TP.HCM: HUBA giới thiệu 5 doanh nhân doanh ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND TP,HCM.
Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) vừa cho biết đã đề cử 2 doanh nhân tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021 – 2026) và 3 doanh nhân ứng cử đại biểu HĐND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Doanh nhân Lê Viết Hải – chủ tịch Tập đoàn xây dựng Hòa Bình và Doanh nhân Trịnh Chí Cường – Tổng giám đốc Công ty CP nhựa Đại Đồng Tiến được HUBA giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Doanh nhân Lê Viết Hải và Doanh nhân Trịnh Chí Cường
Doanh nhân Lê Viết Hải sinh năm 1958 – Chủ tịch Tập đoàn xây dựng Hòa Bình kiêm chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và vật liệu xây dựng TP.HCM. Doanh nhân Trịnh Chí Cường, sinh năm 1982 – Tổng giám đốc CTCP nhựa Đại Đồng Tiến. Ứng cử HĐND TP.HCM gồm: Doanh nhân Trần Việt Anh – Tổng giám đốc Công ty CP xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn – Phó Chủ tịch HUBA, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa TP.HCM; Doanh nhân Nguyễn Đặng Hiến – Tổng giám đốc Công ty TNHH SXTM Tân Quang Minh (Bidrico) và Doanh nhân Nguyễn Viết Toàn – Giám đốc Công ty TNHH kỹ thuật tự động ETEC.
Doanh nhân Trần Việt Anh
Video đang HOT
Doanh nhân Nguyễn Đặng Hiến
Doanh nhân Nguyễn Viết Toàn
Được biết, tại hội nghị tiếp xúc cử tri địa phương và nơi công tác giới thiệu người ứng cử tổ chức, các doanh nhân đều đạt 100% biểu quyết tán thành.
Gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất và lãi vay để hỗ trợ cho doanh nghiệp
Hàng loạt chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đang gấp rút triển khai được xem là liều thuốc quý cho doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (Hanoisme) về những chủ trương rất kịp thời của cơ quan chức năng.
Trong bối cảnh COVID-19 kéo dài, doanh nghiệp cần các chính sách tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Để các doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính tiếp tục gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất trong năm 2021. Ông nghĩ sao về quyết sách này?
Giữa lúc doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn, cần dòng tiền để trang trải cho sản xuất - kinh doanh, Bộ Tài chính đã có nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời, có ý nghĩa rất quan trọng.
Chúng tôi đồng tình với đề xuất của Bộ Tài chính tham mưu trình Chính phủ tiếp tục thực hiện các gói hỗ trợ cho doanh nghiệ; trong đó có cả các đối tượng là cá nhân, hộ kinh doanh được gia hạn, giãn hoãn tiền thuế và tiền thuê đất trong năm 2021. Đây là giải pháp tích cực giúp doanh nghiệp có điều kiện về vốn lưu động được sử dụng trong thời gian chậm trả để phục vụ sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, chính sách giãn, hoãn thuế và tiền thuê đất đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp đỡ nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang khó khăn do đại dịch COVID-19.
Thời gian gần đây, một số ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay cũng như tung các gói tín dụng ưu đãi để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Theo ông, lãi suất cho vay hiện nay đã hợp lý chưa?
Lãi suất hiện tuy đã giảm nhưng mới chỉ là cho vay lưu động còn vay đầu tư trung và dài hạn vẫn cao. So với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) - họ được công ty mẹ cho vay ưu đãi nên sẽ cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước.
Chúng tôi đề xuất cần giảm lãi suất những gói vay trung và dài hạn để doanh nghiệp có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ và sản phẩm phù hợp với điều kiện dịch bệnh hiện nay. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp phải chuyển đổi mặt hàng và phải đầu tư máy móc thiết bị cho dây chuyền sản phẩm mới, nên cần hạ lãi vay trung và dài hạn cho doanh nghiệp.
Để tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA), ông có đề nghị gì?
Chúng tôi cần các giải pháp giảm chi phí bến bãi, cầu phà, giao thông và logictis hiện vẫn còn quá cao. Hanoisme kiến nghị Chính phủ có những biện pháp tích cực để hỗ trợ doanh nghiệp giảm các chi phí trên.
Trong bối cảnh COVID-19 còn phức tạp, Hanoisme cần có xu hướng thay đổi ra sao trong các ngành kinh doanh để thích nghi với COVID19, thưa ông?
Trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp cần mạnh dạn chuyển đổi số cho phù hợp, thực hiện và phục vụ việc sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục, không bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tiếp tục giữ mối liên hệ trao đổi thông tin với khách hàng, giao dịch và bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử để đáp ứng tốt trong giai đoạn hiên nay. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín bán hàng, sản phẩm đảm bảo chất lượng và hệ thống kinh doanh chuyên nghiệp, công tác quảng bá thương hiệu càng được coi trọng.
Doanh nghiệp mong muốn nhất hiện nay là đẩy mạnh cải cách thể chế, tháo gỡ khó khăn trong thủ tục hành chính để tạo môi trường thuận lợi trong kinh doanh. Ông có quan điểm gì về vấn đề này?
Việc cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính cần phải được làm thường xuyên. Cần tiếp tục rà soát, bổ sung sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn. Cải cách thủ tục hành chính là cấp thiết để giảm chi phí, nguồn lực và chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Quảng Ninh: Tháo gỡ khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh Ngày 3/3, tỉnh Quảng Ninh cùng với Hiệp hội Doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch, tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại hội nghị, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Du lịch tỉnh đều đánh giá cao các giải pháp quyết liệt, kịp thời của tỉnh trong ứng...