TPHCM không bắn pháo hoa vào dịp Tết Dương lịch 2022
Trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới, tử vong còn cao, TPHCM quyết định sẽ không tổ chức bắn pháo hoa vào dịp Tết Dương lịch 2022 sắp tới.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM (Ban chỉ đạo) tổ chức họp báo cung cấp một số thông tin nổi bật trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP trong những ngày qua. Phó Ban chỉ đạo Phạm Đức Hải chủ trì họp báo.
Thông tin tại họp báo, Phó Ban chỉ đạo Phạm Đức Hải cho hay, trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới, tử vong còn cao, TPHCM quyết định sẽ không tổ chức bắn pháo hoa vào dịp Tết Dương lịch 2022 sắp tới.
Phó Ban chỉ đạo Phạm Đức Hải phát biểu tại họp báo. Ảnh: Linh Nhi
Trao đổi với báo chí về chiến dịch bảo vệ các đối tượng nguy cơ cao của TP, ông Phạm Đức Hải cho hay, sau 15 ngày triển khai, tính đến ngày 22/12, các quận huyện và TP Thủ Đức đã lập danh sách được 584.403 người. Trong đó, 41.379 đối tượng đã tiêm 1 mũi vắc xin (chiếm 7,1%); 518.304 người tiêm 2 mũi (chiếm 88,7%); 24.420 cá nhân chưa tiêm vắc xin (chiếm 4,2%).
Với danh sách nêu trên, TP đã tiến hành 2 đợt xét nghiệm với tổng 737.753 lượt. Qua đó, thu được 733.835 lượt âm tính (chiếm 99,47%); 3.918 lượt dương tính (chiếm 0,53%). Đối với những F0 thuộc nhóm nguy cơ, dù không triệu chứng, triệu chứng nhẹ, các trạm y tế phường vẫn phải phát gói thuốc C cho những đối tượng này. Riêng 24.420 cá nhân chưa tiêm vắc xin, TP đang tăng tốc tiêm chủng đối với nhóm này.
Phân tích số người nhập, xuất viện trong những ngày gần đây, Phó Ban chỉ đạo cho hay, sau khi TP bắt đầu chiến dịch bảo vệ nhóm thuộc nguy cơ cao, số ca nhập viện, tử vong đang có xu hướng giảm. Cụ thể, ngày 7/12, TP có 75 ca tử vong; ngày 20/12, số ca tử vong giảm còn 28; ngày 21/12 còn 46 ca; ngày 22/12 còn 44 ca.
“Đây chính là một trong những thành công của chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ”, ông Hải nhận định.
TPHCM kiến nghị việc điều phối sản xuất, cung cấp oxy
Video đang HOT
Trước thông tin thực trạng thiếu hụt oxy y tế, Phó Ban Chỉ đạo Phạm Đức Hải cho biết, trong đợt dịch cao điểm tháng 7,8,9/2021, TP sử dụng khoảng 380 tấn oxy lỏng/ngày. Hiện nay, con số này giảm xuống còn khoảng 170 tấn oxy lỏng/ngày. Tuy nhiên, dự báo với số ca mắc mới còn nhiều và số trường hợp phải sử dụng máy thở còn cao, TPHCM cần khoảng 350 tấn oxy lỏng/ngày.
Cũng theo ông Phạm Đức Hải, trong thời kỳ cao điểm, TPHCM có 11 đơn vị cung cấp oxy y tế, hiện nay, số đơn vị giảm xuống 5 đơn vị cung cấp; còn lại đã chuyển qua sản xuất oxy công nghiệp.
“Nếu không có kiến nghị, giải pháp, TPHCM không thể có số oxy cần thiết. Do vậy, UBND TP đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương điều phối việc sản xuất giữa oxy công nghiệp và oxy lỏng nhằm đáp ứng việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân”, Phó Ban chỉ đạo nói.
Xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi
Liên quan đến việc Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu (Công an TP) cho hay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an yêu cầu các Cục nghiệp vụ và Công an các địa phương trong cả nước thực hiện mục tiêu kép về công tác đảm bảo an ninh trật tự gắn với phòng chống dịch COVID-19, xuyên suốt các hoạt động Công an TP đều chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi.
