TP.HCM hủy bỏ dự án chuyển nhượng liên quan đến ông Lê Tấn Hùng
Dự án Phát triển Khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM do Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn chuyển nhượng cho Tổng Công ty CP Phong Phú đã bị UBND TP hủy bỏ. Ông Lê Tấn Hùng liên quan đến sai phạm tại dự án này.
Sáng 19.7, theo nguồn tin của phóng viên Người Lao Động, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định thu hồi và hủy bỏ Quyết định 6077/2017 của UBND TP về chấp thuận cho chuyển nhượng Dự án Phát triển Khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9.
Theo quyết định của UBND TP, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm giao trả, chuyển giao những gì mà hai bên đã nhận của nhau trước đây và cam kết không thắc mắc khiếu nại gì về sau. Thông báo cho các bên liên quan (nếu có) về việc hủy hợp đồng chuyển nhượng dự án; giải quyết các vấn đề phát sinh với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc hủy hợp đồng chuyển nhượng dự án do đơn vị đã ký kết trước đó theo quy định của pháp luật hiện hành.
Liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường để cập nhật điều chỉnh tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; liên hệ cơ quan chức năng để hướng dẫn các nghĩa vụ tài chính phát sinh (nếu có) đảm bảo đúng theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Cũng theo quyết định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giải quyết việc thay tên chủ sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giữa bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng.
Sở Tài chính, Cục Thuế TP, Chi cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn và giải quyết các vấn đề tài chính, về vốn đầu tư (nếu có), các vấn đề phát sinh (nếu có) do việc hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng dự án giữa các bên theo quy định của pháp luật hiện hành.
Sagri để xảy ra sai phạm tại Dự án Phát triển Khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9.
Như đã đưa tin, dự án này trước đó do Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) chuyển nhượng cho Tổng Công ty CP Phong Phú. Tuy nhiên, sau đó, Thanh tra TP phát hiện ra sai phạm trong việc chuyển nhượng này.
Cụ thể, năm 2016, Sagri chuyển nhượng dự án khu nhà ở Phước Long B (gần 37.000 m2) cho Tổng công ty CP Phong Phú với giá hơn 168 tỉ đồng (tương đương hơn 10,5 triệu đồng/m2). Mức giá này được Thanh tra TP xác định thấp hơn giá Tổng Công ty CP Phong Phú huy động vốn từ khách hàng 3 năm trước (gần 14 triệu đồng/m2) và thấp hơn giá chuyển nhượng của dự án liền kề (hơn 29 triệu đồng/m2).
Video đang HOT
Trong dự án này, Sagri sử dụng 3,75 ha đất hợp tác với giá trị vốn góp có tỷ lệ 28%, Tổng công ty CP Phong Phú là 72%.
Kết luận thanh tra chỉ ra Sagri chuyển nhượng vốn góp (thực chất là chuyển quyền sử dụng đất tại dự án đã hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật) cho Tổng Công ty CP Phong Phú nhưng không qua đấu giá để xác định giá trị thị trường là vi phạm Nghị định 91/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Việc Sagri không thuê thẩm định giá khi chuyển nhượng dự án cũng bị cho là vi phạm Nghị định 91/2015 của Chính phủ; ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Tổng Công ty CP Phong Phú trong việc phân chia lợi nhuận (tỷ lệ cố định mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh) là không đảm bảo quyền lợi cho Sagri.
Sagri cũng bị cho là báo cáo không trung thực khi đã ủy quyền cho Tổng Công ty CP Phong Phú tìm kiếm đối tác góp vốn, khách hàng mua nhà ở tại dự án (thực hiện phân lô bán nền từ năm 2012) nhưng 5 năm sau lại có văn bản gửi UBND TP cam kết “chưa huy động vốn”. Việc này có khả năng gây thiệt hại cho Sagri nếu không phát hiện, ngăn chặn kịp thời.
Đây là một trong những sai phạm khiến ông Lê Tấn Hùng, nguyên Tổng Giám đốc Sagri và các cá nhân khác tại Sagri vừa bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam.
Quá trình xử lý sai phạm tại Sagri
Tháng 10.2017, Thanh tra TP ban hành kết luận thanh tra (số 38) sau khi thanh tra toàn diện Sagri.
Đến năm 2018, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục chỉ ra các vấn đề vi phạm của Sagri, đồng thời đề nghị Chủ tịch UBND TP xử lý.
