TPHCM hướng tới một “thành phố thông minh”
Việc xây dựng “ thành phố thông minh” là cuộc cách mạng về quản lý đô thị cũng như nhu cầu cấp bách đối với các đô thị phát triển. Là một đô thị đặc biệt, TPHCM đang đứng trước thách thức về các vấn đề quản lý: nguồn tri thức, hệ thống giao thông…
Ngày 8/7, tại hội thảo chuyên đề: “Thành phố Hồ Chí Minh – Hướng đến nền kinh tế tri thức hội tụ với Smart City” đã có nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý đô thị được giới thiệu. Theo đó, một số giải pháp đáng chú ý như: làm thế nào để ứng dụng hệ thống ITS (hệ thống giao thông thông minh) vào quản lý giao thông nội đô; quản lý môi trường thông minh, hệ thống điện – nước thông minh; hay như giải pháp kết nối hạ tầng cho một thành phố thông minh, điều khiển thông minh. Trên cơ sở đó xây dựng và phát triển thành phố theo hướng bền vững, thân thiện môi trường, trở thành một nền kinh tế tri thức hội tụ nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Ông Lê Thái Hỷ – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM phát biểu tại hội thảo
Ông Lê Thái Hỷ – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM – cho rằng muốn có một đô thị thông minh trên nền kinh tế hội tụ nào đó thì phải xử lý một cách thông minh tất cả các thông tin về đô thị đó, từ hạ tầng cho đến nguồn nhân lực… Đặc biệt là các thông tin đó phải cập nhật kịp thời và có sự dự báo. Phải có nền tảng như vậy thì mới nghĩ đến giải pháp giao thông thông minh, y tế thông minh, môi trường thông minh, tiết kiệm năng lượng…
Ông Hỷ nhấn mạnh: “Trong một đô thị đặc biệt như TPHCM thì chính quyền điện tử đóng vai trò quan trọng. Chúng ta phải làm thành công cái này thì mới hướng đến những giải pháp khác để có một đô thị thông minh”.
Theo ông Hỷ, trong quá trình làm phải khi làm phải xác định những cái trọng tâm ưu tiên cho từng đô thị một. Đối với TPHCM thì vấn đề giao thông rất quan trọng sau đó tới y tế, môi trường, năng lượng. Trên hết, đô thị thông minh phải phục vụ cho người dân. Nếu như quá lan man thì lợi ích của đô thị thông minh sẽ không thể nào đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp… Cách làm và cách tiếp cận xây dựng một thành phố thông minh là rất quan trọng.
5 năm tới TPHCM sẽ không có chỗ cho xe chạy?
Đến từ một hãng công nghệ, ông Nguyễn Tuấn Long cho cho rằng vấn đề thách thức đối với TPHCM trên đường trở thành “thành phố thông minh” đó chính là giao thông và ông nhận định trong vòng 5 năm tới, TPHCM sẽ không còn chỗ cho xe chạy. Để làm rõ điều này, ông chỉ ra 7 nguyên nhân chính gồm: vấn đề tắc nghẽn giao thông vẫn chưa được giải quyết, trong khi tốc độ lưu thông phương tiện rất thấp; diện tích bến, bãi đỗ xe thiếu trầm trọng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật quá tải; hệ thống giao thông công cộng chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu liên kết giữa các loại hình giao thông; tốc độ phát triển hạ tầng giao thông chưa theo kịp tốc độ phát triển xe cơ giới và ý thức người tham gia giao thông chưa cao.
Video đang HOT
Theo ông Long, lời giải cho bài toán quá tải giao thông của TPHCM đó là ứng dụng hệ thống ITS. Hệ thống ITS là ứng dụng của những công nghệ tính toán, thông tin và liên lạc trong việc quản lý xe cộ và các mạng lưới có liên quan đến sự di chuyển của người và hàng hóa trong thời gian thực.
Khi ứng dụng hệ thống ITS, nhân viên tại trung tâm có thể giám sát các hoạt động giao thông theo thời gian thực và có thể điều phối được hoạt động giao thông bằng cách gửi thông báo đến người tham gia giao thông qua các bảng hiệu trên các trục lộ, qua tin nhắn, qua đài FM. Khi tiếp nhận được các thông tin quan trọng như: thời gian chuyến đi theo tuyến đường lựa chọn, làn đường nào được tiếp tục lưu thông, tốc độ bao nhiêu,… mọi người có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình giao thông tại một số nơi, nhất là các nút giao thông và có phương án xử lý hiệu quả.
Quốc Anh
Theo Dantri
Hơn 200 hộ dân đóng tiền rồi mòn mỏi chờ "kéo" điện quốc gia
Sống giữa thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) nhưng hơn 200 hộ dân vẫn phải mua lại điện từ doanh nghiệp với giá cao. Chính quyền vận động mỗi hộ đóng 3 triệu đồng để kéo điện lưới quốc gia, tiền người dân đã đóng nhưng chờ 7 tháng ròng vẫn chưa thấy điện.
Dân "ngóng cổ" chờ điện quốc gia
Từ nhiều năm nay, hơn 200 hộ dân ở tổ 10, 12, 13 (ấp Tân Cang, xã Phước Tân, TP Biên Hòa) vẫn phải mua điện của một doanh nghiệp trên địa bàn với giá đến 3.175 đồng/Kw. Cuộc sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng người dân nơi đây hàng tháng phải trả từ 5 trăm ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng mua điện sinh hoạt.