Thượng tá Lê Mạnh Hà phát biểu tại họp báo. Ảnh: Huyền Mai
Theo đó, Công an TPHCM cũng là đơn vị đầu tiên trong cả nước phát hiện và xử lý hình sự đối với hành vi tham ô, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ để trục lợi liên quan đến thuốc điều trị COVID-19 và tiêm vắc xin.
Cụ thể, trên lĩnh vực kinh tế, Công an TP đã khởi tố 18 vụ liên quan về các hành vi: sản xuất vật tư y tế giả, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ để trục lợi, tham ô tài sản, lừa đảo mua bán vật tư y tế giả. Hiện nay, Công an TP đang tiếp tục phối hợp với ngành Y tế và các lực lượng chức năng rà soát, nắm tình hình chung về công tác mua sắm trang thiết bị vật tư y tế thời gian vừa qua để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu có.
Thông tin thêm về việc mua sắm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á, Chánh Văn phòng Sở Y tế Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, sau khi rà soát, Sở Y tế TP ghi nhận có 02 đơn vị là bệnh viện của TP đã mua sắm kit xét nghiệm của Công ty Việt Á. Trong đó, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch với số lượng 1.250 kit, Bệnh viện TP Thủ Đức với 65.870 kit. Hiện nay các cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh ở các đơn vị này.
Thông tin về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, Phó Ban chỉ đạo Phạm Đức Hải cho biết, tính đến 18 giờ 00 ngày 22/12/2021, có 497.796 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TPHCM được Bộ Y tế công bố, bao gồm 497.203 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 593 trường hợp nhập cảnh.
Hiện TP đang điều trị 9.125 bệnh nhân, trong đó có 297 trẻ em dưới 16 tuổi, 463 bệnh nhân nặng đang thở máy, 16 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 22/12, TP có 620 bệnh nhân nhập viện, 911 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 302.077), 44 trường hợp tử vong trong ngày (tổng số tử vong cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 19.586).
Về tiêm vắc xin phòng COVID-19, đến ngày 19/12/2021, số mũi vắc xin đã triển khai tiêm đến ngày 22/12/2021 là 7.971.062 mũi 1; 6.959.949 mũi 2; 50.959 mũi bổ sung, 141.890 mũi nhắc lại.
Hà Nội lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh dịp lễ Noel và Tết Dương lịch, xây dựng kịch bản 3.000 ca nhiễm mỗi ngày
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhất là dịp lễ Noel và Tết Dương lịch 2022, Hà Nội chỉ đạo xây dựng kịch bản, phương án ứng phó khi số ca F0 tăng lên 2.000 và 3.000 ca/ngày.
Trao đổi với báo chí sau cuộc họp Ban Thường vụ Thành ủy họp bàn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngày 13/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhận định, dù số ca bệnh bình quân gia tăng mạnh, nhưng thành phố vẫn kiểm soát được tình hình.
Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng, tâm lý chủ quan còn phổ biến. Tình trạng tụ tập đông người, không thực hiện "5K" trong tổ chức lễ, đám, ăn uống ở hàng, quán... diễn ra nhiều nơi. Một số quận, huyện, phường, xã vẫn chưa triển khai điều trị F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng, cách ly F1 tại nhà.
Trước tình hình đó, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở phải vào cuộc đồng bộ để thiết lập trạng thái "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19". Đồng thời nâng cao năng lực y tế quận, huyện, thị xã và cơ sở; tiếp tục coi người dân là trung tâm, chủ thể.
Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo xây dựng kịch bản, phương án ứng phó khi số ca F0 tăng lên 2.000 và 3.000 ca/ngày; tiếp tục huy động sự tham gia của các bệnh viện, cơ sở y tế của các bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn, các cơ sở y tế ngoài công lập.
