TP.HCM: Hơn 4.500 hồ sơ chưa thể đóng tiền sử dụng đất
Theo thông tin từ Cục Thuế TP.HCM, hiện còn 4.569 hồ sơ đóng tiền SDĐ của các hộ gia đình, cá nhân bị tắc tại các Chi cục Thuế vì chưa được hướng dẫn cách tính tiền sử dụng đất (SDĐ). Đây là những hồ sơ đã nộp từ tháng 10.2009 đến trước ngày 1.3.2011.
Một lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM cho biết, trước ngày 1.10.2009 tiền SDĐ của các hộ gia đình, cá nhân được tính theo bảng giá đất do UBND thành phố ban hành hằng năm. Tuy nhiên, từ ngày 1.10.2009 khi Nghị định 69 có hiệu lực đã quy định thu tiền SDĐ sát giá thị trường. Từ đây, việc thu tiền đã bị ách do khó xác định được đâu là giá thị trường.
Còn nhiều trường hợp phải chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính mới có thể đóng tiền sử dụng đất – Ảnh: Diệp Đức Minh
Video đang HOT
Đến cuối năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 120 có hiệu lực ngày 1.3.2011 cho phép thu khoản tiền trên theo hệ số K. Ngay sau đó, UBND TP.HCM ban hành Quyết định 64 hướng dẫn về hệ số K áp dụng để tính thu tiền SDĐ nhưng cũng chỉ giải quyết được không quá 1% số hồ sơ đóng tiền SDĐ đang bị tồn đọng và tiếp tục có những vướng mắc phát sinh.
Để gỡ rối, tháng 7.2012, UBND thành phố tiếp tục ban hành Quyết định 28 quy định về hệ số K để tính tiền SDĐ theo giá thị trường. Theo đó, đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, toàn bộ phần vượt hạn mức sẽ nộp tiền SDĐ theo hệ số K bằng 2 lần bảng giá đất. Riêng trường hợp chuyển mục đích SDĐ, phần vượt hạn mức hệ số K phải đóng từ 3,5 – 4,5 lần tùy khu vực.
Cục Thuế thành phố đã thông báo cho các chi cục thuế chỉ áp dụng phương pháp tính này cho những hồ sơ nộp từ sau ngày 1.3.2011, còn 4.500 hồ sơ trước ngày 1.3.2011 phải chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính do Nghị định 120 chưa có quy định cụ thể đối với những trường hợp này.
Một lãnh đạo Chi cục Thuế huyện Nhà Bè cho hay, do mức chênh lệch giữa phương án tính tiền SDĐ trước và sau khi Nghị định 120 có hiệu lực là rất lớn nên các chi cục thuế chưa thu khoản tiền này mà phải chờ hướng dẫn. “Trước mắt đối với những trường hợp người dân có nhu cầu đóng gấp khoản tiền này, chi cục thuế tạm thu theo hệ số K là 3,5 lần so với bảng giá đất. Nếu người dân không có nhu cầu thì hãy chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính”, bà này cho hay. Hầu hết các chi cục thuế tại TP.HCM cũng đang áp dụng giải pháp như ở huyện Nhà Bè.
Chẳng hạn có trường hợp tại Thủ Đức, nếu trước đây phải đóng theo bảng giá đất khoảng 400 triệu, nhưng hiện nay số tiền phải đóng lên đến 1,4 tỉ đồng.
Hiện Cục Thuế thành phố đã đề xuất UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Tài chính cho những trường hợp hồ sơ nộp trước ngày 1.3.2012 được nộp tiền SDĐ cho phần vượt hạn mức theo bảng giá đất do thành phố ban hành mà không áp dụng hệ số K.
Sở Tài chính cũng đã kiến nghị UBND thành phố báo cáo Thủ tướng để có hướng dẫn thật cụ thể cách tính, thu tiền SDĐ của những trường hợp này hoặc chấp thuận cho áp dụng theo bảng giá đất do thành phố công bố.
Theo TNO
Lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân: Quá khó!