Một hộ dân phải mua điện với giá cao, mất hơn 1 triệu đồng tiền điện sinh hoạt mỗi tháng
Trước tình trạng này, vào tháng 9/2014, lãnh đạo ấp Tân Cang đã tổ chức cuộc họp dân và thống nhất người dân đóng tiền theo phương thức "xã hội hóa" để kéo điện lưới quốc gia về cho người dân có điện sinh hoạt thoải mái với giá hợp lý. Cụ thể, mỗi hộ dân sẽ đóng góp số tiền 3 triệu đồng để chính quyền kéo điện lưới quốc gia về tận nơi nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu cuộc sống.
Đến tháng 11/2014, đơn vị thi công tiến hành chôn trụ điện, kéo dây hoàn tất chỉ chờ nhà nước kéo bình hạ áp về là người dân có điện dùng. Tuy nhiên, kể từ thời gian tháng 11/2014 cho tới nay, đã gần 7 tháng trôi qua, người dân vẫn chưa được hưởng điện lưới quốc gia. Còn dây điện, trụ điện thì từng ngày trôi qua vẫn phải treo vắt vẻo ngoài trời nắng, mưa.
Đường dây đã được dân đóng tiền kéo về nhưng điện thì chưa có
Trao đổi với PV Dân trí, các hộ dân nơi đây rất bức xúc vì tiền đã đóng nhưng không được dùng điện lưới quốc gia, mà số tiền họ đã đóng cũng không được hoàn lại và không biết đã đi đâu?
Bà Vũ Thị Đích, Tổ trưởng Tổ dân phố 12, ấp Tân Cang nói: "Tiền chúng tôi đã đóng, trụ điện đã chôn, dây đã kéo, vậy tại sao người dân chúng tôi vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia? Trong khi hàng ngày phải mua điện với giá "cắt cổ", chưa kể tới việc có những hộ gia đình để có 3 triệu đồng đóng đúng thời gian quy định đã chấp nhận đi vay lãi. Vậy mà đến nay điện không có!".
Chính quyền vẫn đang chờ họp để... tìm câu trả lời
Sau nhiều lần liên lạc, PV Dân trí mới được ông Nguyễn Văn Thơ, Trưởng ấp Tân Cang trả lời về vụ việc này. Ông Thơ thừa nhận: "Việc người dân phản ánh là đúng sự thật. Quá trình đô thị hóa diễn ra ồ ạt những năm vừa qua đã làm số dân tại tổ 10, 12, 13 tăng lên nhanh chóng. Trước đây chỉ có 3 tổ, nhưng hiện nay đã tách thành 5 tổ. Nhu cầu sử dụng điện của người dân rất lớn".
Nhiều hộ dân phải đi vay nóng để có 3 triệu đóng tiền kéo điện lưới quốc gia về nhà nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy điện.
Về lý do chưa thể kéo điện lưới quốc gia về cho dân, ông Thơ giải thích là trong số hơn 200 hộ trên có 20 hộ gia đình nằm trong diện tích đất quy hoạch phải cưỡng chế di dời, nhưng chưa chịu dời đi nơi khác. Do đó, UBND TP Biên Hòa chưa chấp thuận đầu tư trạm biến áp, đưa điện lưới quốc gia đến với bà con nơi đây.
"Còn số tiền của hơn 200 hộ dân đóng góp để có điện lưới quốc gia sử dụng là hơn 600 triệu đồng, trong đó đã chi trả cho đơn vị thi công gồm chôn trụ điện và kéo dây hơn 400 triệu đồng. Số tiền còn lại sẽ tiếp tục đầu tư khi lưới điện quốc gia được kéo về từng hộ dân trong thời gian tới" - ông Thơ cho biết thêm.
Sống giữa thành phố nhưng người dân Tân Cang phải mua điện "chui"
Ông Huỳnh Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Tân khẳng định xã đã có kiến nghị cấp điện cho dân từ lâu nhưng hiện đang vướng mắc tại thành phố. Ông nói: "Xã đã gửi báo cáo lên UBND TP Biên Hòa và Phòng Quản lý đô thị về thực trạng, cũng như kiến nghị của người dân tại các tổ 10, 12, 13. Nhưng hiện kiến nghị này vẫn đang được UBND TP Biên Hòa xem xét giải quyết theo quy định".
Đến Phòng quản lý đô thị Thành phố Biên Hòa, ông Trần Dương Vũ, Phó trưởng phòng thông tin cho phóng viên là Phòng đã gửi đề xuất lên UBND TP Biên Hòa nhưng chưa được trả lời. Theo ông thì ngay sau khi lãnh đạo thành phố cùng với các cơ quan có liên quan họp về tình trạng sử dụng điện trên địa bàn, TP Biên Hòa sẽ có... câu trả lời cụ thể về tình trạng chưa đưa lưới điện quốc gia về cho hơn 200 hộ dân ở xã Phước Tân trong thời gian sớm nhất.
Quang Đạm
Theo Dantri
Người dân vô tư 'quên'... cầu vượt, giao thông hỗn loạn, ùn tắc Tại TP.HCM, dù nhiều cầu vượt bộ hành được xây dựng nhằm hạn chế tình hình tắc nghẽn giao thông ở các nơi có mật độ lưu thông cao như trước các bệnh viện Ung Bướu, Từ Dũ nhưng người dân vẫn "vô tư" băng ngang khiến tình hình giao thông hỗn loạn, ùn ứ gây nguy hiểm, đặc biệt vào khung giờ...