TP.HCM: Khoảng 500 người đến dự tiệc cưới tại nhà hàng The Adora với BN2016
Khoảng 500 người từng đến dự đám cưới với BN2016 tại nhà hàng tiệc cưới The Adora, quận Gò Vấp, TP.HCM, hôm 30/1.
Ngày 11/2, ông Đinh Công Dũng – Trưởng trạm y tế phường 3 (quận Gò Vấp, TP.HCM) cho biết, cơ quan chức năng đã thông báo khẩn tìm người đến nhà hàng The Adora, vì liên quan đến BN2016.
Trước đó, qua quá trình truy vết, ngành y tế ghi nhận BN2016 từng đến dự tiệc cưới tại sảnh Sophia của nhà hàng The Adora từ 17h20 đến 20h30 ngày 30/1. BN2016 là em trai của BN2003 (cùng với bố, mẹ là BN2014 và 2015).
Hình minh hoạ.
BN2003 là nhân viên bốc xếp hàng, hành lý tại sân bay Tân Sơn Nhất, hiện đang sinh sống tại Quận 12, TP.HCM.
Tại đám cưới, BN2016 được xác định vị trí ngồi ở hàng ghế cuối cùng bên tay trái của bữa tiệc.
Ngành y tế xác định bữa tiệc đám cưới có khoảng 500 người tham dự. Đến nay vẫn chưa có thống kê cụ thể về số lượng người từng đến nhà hàng The Adora đã khai báo y tế.
Video đang HOT
Trước đó, chiều 10/2, Trung tâm Y tế quận Gò Vấp phát đi thông báo khẩn tìm kiếm người đến nhà hàng tiệc cưới The Adora (371 Nguyễn Kiệm) trong khoảng thời gian từ 17h đến 20h30 ngày 30/1.
Ngày 8/2, quận Gò Vấp đã xác nhận 6 ca mắc COVID-19. Trung tâm Y tế quận tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho 1.030 dân cư tại chung cư Felix Homes, Phường 6: 108 mẫu xét nghiệm tại hẻm 251 Phường 10 và 45 mẫu trẻ dưới 5 tuổi tại trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ, Phường 6.
Hiện tại, trên địa bàn TP.HCM đang phong tỏa 35 điểm liên quan đến các ca mắc COVID-19.
Các nơi phong tỏa rải rác trên 10 quận, huyện và TP Thủ Đức, gồm: Quận 12, quận Bình Tân, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, Quận 1, Quận 10, Quận 9 (cũ), quận Tân Phú và Quận 3.
Nhà hàng ở Mã Pì Lèng bị yêu cầu dừng hoạt động
Qua kiểm tra, Sở Xây dựng cho rằng nhà hàng Panorama cải tạo không đúng phương án kiến trúc được duyệt, phần mái cao hơn, bốn mặt sàn chưa phá dỡ.
Ngày 18/1, ông Lê Thanh Sơn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Giang, cho hay Sở vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh Hà Giang về kết quả kiểm tra việc cải tạo nhà hàng trên đèo Mã Pì Lèng.
"UBDN tỉnh đồng ý với đề xuất của Sở là yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng hoạt động nhà hàng cho đến khi cải tạo xong theo đúng phương án được phê duyêt. Đồng thời, chủ đầu tư phải phá dỡ 4 sàn nhô ra phía sông Nho Quế (mỗi sàn phá dỡ một nửa)", ông Sơn nói.
Nhà hàng Panorama trên đèo Mã Pì Lèng sau nửa năm cải tạo, tháng 1/2021. Ảnh: Giang Huy
Cuối tháng 12/2020, Sở Xây dựng Hà Giang đã lập đoàn công tác kiểm tra việc cải tạo công trình nhà hàng Panorama trên đèo Mã Pì Lèng. Qua đó ghi nhận chủ đầu tư đã phá dỡ toàn bộ mái đua tầng hai phía tiếp giáp đường giao thông, diện tích 33 m2. Phần phá dỡ này đúng theo phương án cải tạo đã được cơ quan quản lý ở địa phương phê duyệt (phương án cải tạo).
Tuy nhiên, sau khi cải tạo, cao độ của hai đỉnh mái nhà hàng đều vượt gần 2 m so với phương án cải tạo. Chủ đầu tư giải thích, do giữ lại bể nước phía trên, nên đã xây thu hồi để lợp mái, dẫn đến đỉnh tòa nhà vượt quy định.
Theo Sở Xây dựng, việc toà nhà lợp ngói màu xanh đen là không phù hợp. "Chủ đầu tư đã lợp ngói âm dương theo đúng phương án kiến trúc được duyệt, tuy nhiên do điều kiện gió lốc tại khu vực, mái ngói âm dương bị tốc, trượt không đảm bảo an toàn, nên phải thay loại vật liệu như hiện tại", báo cáo của Sở Xây dựng nêu.