Ngày 27.9, Bộ Y tế chính thức trình Chính phủ lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân. Theo mục tiêu này, đến năm 2015 sẽ đạt tỉ lệ trên 75% dân số tham gia BHYT, đến năm 2010 có trên 90% tham gia. Bên cạnh đó, có sự đổi mới từng bước cơ chế tài chính, phấn đấu đến năm 2015 giảm chi tiêu trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình xuống dưới 40%.
Muốn thu hút người dân tham gia BHYT thì phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Ảnh: X.H
Hiện đã có 64% số người dân đã có tham gia BHYT. Mục tiêu "chinh phục" thêm được 10 - 15% người dân mua BHYT vào năm 2015 sẽ không dễ. Bởi đây chính là đối tượng mua BHYT tự nguyện, họ là những người lao động tự do, nông dân, ngư dân... Những người còn bận làm ăn và hầu như chỉ khi có bệnh họ mới bắt đầu nghĩ đến tấm thẻ BHYT. Họ chỉ tự nguyện tham gia BHYT trong trường hợp mắc bệnh mạn tính và những bệnh có chi phí điều trị cao. Người cận nghèo rất ít tham gia BHYT dù đã có chính sách hỗ trợ tới 70%, thậm chí người dân một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long được hỗ trợ lên tới 90% chi phí. Lý giải tại sao loại hình BHYT được cho là có ưu việt, lại ít được quan tâm, theo Vụ trưởng Vụ BHYT - bà Tống Thị Song Hương: Do quyền lợi của BHYT chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân và quan trọng vẫn là do chất lượng khám - chữa bệnh còn thấp...
Ông Nguyễn Minh Thảo - Phó TGĐ BHXH Việt Nam - cũng nhận định: "Lý do quan trọng nhất dẫn đến tình trạng người dân còn thờ ơ với BHYT chính là do khả năng cung ứng và chất lượng dịch vụ cho người bệnh BHYT còn hạn chế, quyền lợi của người tham gia BHYT chưa cao. Chẳng hạn, trên cả nước hiện nay có đến 3.500 cơ sở y tế tư nhân, nhưng BHYT chỉ liên kết được gần 300 cơ sở. Với các cơ sở y tế công lập, rất nhiều bệnh nhân BHYT vẫn gặp khó khăn trong thụ hưởng quyền lợi, nhất là những bệnh nhân phải cùng chi trả (5-20%), đặc biệt những đối tượng bị suy thận mạn tính, những đối tượng bị tai nạn giao thông... Ngay cả việc trẻ dưới 6 tuổi được miễn phí hoàn toàn nhưng ở nhiều nơi vẫn chưa làm thẻ cho các cháu, vì thế các cháu vẫn phải tự chi trả.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho rằng: BHYT cũng giống như một loại hàng hóa. Muốn thu hút người dân không chỉ giá rẻ là đủ mà chất lượng cũng phải đảm bảo. Tình trạng quá tải ở các bệnh viện khiến cho chất lượng khám - chữa bệnh không đảm bảo là điều bức xúc nhất hiện nay của người dân.
Bộ Y tế đã đề xuất nhiều giải pháp cụ thể để chất lượng khám - chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT, nâng cao tinh thần thái độ đạo đức nghề nghiệp của y bác sĩ, phát triển y tế cơ sở, hạn chế chuyển vượt tuyến, đổi mới áp dụng phương pháp thanh toán, chi trả phù hợp như chi trả trọn gói theo ca bệnh, hoặc theo nhóm chẩn đoán nghiên cứu xây dựng gói quyền lợi BHYT phù hợp... Đây đều là những định hướng đúng đắn nhưng cần rất nhiều thời gian và đổi mới của hệ thống y tế mới có thể làm được. Trong khi đó, mục tiêu có thêm 10 - 15% người dân tham gia BHYT lại cận kề trong 2 - 3 năm tới đây. Vì thế, lộ trình thực hiện BHYT toàn dân sẽ là đích không dễ đạt được cả đối với ngành y tế và BHXH.
Theo LD
Bất hợp lý giá đất và chính sách đền bù Trao đổi với Tiền Phong về Luật Đất đai (sửa đổi), TS Vũ Trọng Bình cho rằng, khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị, người nông dân khi được đền bù nên căn cứ theo giá thị trường qua đấu giá. TS Vũ Trọng Bình . Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định, giá đất do Nhà nước...