TPHCM kêu gọi đầu tư cho công viên hiện đại 2 tầng hầm
TPHCM yêu cầu xây dựng công viên 23 tháng 9 phải hiện đại, thiết kế đẹp, hài hòa với mỹ quan đô thị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ vui chơi, giải trí, thư giãn cho người dân; dưới có 2 tầng hầm, trạm xe buýt kết nối tuyến xe điện ngầm và trung tâm thương mại.
UBND TP đã giao các Sở – ngành liên quan và UBND quận 1, cùng đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất thiết kế quy hoạch cải tạo, chỉnh trang toàn bộ khu vực công viên 23 tháng 9, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ vui chơi, giải trí, thư giãn cho người dân, trình UBND TP xem xét, quyết định ngay trong tháng 5/2015.
Trên là công viên hiện đại, dưới có 2 tầng hầm, trạm xe buýt kết nối tuyến xe điện ngầm và trung tâm thương mại
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín yêu cầu công viên phải có thiết kế đẹp, phù hợp, hài hòa với mỹ quan đô thị, kết nối giao thông đồng bộ, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế ảnh hưởng đến cây xanh…
“Thiết kế toàn bộ công viên chủ yếu là cảnh quan, hạn chế hoạt động kinh doanh vì đây là công viên trung tâm TP. Phải cải tạo, xây dựng, quản lý cho an toàn, văn minh, thiết kế đẹp cho người dân TP có nơi nghỉ ngơi, hóng mát, dạo chơi và kết nối các tuyến đi bộ của thành phố”, Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.
Để bàn giao mặt bằng cho Nhà đầu tư triển khai dự án, UBND TP giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương phối hợp cùng công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong, Văn phòng UBND TP khảo sát các vị trí đất trống (đang giao Trung tâm phát triển Quỹ đất thành phố quản lý) để bàn bàn giao tạm thời khoảng 15.000 m2 đất cho công ty TNHH MTVT Dịch vụ công ích TNXP làm nơi di dời bãi giữ xe vi phạm về trật tự an toàn giao thông tại khu B, Công viên 23 tháng 9; hoàn tất công tác di dời trong tháng 5/2015.
Video đang HOT
Hiện tại, công viên 23 tháng 9 còn nhiều công trình như Sân khấu chính khu A, sân khấu Sen Hồng dành cho thiếu nhi khu B và bãi xe buýt khu C.
Quốc Anh
Theo Dantri
Giếng nước "khủng" trên đảo Lý Sơn
Trên đảo Lý Sơn, người dân đào hơn 1.300 giếng nước ngọt để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Mỗi khi vào mùa nắng nóng kéo dài, nguồn ngước ngọt giữa trùng khơi lại cạn kiệt.
Những giếng nước ngọt xuất hiện ngày càng nhiều trên đảo Lý Sơn, không chỉ ở nhà dân mà cả trên những cánh đồng trồng hành, tỏi, bắp, dưa hấu,...
Vào mùa nắng nóng, nguồn nước ngọt ở những giếng nhỏ cạn kiệt, người dân sẵn sàng chi ra hàng trăm triệu đồng đào những giếng "khủng" cứu cánh đồng tỏi, hành.
Những cánh đồng trồng hành, tỏi khô héo vì thiếu nước trầm trọng.
Đào giếng "khủng" cứu tỏi, hành.
Thành giếng được xây bằng đá.
Độ sâu của giếng khủng từ 8 - 10m và miệng rộng 6m, do đó mỗi giếng cần khoảng 10 nhân công thực hiện ròng rã khoảng 3 tháng.
Chi phí đào giếng hơn 150 triệu đồng, nhiều hộ dân cùng hùn vốn đào giếng và dùng chung như thế này.
Với nghề đào giếng, mỗi ngày nhân công kiếm được từ 300.000 - 350.000 đồng. Trong thời tiết nắng nóng, nhiều lao động cải thiện thu nhập nhờ nghề đào giếng thay cho nghề biển.
Được mệnh danh là "Vương quốc tỏi", nay đảo Lý Sơn còn được xem như thủ phủ giếng "khủng". Nếu giếng nước ngọt tự phát nhanh, nguy cơ đảo Lý Sơn cạn kiệt nguồn nước ngọt giữa bốn bề là biển.
Trước tình trạng đào giếng kích thước lớn ồ ạt, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo kiểm tra nguồn nước ngầm và hạn chế đào giếng tràn lan; đồng thời giao Sở TN&MT đánh giá trữ lượng, quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý và tránh nguy cơ bị cạn kiệt nguồn nước ngọt trong tương lai.
Hồng Long
Theo Dantri
Sẵn sàng cho phiên chợ "ngoại tình" duy nhất nơi cao nguyên đá Phiên chợ chủ yếu dành cho những đôi trai gái có mối tình trắc trở, đã yêu nhưng lại lỡ duyên, dang dở vì một lý do nào đó... Ông Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, Hà Giang vừa cho biết, từ ngày 13 - 16/5 (tức 25 - 28/3 âm lịch) sẽ diễn ra tuần văn hóa, du lịch...