TPHCM không giới hạn người tiêm vắc xin Covid-19 mỗi ngày để nâng bao phủ
Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM yêu cầu các địa phương lập danh sách tiêm toàn bộ người dân, huy động tổng lực ngành y tham gia, bỏ giới hạn người được tiêm tại mỗi điểm.
Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM vừa có công văn khẩn gửi các sở, ngành và địa phương về việc điều chỉnh kế hoạch tiêm chủng vắc xin Covid-19 đợt 5 trên địa bàn.
Kế hoạch sau khi điều chỉnh của thành phố có nhiều điểm mới về đối tượng và công tác tổ chức tiêm vắc xin Covid-19. Theo đó, TPHCM sẽ huy động tổng lực ngành y tế cả công lập và ngoài công lập, nhằm đẩy nhanh tiến độ, nâng cao độ bao phủ vắc xin Covid-19 cho người dân.
Các điểm tiêm không giới hạn số lượng người tiêm mỗi ngày, phát huy tối đa năng lực từng điểm.
Người ở khu vực nào được tiêm ở khu vực đó
Theo kế hoạch tiêm chủng vắc xin Covid-19 đợt 5 mới, UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức chịu trách nhiệm lập danh sách tiêm cho toàn bộ người dân cư trú trên địa bàn, xếp lịch tiêm chủng theo buổi tiêm, ngày tiêm. Công tác tổ chức phải đảm bảo nguyên tắc người ở khu vực nào được tổ chức tiêm ở khu vực đó.
Video đang HOT
TPHCM yêu cầu các địa phương lập danh sách tiêm cho toàn bộ người cư trú trên địa bàn (Ảnh: Nguyễn Quang).
TPHCM sẽ ưu tiên tiêm cho người trên 65 tuổi, người có bệnh nền mạn tính, lực lượng y tế và các lực lượng tuyến đầu khác. Công tác tiêm chủng cho người trên 65 tuổi và người có bệnh mạn tính được thực hiện tại tất cả cơ sở cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại bệnh viện.
Đối với người nằm ngoài nhóm ưu tiên trên, các địa phương sắp xếp tổ chức thực hiện tiêm chủng theo thứ tự ưu tiên về độ tuổi (nhóm trên 50 tuổi, nhóm trên 35 tuổi, nhóm trên 18 tuổi).
Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM cũng giao Ban Quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Công ty Công viên phần mềm Quang Trung bố trí địa điểm tiêm cho những doanh nghiệp, đơn vị đang thực hiện phương án “3 tại chỗ”.
Không giới hạn người tiêm mỗi buổi
Theo kế hoạch cũ, TPHCM dự kiến tiêm cho 120 – 200 người tại một điểm tiêm mỗi ngày để đảm bảo an toàn phòng, chống Covid-19. Bản kế hoạch mới, thành phố đã bỏ giới hạn trên, các điểm tiêm không giới hạn số lượng người tiêm mỗi ngày, phát huy tối đa năng lực từng điểm.
Số lượng điểm tiêm cũng được TPHCM nâng lên 1.200 đội thay vì 1.000 như trước đây. Các quận, huyện, thành phố Thủ Đức huy động toàn bộ lực lượng y tế địa phương (cả công lập và tư nhân) để thành lập các đội tiêm chủng.
Xe tiêm vắc xin Covid-19 lưu động được triển khai ở TPHCM (Ảnh: Nguyễn Quang).
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cũng yêu cầu các địa phương thực hiện tiêm chủng tại các cơ sở cố định cùng điểm lưu động tại khu dân cư.
Đối với khu vực phong tỏa, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để người dân di chuyển đến khu vực khác tiêm.
Những ngày tới, TPHCM sẽ áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19, như nhắn tin mời người dân đi tiêm, nhắc tiêm, quản lý đối tượng tiêm, báo cáo kết quả tiêm…
Sở Thông tin Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn, yêu cầu người dân chủ động cài đặt ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử”, để thực hiện đăng ký tiêm chủng, khai báo tiền sử bệnh và xác nhận đồng ý tiêm trực tuyến.
Trong đợt tiêm vắc xin Covid-19 lần thứ 5, TPHCM được phân bổ 930.000 liều. Thành phố dự kiến hoàn thành đợt tiêm chủng trong vòng 2-3 tuần kể từ ngày 22/7.
Trong ngày 31/7, lực lượng y tế TPHCM đã tiêm 104.000 liều vắc xin, cao nhất trong đợt tiêm chủng lần này. Tổng số người đã được tiêm chủng trong đợt là hơn 622.000 người.
Nhật Bản hỗ trợ 25 tỷ đồng thiết bị y tế giúp TPHCM chống Covid-19
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thông báo sẽ hỗ trợ trang thiết bị y tế khẩn cấp với tổng trị giá 25 tỷ đồng cho Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh để chống dịch Covid-19.
Các bác sĩ làm việc bên trong Bệnh viện Hồi sức Covid-19, Thành phố Thủ Đức (Ảnh minh họa: Hải Long).
Thông cáo báo chí ngày 30/7 của JICA cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động hỗ trợ Việt Nam chống dịch bệnh Covid-19, theo đề nghị của Bệnh viện Chợ Rẫy, JICA đã quyết định cung cấp một số trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ cho điều trị bệnh nhân Covid-19. Hiện tại, các hoạt động mua sắm đang được khẩn trương tiến hành với tổng giá trị khoảng 120 triệu yên Nhật (khoảng 25 tỷ đồng).
Các trang thiết bị y tế mua lần này gồm có máy ECMO, máy thở, máy theo dõi bệnh nhân... để sử dụng tại Trung tâm Hồi sức Covid-19 với quy mô 1.000 giường, mới thành lập tại Bệnh viện Ung Bướu 2 TPHCM và một số thiết bị xét nghiệm phục vụ nâng cao năng lực xét nghiệm Covid-19 cho Bệnh viện Chợ Rẫy.
Quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Bệnh viện Chợ Rẫy đã bắt đầu từ hàng chục năm trước. Từ đó, JICA đã có nhiều hoạt động khác nhau để hỗ trợ bệnh viện. Từ năm 2016, JICA triển khai dự án "Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện" nhằm hướng tới cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng cao cho bệnh viện thông qua các hoạt động hợp tác kỹ thuật về an toàn người bệnh, quản lý nhiễm khuẩn, thúc đẩy làm việc nhóm, v.v...
Đây là gói hỗ trợ trang thiết bị y tế lần thứ hai cho Bệnh viện Chợ Rẫy chống dịch bệnh Covid-19, sau gói đầu tiên triển khai vào tháng 7/2020.
Thông báo cho biết, JICA, cùng với Chính phủ Nhật Bản, cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Mỗi ngày TPHCM phát sinh bao nhiêu chất thải y tế nguy hại do Covid-19? Hiện nay, TPHCM có khoảng 280 khu cách ly tập trung và bệnh viện dã chiến, phát sinh gần 80 tấn chất thải y tế cần thu gom, xử lý mỗi ngày. Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, tổng khối lượng chất thải y tế phát sinh do dịch Covid-19 được thu gom, xử lý từ ngày 9/7 (thực hiện...