Ngoài ra, phương án cải tạo yêu cầu chủ đầu tư phá dỡ 4 sàn thép nhô ra phía sông Nho Quế, tổng diện tích cần phá dỡ gần 100 m2, song chưa được thực hiện . Quá trình kiểm tra, đại diện huyện Mèo Vạc giải thích đã cùng chủ đầu tư tìm kiếm các đội thi công để tháo dỡ những hạng mục này, nhưng do đây là các cấu kiện thép được thi công kiên cố, nên việc tháo dỡ gặp nhiều khó khăn. Gần đây, chủ đầu tư đã tìm được đội thợ nhận thi công và sẽ tháo dỡ các sàn thép theo yêu cầu.
"Qua kiểm tra cho thấy việc cải tạo công trình của chủ đầu tư không tuân thủ đúng phương án kiến trúc được duyệt", báo cáo của Sở Xây dựng nêu và khẳng định, nếu thực hiện đúng phương án, tổng diện tích sàn của nhà hàng Panorama sẽ giảm 131 m2 so với ban đầu .
Vì vậy, Sở Xây dựng đề nghị UBND huyện Mèo Vạc yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng mọi hoạt động kinh doanh của nhà hàng, cho đến khi hoàn tất cải tạo công trình. Đồng thời, chủ đầu tư phải sửa lại kiến trúc nhà hàng đúng phương án được duyệt. Huyện Mèo Vạc "giám sát chặt chẽ quá trình cải tạo, không để chủ đầu tư tự ý thay đổi thiết kế, không tuân thủ đúng theo thiết kế đã thẩm định".
Ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho hay "nhà hàng được cải tạo đúng hay sai so với thiết kế được phê duyệt là trách nhiệm của tỉnh Hà Giang". Theo ông Cương, công trình này nằm ngoài khu vực bảo vệ II của danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng, nhưng có ảnh hưởng đến cảnh quan, nên cần tham vấn ý kiến cơ quan chuyên môn về văn hóa.
Nhà hàng Panorama trước khi cải tạo. Ảnh: Giang Huy
Hồi đầu tháng 3/2020, bà Vũ Thị Ngọc Ánh, chủ đầu tư nhà hàng Panorama, gửi văn bản đến UBND tỉnh Hà Giang, đề xuất cải tạo, chỉnh trang công trình thành điểm dừng chân ngắm cảnh cho du khách.
Bà Ánh lập luận, nếu phá dỡ 6 tầng phía trên hoặc phần mái nhô ra, công trình sẽ có nguy cơ trượt xuống sông Nho Quế. Vì vậy, bà kiến nghị giữ lại toàn bộ kết cấu, chỉ thay đổi một số vật liệu cho phù hợp với cảnh quan. Bà cũng sẽ dùng các họa tiết, hoa văn phù hợp với văn hóa dân tộc địa phương để trang trí cho nhà hàng. Xung quanh công trình sẽ có nhiều cây và hoa.
Sau đó, tỉnh Hà Giang tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các nhà khoa học và đồng ý chủ trương cải tạo nhà hàng, thay vì phá dỡ toàn bộ. Lúc đó nhà hàng này phải cải tạo, chỉnh trang do "không phù hợp cảnh quan và cản trở tầm nhìn của du khách; đồng thời, công trình không đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Luật Di sản văn hoá", theo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Đến đầu tháng 1/2021, nửa năm sau quyết định yêu cầu cải tạo của UBND tỉnh Hà Giang, nhà hàng hầu như giữ nguyên kiến trúc. Thay đổi lớn nhất là công trình chuyển từ sơn đỏ và ghi đậm sang ốp đá nguyên tảng màu xám nhạt. Phần khung sắt dựng thành các ban công nhô ra phía sông Nho Quế giữ nguyên. Bà Vũ Thị Ánh, chủ đầu tư công trình, xác nhận nhà hàng đang sửa và hạ thấp mái, song không nói cụ thể hạ thấp ra sao; việc sửa sang dự kiến kéo dài 20 ngày.
Tòa nhà bê tông được xây làm nhà nghỉ, nhà hàng... ngay trên hẻm vực Tu Sản, ở đèo Mã Pì Lèng từ năm 2018, đưa vào sử dụng đầu năm 2019. Nhà chức trách địa phương cho hay lúc đó công trình chưa có giấy chứng nhận đầu tư, dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư chưa được cấp giấy chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư, xây dựng.
Bãi Đá Nhảy ven biển Kê Gà bị tác động Hơn 30 m bãi Đá Nhảy, thắng cảnh nổi tiếng ven biển Kê Gà (huyện Hàm Thuận Nam) bị tác động, phá hỏng. Bãi Đá Nhảy là thắng cảnh tuyệt đẹp được nhiều người biết đến dọc đường du lịch ven biển phía Nam Bình Thuận. Bãi đá mọc tự nhiên trên chiều dài hơn 200 m, gồm nhiều tảng đá khối xếp...