Tháng 3.2018, UBND TP có quyết định kỷ luật khiển trách ông Lê Tấn Hùng.
Tháng 10.2018: UBND TP đã nâng mức kỷ luật ông Lê Tấn Hùng lên cảnh cáo vì mức khiển trách “chưa tương xứng với mức độ sai phạm”
Tháng 1.2019, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP kỷ luật cảnh cáo ông Lê Tấn Hùng về mặt Đảng.
Tháng 2.2019, Thanh tra TP tiếp tục ban hành kết luận thanh tra số 05 về sai phạm tại Sagri
Tháng 6.2019, ông Lê Tấn Hùng bị đình chỉ công tác và bị cách chức Tổng giám đốc Sagri.
Đến ngày 6.7, ông Lê Tấn Hùng bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) bắt tạm giam về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo khoản 3 Điều 219 BLHS năm 2015. Ông Nguyễn Thành Mỹ (cựu phó trưởng Phòng Kế hoạch – Đầu tư) cũng bị bắt giam với vai trò đồng phạm.
Sau đó một ngày, C01 tiếp tục ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc, đối với ông Vân Trọng Dũng, nguyên Chủ tịch HĐTV Sagri và bà Nguyễn Thị Thúy nguyên kế toán trưởng Sagri.
Phan Anh
Theo nguoidothi
Trả 30 ngàn đi thoải mái cả ngày tàu trên cao Cát Linh - Hà Đông
Giá vé đi đường sắt Cát Linh - Hà Đông cao nhất là 15.000 đồng/người/ lượt. Mức vé ngày là 30.000 đồng/người (không giới hạn số lượt).
Theo dự kiến giữa tháng 4 này, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được Bộ GTVT bàn giao cho TP Hà Nội đưa vào vận hành khai thác.
Để chuẩn bị cho công tác này, TP tổ chức lấy ý kiến dự thảo phương án giá vé trên tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông. Có ba loại giá vé áp dụng theo tháng, ngày và lượt.
Theo đó, nếu đi theo tháng giá vé 200.000 đồng/người. Mức 30.000 đồng áp dụng cho vé ngày (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày).
Giá vé lượt được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách, trong đó tối đa 15.000 đồng nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8.000 đồng với quãng đường ngắn nhất.
Dự kiến giữa tháng 4 tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được đưa vào khai thác thương mại
Vé lượt có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ. Việc thanh toán bằng thẻ được khuyến khích với mức giả rẻ hơn thanh toán bằng tiền mặt khoảng 500 đồng mỗi lượt.
Giá vé trên đã bao gồm tiền bảo hiểm thân thể hành khách đi trên tuyến 2A Cát Linh- Hà Đông và các khoản chi phí trung gian thanh toán nếu có.
Mức giá trên đã được trợ giá và chỉ áp dụng trong thời gian thí điểm kể từ ngày đưa phương tiện vào khai thác thương mại.
Sau khi có định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành và các quy định về chi phí quản lý, vận hành về đường sắt đô thị, liên ngành sẽ trình thành phố xem xét ban hành giá vé chính thức.
TP cũng đề nghị Sở GTVT phối hợp với Sở Tài chính, Cục thuế TP hướng dẫn công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội thực hiện mức giá vé theo đúng đối tượng; chấp hành đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý vé, biên lai, ấn chỉ.
Bên cạnh đó, Sở GTVT phối hợp với Sở Tài chính, Sở LĐTB&XH xây dựng quy trình mua vé tháng cho đối tượng ưu tiên theo các quy định hiện hành.
Trước đó, qua khảo sát của công ty Đường sắt có tới 95% số người được hỏi cho biết sẽ ít nhất là một lần đi thử và đa phần có thể chấp nhận giá vé lượt cao hơn buýt thông thường từ 35-37%. Tuy nhiên, số đông người dân thích sử dụng vé tháng hơn và chấp nhận cao hơn 10-15% xe buýt.
Vũ Điệp
Theo VNN
TP.HCM kiểm điểm trách nhiệm sai sót ở tuyến Metro số 1 Ban quản lý đường sắt đô thị và các đơn vị liên quan phải rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án, nguồn vay nước ngoài, trước ngày 31/3. UBND TP.HCM vừa giao Sở Nội vụ phối hợp các đơn vị liên quan kiểm điểm trách nhiệm, đề xuất hình thức xử lý các tập thể, cá nhân sai sót...