hưng chỉ thu 160.000 đồng/m2/tháng". Ông Thành nói,
Ông Lê Huy Thành cũng khẳng định việc tăng phí là bắt buộc, không thể dừng lại vì phía công ty còn đang bị lỗ, nhiều lần phải lấy tiền để ứng trước tiền thuế cho các tiểu thương để giữ uy tín cho khu chợ.
Về vấn đề thu thuế nhưng không giao biên lai, biên nhân hoặc hóa đơn, ông Thành thừa nhận là có trường hợp tiểu thương không nhận được. "Bên cơ quan thuế có ủy nhiệm thu cho Công ty tôi nên có cắt cử nhân viên đi thu thuế, chúng tôi có viết biên lai thu thuế, có lúc viết biên lai sau, có người không đòi hỏi nên chúng tôi không đưa", ông Thành giải thích.
Lãnh đạo Công ty quản lý chợ cũng khuyến khích người dân lên nộp thuế trực tiếp cho phòng kế toán của công ty và nhận giấy tờ biên lai, biên nhận hoặc hóa đơn theo quy định.
Lê Tú
Theo Dantri
Để Uber hoạt động nhưng sẽ thanh tra đột xuất Chiều 22/12, Bộ trưởng Đinh La Thăng làm việc với ông Jordan, GĐ phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Uber. Tại cuộc họp, đại diện Uber giới thiệu về hoạt động, lợi ích của dịch vụ bằng cách dựa trên nền tảng công nghệ để tận dụng được các loại xe lưu thông trên đường. Đại diện của...