TP.HCM khoanh vùng nhiều ca tiếp xúc bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ
Sau khi Đồng Nai và Bình Dương công bố phát hiện 2 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, TP.HCM đã khoanh vùng các ca tiếp xúc.
Trong ngày 25.9, Đồng Nai và Bình Dương công bố 2 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox), TP.HCM cũng cho biết đã điều tra, xác định có 8 người tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh này.
Tối 25.9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông tin, ngày 22.9, bệnh nhân L.V.T (ngụ xã Xuân Trường, H.Xuân Lộc, Đồng Nai, làm việc tại TP.HCM) có triệu chứng sốt, đổ mồ hôi, nổi mụn ở cơ quan sinh dục… nên đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM để khám. Bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ nên bệnh viện đã lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur TP.HCM. Ngày 23.9, kết quả xét nghiệm cho kết quả bệnh nhân dương tính với vi rút đậu mùa khỉ. Bệnh nhân hiện đang cách ly điều trị.
Ca bệnh đậu mùa khỉ phát hiện vào năm 2022 tại TP.HCM. Ảnh BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP.HCM
Sau khi phát hiện mắc bệnh, bệnh nhân cho biết thêm có tạm trú tại TP.HCM, HCDC đã triển khai điều tra dịch tễ, khoanh vùng xử lý.
Theo điều tra dịch tễ, bệnh nhân ở trọ tại TP. HCM, HCDC đã tiến hành điều tra tiền sử đi lại, lập danh sách gồm 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Trong 8 người này có 1 người là bạn của bệnh nhân tên N.K.L (22 tuổi, tạm trú xã Tân Bình, H.Bắc Tân Uyên). Người này hiện đã có kết quả xét nghiệm dương tính với đậu mùa khỉ.
Theo HCDC, những người tiếp xúc gần cư trú tại TP.HCM đã được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà 21 ngày. Được hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn toàn bộ nhà trọ và các vật dụng cá nhân của bệnh nhân. Những người tiếp xúc gần này hiện ổn định, không có triệu chứng bất thường.
Được biết, trong 3 tuần trước khi khởi phát triệu chứng, bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ ngụ Đồng Nai chỉ ở Việt Nam. Hiện tại, HCDC vẫn đang tiếp tục điều tra, theo dõi sức khỏe của bệnh nhân và người tiếp xúc.
Như vậy, tính đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, HCDC khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở, nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực trung và tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
Tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM: Phát hiện hàng loạt biến thể phụ mới của Omicron
Qua giám sát tình hình dịch bệnh Covid-19, TP.HCM phát hiện các biến thể phụ mới của Omicron, gồm: XBB.1.5, XBB.1.9.1, XBB.1.16 và XBB.1.16.1.
Ngày 23.4, Sở Y tế TP.HCM cho biết, từ các mẫu bệnh phẩm giám sát dịch tễ dịch Covid-19 trong cộng đồng của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC), Viện Pasteur TPHCM đã phát hiện các biến thể phụ mới của Omicron bao gồm: XBB.1.5, XBB.1.9.1, XBB.1.16 và XBB.1.16.1.
Cụ thể, từ ngày 8 - 14.4, 11 trong 13 mẫu giám sát dịch tễ do HCDC thực hiện có kết quả là biến thể phụ mới. Ngoài biến thể phụ mới đã được phát hiện tại TP.HCM gần đây (XBB.1.5), còn có 7 mẫu thuộc các biến thể phụ mới khác bao gồm: XBB.1.9.1, XBB.1.16, XBB.1.16.1.
"Những biến thể phụ mới phát hiện tại TP.HCM cũng là những biến thể phụ đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm các biến thể đáng quan tâm (VOI) hoặc biến thể cần được theo dõi (VUMs)", Sở Y tế thông tin.
Xét nghiệm Covid-19 tại Viện Pasteur TP.HCM. Ảnh DUY TÍNH
Cũng theo Sở Y tế TP.HCM, điều đáng lo ngại là ngoài 1 biến thể phụ mới thuộc nhóm biến thể đáng quan tâm (XBB.1.5) đã xuất hiện tại 95 quốc gia, còn có thêm biến thể phụ XBB.1.16 vừa được WHO xếp vào nhóm biến thể cần được theo dõi.
Biến thể phụ XBB.1.16 đã xuất hiện tại hơn 20 quốc gia và đang góp phần vào làn sóng ca mắc Covid-19 tăng cao ở Ấn Độ.
Covid-19 ngày 23.4: Cả nước thêm 1.717 ca mới
Sở Y tế TP.HCM nhận định, việc phát hiện đồng loạt nhiều biến thể phụ mới của Omicron đang thịnh hành trên thế giới có thể giải thích hiện tượng gia tăng đột ngột số ca mắc mới Covid-19 trong mấy ngày qua tại TP.HCM và ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Hiện chưa có báo cáo từ các nước trên thế giới cho thấy mối liên quan giữa các biến thể đáng quan tâm (VOI) hoặc biến thể cần được theo dõi (VUMs) với tình trạng mắc Covid-19 nặng hơn trên toàn cầu.
Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy số ca mắc mới tăng nên sẽ dẫn đến số ca nhập viện tăng là khó tránh.
Mặt khác, hầu hết những ca nhập viện đều là người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó có những người chưa tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.
Vì vậy, Sở Y tế TP.HCM kêu gọi mọi người dân cần tích cực đồng hành cùng chính quyền các cấp tham gia chiến dịch bảo vệ người nguy cơ vừa được TP.HCM phát động.
WHO ra cảnh báo mới về Covid-19, Mỹ đề phòng biến thể XBB.1.16
Tai nạn trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương: Xe khách giường nằm, xe 4 chỗ tông liên hoàn Đang lưu thông trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, 2 xe khách giường nằm của nhà xe Phương Trang và xe 4 chỗ tông nhau liên hoàn. Tai nạn khiến nhiều hành khách hú vía. Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra khoảng 10 giờ 45 ngày 25.7. Thời điểm này, xe khách giường nằm BS 51B - 292.03...