TPHCM khẩn cấp dừng tất cả các kỳ thi
Đêm 30/5, Sở GD&ĐT TPHCM vừa ra thông báo dừng tất cả các kỳ thi thuộc thẩm quyền thành phố để phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Ngoài hoãn kỳ thi lớp 10 , ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu tạm dừng khảo sát vào lớp 6, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, kể cả việc nhận hồ sơ đăng ký cho đến khi có thông báo mới.
TPHCM yêu cầu hoãn các kỳ thi thuộc quản lý của thành phố (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Đối với công tác tuyển sinh đầu cấp, TP Thủ Đức và các quận huyện lên phương án tuyển sinh đầu cấp theo kế hoạch phải đảm bảo phòng chống dịch Covid-19. Nếu thay đổi, phải báo cáo về Sở.
Sở GD&ĐT TPHCM cũng tạm ngưng nhận hồ sơ đăng ký cấp phép thành lập và hoạt động các loại hình dịch vụ giáo dục (các loại hình trường, trung tâm ngoại ngữ – tin học, giáo dục kỹ năng, tư vấn du học…) thuộc quản lý của Sở cho đến khi thành phố kết thúc thực hiện quy định về giãn cách.
Lãnh đạo Sở cũng yêu cầu cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố chấp hành nghiêm chỉ đạo của UBND thành phố, ngưng tất cả các hoạt động tập trung quá 5 người/phòng, kể cả các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế.
Tiếng ồn karaoke ảnh hưởng tim mạch, huyết áp dẫn đến đột quỵ
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn (bao gồm karaoke) thì mức độ sử dụng thuốc an thần cao hơn, tiếng ồn ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp dẫn đến đột quỵ.
Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nêu những tác hại của tiếng ồn ảnh hưởng đến người dân. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Sáng 9.3, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chủ trì buổi họp bàn giải pháp xử lý vi phạm tiếng ồn, nhất là tiếng ồn từ karaoke tự phát.
"Chịu không thấu" vấn nạn karaoke, người dân cầu cứu UBND TP.HCM
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó giám đốc Sở TN-MT TP.HCM cho biết tiếng ồn phát sinh từ nhiều nguồn: các tụ điểm điểm karaoke chưa đảm bảo cách âm, các cửa hàng kinh doanh thiết bị âm thanh, tụ điểm vui chơi giải trí, nhất là karaoke kẹo kéo, loa di động tại nơi công cộng hoặc gia đình, nhóm nhậu hát karaoke gây ồn.
Trong 2 năm 2019 - 2020, các quận huyện xử lý 141 trường hợp vi phạm, nhưng chỉ có 20 trường hợp vi phạm tiếng ồn trong sinh hoạt khu dân cư với tổng số tiền phạt 2,6 triệu đồng.
Phó giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Thị Thanh Mỹ cho biết có 4 nhóm gây tiếng ồn. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Quy định xử phạt tiếng ồn được áp dụng theo Nghị định 167/2013 và Nghị định 155/2016. Nhưng cả 2 quy định này đều còn bất cập, Nghị định 167 chỉ được xử phạt hành vi gây ồn từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, mức phạt thấp chỉ từ 100.000 - 300.000 đồng. Còn Nghị định 155 thì mức phạt cao nhưng cán bộ phường không có thẩm quyền đo và lập biên bản xử phạt mà phải thuê đơn vị có chức năng đo đạc tiếng ồn.
Tiếng ồn ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp, dẫn đến đột quỵ
Về tác hại của tiếng ồn, Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng dẫn chứng một thống kê cho thấy những người thường xuyên tiếp xúc nhiều với tiếng ồn thì mức độ sử dụng thuốc an thần cao hơn người bình thường. Đầu tiên, tiếng ồn ảnh hưởng đến tâm lý, gây bức xúc cho người dân, thậm chí dẫn đến xô xát, ảnh hưởng tính mạng có xảy ra.
Ông Hưng cũng cho biết tiếng ồn ảnh hưởng đến các bệnh về tâm thần, tim mạch, tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, nhất là người lớn tuổi. Còn ở trong khu dân cư, khi vào mùa thi, nhiều bậc phụ huynh không biết dẫn các cháu đi đâu để học. Khi tiếng hát karaoke dừng thì các cháu cũng mệt mỏi và lăn ra ngủ.
Phó giám đốc Sở Y tế dẫn chứng trước năm 1975, trên tivi và radio thường phát đi thông điệp kể từ 21 giờ khuyến cáo người dân vặn nhỏ âm thanh của các thiết bị và đề nghị Sở TT-TT nhắn tin đến các thuê bao điện thoại thông điệp này để nhắc nhở người dân.
Loa kẹo kéo di động, ai xử lý?
Ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND Q.12 nhìn nhận trong khi việc xử phạt còn gặp khó thì địa phương vận dụng hương ước, người hát karaoke tại nhà thì tổ dân phố vận động, ký cam kết. Thực tế, nếu cảnh sát khu vực nhắc nhở thì người hát karaoke gây ồn ngưng ngay, vấn đề là mình có biết và có xuống hay không.
Ông Hiếu cũng đề xuất TP.HCM có quy chế cán bộ phải có trách nhiệm về xử lý tiếng ồn, trước tiên là nhắc nhở, tái phạm thì lập biên bản cảnh cáo, lần thứ 2 thì có chế tài xử lý hành chính. Trước bất cập về quy định cán bộ phường không có thẩm quyền đo tiếng ồn, ông Hiếu đề xuất mở các lớp tập huấn cho cán bộ có thể đi học và cấp chứng chỉ về thẩm định tiếng ồn.
Chủ tịch UBND Q.12 Lê Trương Hải Hiếu nhìn nhận nếu cảnh sát khu vực xuống nhắc nhở thì người dân ngưng ngay hoạt động gây ồn. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Tại Q.Bình Thạnh, Phó chủ tịch UBND Q.Bình Thạnh Hồ Phương chia sẻ những ngày qua, khi lực lượng chức năng của phường đi kiểm tra thì các địa điểm kinh doanh e dè hơn, nhưng khi lực lượng rút về thì hoạt động gây ồn quay lại như cũ. Một số phường đã lập biên bản xử phạt nhiều trường hợp vi phạm, mức phạt 200.000 đồng.
Ông Phương cho biết có thể áp dụng Nghị định 155 để xử phạt hoạt động gây ồn ở các địa điểm cố định. Tuy nhiên, hoạt động gây ồn lưu động như karaoke kẹo kéo gắn trên trên xe chạy loanh quanh trên đường, len lỏi vào khu phố thì khó xử lý. Do vậy, ông Phương đề nghị cần có quy định cụ thể hơn để xử phạt những trường hợp gây tiếng ồn này.
Bệnh nhân tái dương tính COVID-19, tìm khẩn khách trên chuyến bay TP.HCM đi Thái Bình Tối 6-3, Sở Y tế Hải Phòng phát đi thông báo khẩn liên quan đến lịch trình di chuyển của bệnh nhân số 2148. Hải Phòng thông báo khẩn tới những người từng đi trên chuyến bay liên quan trường hợp bệnh nhân tái nhiễm COVID-19 - Ảnh: TIẾN THẮNG Cụ thể, Sở Y tế TP Hải Phòng thông báo bệnh nhân số...