Thành phố chỉ đạo hoàn thành ngay cơ chế, chính sách để huy động lực lượng y, bác sĩ đã nghỉ hưu, lực lượng sinh viên ngành y tham gia hỗ trợ y tế tuyến cơ sở. Tiếp tục tiêm vaccine mũi 1 phòng Covid-19 cho những người chưa được tiêm, nhất là người có bệnh nền và học sinh cấp trung học cơ sở; tiêm mũi 2 cho học sinh trung học phổ thông đủ điều kiện và sẵn sàng tiêm mũi 3 cho đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng
Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về mua sắm và tiếp nhận hỗ trợ về thiết bị để bố trí xét nghiệm theo khu vực, bảo đảm trả kết quả nhanh; rà soát và bàn giao các cơ sở thu dung F0 thành phố quản lý cho các quận, huyện chưa có hoặc chưa đủ cơ sở thu dung vận hành phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Cấp ủy, chính quyền các quận, huyện, thị xã chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng chống dịch bệnh ở mức độ cao hơn, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Trực tiếp Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải lãnh đạo, chỉ đạo việc xác định cấp độ dịch và biện pháp tương ứng; nâng cao năng lực hệ thống y tế, thành lập mới các trạm y tế lưu động; tổ chức quán lý điều trị F0, cách ly F1 tại nhà đối với tất cả các phường, xã, thị trấn; tăng cường kiểm tra, giám sát từ cơ sở.
Các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo và căn cứ vào mức độ dịch để tổ chức xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể từng trường tổ chức cho học sinh đi học trở lại, gắn với công tác xét nghiệm và tiêm vaccine để bảo đảm an toàn cho trẻ. Khi phát hiện trường hợp F0 là học sinh phải đánh giá nhanh triệu chứng để quyết định phương án điều trị, cách ly phù hợp.
Trước nguy cơ lây lan dịch bệnh trong dịp lễ Noel và Tết Dương lịch 2022, Bí thư Thành ủy chỉ đạo các cấp, các ngành phải vận động tổ chức tôn giáo tổ chức theo hình thức trực tuyến, nhưng vẫn phải bảo đảm trang trọng và hạn chế tập trung đông người; tuyên truyền sâu rộng để các vị chức sắc tôn giáo, bà con giáo dân và nhân dân cùng chia sẻ, chung tay với thành phố trong công tác phòng, chống dịch...
Ban Cán sự đảng UBND thành phố có phương án chỉ đạo chung để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trên toàn địa bàn thành phố, nhất là tại các điểm vui chơi, nơi thường tập trung đông người vào những ngày lễ lớn. Cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã chỉ đạo các lực lượng, nòng cốt là công an có phương án bảo đảm an ninh trật tự, điều tiết phân luồng giao thông tránh tụ tập đông người trong dịp này.
Để chuẩn bị cho nhân dân đón Tết nguyên đán thật vui tươi, an toàn, ấm áp, ông Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phải thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách an sinh xã hội, chăm lo, chia sẻ những khó khăn với người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn, bảo đảm không để người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc.
Hà Nội xây dựng kịch bản, phương án ứng phó khi số ca F0 tăng lên 2.000 và 3.000 ca/ngày
Tính riêng từ ngày 11/10 (thích ứng an toàn theo Nghị quyết 128 của Chính phủ) đến 18h ngày 13/12, toàn thành phố đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc Covid-19. Riêng tuần từ ngày 6/12 đến ngày 12/12 đã phát sinh thêm 4.550 ca, đặc biệt ngày 12/12 lên tới gần 900 ca; ngày 13/12 tiếp tục ghi nhận 762 ca. Hiện thành phố vẫn còn 37 điểm phong toả và 9 chùm ca bệnh.
Thành phố đã triển khai 32 bệnh viện, cơ sở thu dung và 27 cơ sở thu dung theo mô hình trạm y tế lưu động với năng lực điều trị cho 100.000 ca bệnh. Hà Nội cũng đã triển khai thi công xong hệ thống oxy tại 25 bệnh viện với 3.200 đầu ra khí oxy phục vụ người bệnh; tập huấn chuyên môn trực tuyến cho tất cả các xã, phường, thị trấn và triển khai ứng dụng phần mềm để quản lý, theo dõi, điều trị cho F0 tại nhà.
Tết Dương lịch 2022 có 3 ngày nghỉ liên tục Do ngày 1/1/2022 trùng vào ngày nghỉ cuối tuần nên ngày Tết dương lịch 2022, người dân cả nước được nghỉ bù ngày thứ 2 liền kề. Như vậy, kỳ nghỉ Tết dương dịch tới đây sẽ kéo dài liên tục 3 ngày. Màn pháo hoa chào mừng năm mới. Theo Khoản 3, Điều 111, Luật Lao động 2019, trường hợp ngày nghỉ...