TPHCM học Bình Dương cách xây nhà ở cho người thu nhập thấp
“Lo lắng đời sống cho người lao động là một thách thức và TPHCM muốn học tập mô hình xây dựng nhà ở xã hội của Bình Dương, nhất là mô hình nhà ở dành cho người thu nhập thấp”, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng chia sẻ.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng dẫn đầu đoàn công tác của TP.HCM đến Bình Dương để tìm hiểu mô hình xây dựng nhà ở xã hội (NOXH) dành cho người thu nhập thấp.
Sáng 5/2, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng dẫn đầu đoàn công tác của TPHCM đến Bình Dương để tìm hiểu mô hình xây dựng nhà ở xã hội (NOXH) dành cho người thu nhập thấp đang phát triển khá phổ biến tại địa phương này. Bí thư Thăng cho biết ông rât ân tượng với mô hình Thành phố mới Bình Dương, đặc biêt là mô hình xây dựng nhà ở xã hôi dành cho người thu nhâp thâp.
Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng nhìn nhận: “TPHCM tập trung số lượng người lao động rất lớn và chính người lao động tạo ra sự phát triển cho thành phố. Lo lắng đời sống cho người lao động là một thách thức và TPHCM muốn học tập mô hình xây dựng nhà ở xã hội của Bình Dương, nhất là mô hình nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Nhu cầu về nhà ở xã hội của công nhân tại TPHCM là rất lớn, sau khi làm việc với Bình Dương, TPHCM cũng muốn kêu gọi doanh nghiệp cùng với chính quyền xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp. TP coi đây là một trong những chương trình đột phá”.
“Chúng tôi mong muốn học tập kinh nghiệm kể cả thành công và chưa thành công của Bình Dương. Có gì trao đổi hết để cùng học hỏi kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà ở xã hội”, Bí thư Thăng nêu quan điểm.
Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng và lãnh đạo tỉnh Bình Dương đến thăm khu NOXH và trò chuyện với người dân.
Ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND Bình Dương cho biết, hiện Bình Dương có 85 dự án NOXH với tổng diện tích khoảng 3,9 triệu m2, trong đó 43 đề án nhà ở an sinh xã hội. Đến nay có 25 dự án đưa vào sử dụng. Cụ thể từ năm 2011 đến nay, NOXH của Bình Dương đạt trên 761.000 m2 sàn nhà ở.
Diện tích nhà ở bình quân đến nay đạt 25m2/người, dự kiến cuối năm 2017 đạt 26,4m2/người. Bên cạnh đó, mô hình phát triển nhà ở an sinh xã hội Becamex trên cơ sở quỹ đất sạch đã được đầu tư và đưa vào sử dụng với giá bán ưu đãi phù hợp với thu nhập của người lao động, kết hợp với hình thức cho vay mua nhà với mức giá từ 100-200 triệu đồng/căn hộ 30m2 nhanh chóng thu hút được thị trường.
Tại buổi làm việc, Bí thư Đinh La Thăng cũng đặt nhiều câu hỏi đối với lãnh đạo Bình Dương về việc nhà ở thương mại và NOXH nên phát triển loại nào? Ngoài những chính sách ưu đãi của Chính phủ thì Bình Dương có bước đột phá nào để phát triển NOXH cho người có thu nhập thấp…
Bí thư Đinh La Thăng khảo sát 1 căn NOXH.
Video đang HOT
Sau buổi làm việc tại trụ sở UBND tỉnh Bình Dương, Bí thư Đinh La Thăng cùng đoàn công tác đã trực tiếp đi thăm các mô hình nhà ở dành cho người thu nhập thấp ở Bình Dương, tìm hiểu các chính sách phát triển, ưu đãi, quỹ đất…
Chia sẻ với Bí thư Thăng, gia đình anh Trần Văn Lẫm và chị Nguyễn Thị Vàng cho biết, vợ chồng anh Lẫm mua căn nhà thuộc khu nhà ở cho công nhân Hòa Lợi với giá 120 triệu đồng và mới nhận nhà trước Tết. “Mỗi tháng chúng tôi trả 1,2 triệu đồng bằng với giá nhà trọ trước đây chúng tôi thuê nhưng sau 10 năm chúng tôi sẽ sở hữu luôn căn nhà này. Làm công nhân bao năm nay chưa bao giờ nghĩ mình sẽ có nhà, nay thì đã thành hiện thực. Có nhà mới vợ chồng tôi sẽ đón con dưới quê lên ở cùng vì mọi thứ ở khu nhà này rất tiện nghi và có cả nhà trẻ để gửi bé”, anh Lẫm vui mừng chia sẻ..
Bí thư Đinh La Thăng cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Bình Dương lắng nghe, chia sẻ với người lao động đang cư ngụ tại một căn NOXH.
Tại gia đình Nguyễn Văn Tâm (cư dân khu nhà ở cho công nhân Hòa Lợi) cho biết, vợ chồng và 2 con của anh ở đây hơn 4 năm luôn cảm thấy an ninh và rất thoải mái trong sinh hoạt.
“Chúng tôi mua hai căn liên kề rồi phá tường thông nhau để tăng thêm diện tích. Thời điểm mua nhà với giá 300 triệu đồng và trả dần hàng tháng nên mức lương công nhân của hai vợ chồng vẫn có thể đảm bảo cuộc sống gia đình và tiền nhà”.
Trung Kiên
Theo Dantri
"Kẹt xe hoài làm tụi con trễ giờ học"
"Sáng nào con cũng phải dậy rất sớm để đi học vì đường kẹt xe mà nhiều khi vẫn bị trễ. Con mong các cô chú lãnh đạo quan tâm nhiều hơn về việc này để tụi con được đến trường đúng giờ hơn".
Bạn Bùi Nguyễn Quỳnh Mai ở Q.9 đề nghị lãnh đạo thành phố phải có giải pháp cụ thể hơn với vấn đề quấy rối tình dục trong học đường; bạn Phan Lê Ánh Dương, lớp 6 Trường THCS Nguyễn An Khương, huyện Hóc Môn, nêu kiến nghị về việc dạy giáo dục giới tính cho lứa tuổi mình khi thường xuyên bị phụ huynh, thầy cô từ chối nói về vấn đề này cũng như chính cha mẹ phải học thêm về vấn đề này - Ảnh: THUẬN THẮNG
Sáng 4-2, lãnh đạo TP.HCM có cuộc gặp gỡ thiếu nhi TP nhân dịp xuân Đinh Dậu 2017.
Bí thư Thành ủy TP Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể TP cùng 160 thiếu nhi tiêu biểu đã tham dự.
Đây là những học sinh giỏi, tài năng trẻ, Cháu ngoan Bác Hồ, các thành viên tích cực trong các hoạt động phong trào, con em cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại vùng biên giới, hải đảo, con em gia đình công nhân, nông dân, các em có hoàn cảnh đặc biệt đang sinh sống, học tập tại trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em...
Thay mặt lãnh đạo TP, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm bày tỏ đây là cuộc gặp gỡ được lãnh đạo TP mong đợi để được lắng nghe các em nhỏ với tinh thần hết sức cầu thị: lắng nghe để biết các em đang mong muốn điều gì cho TP, cho môi trường học tập, vui chơi của các em.
Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ các em học sinh ở khắp các quận huyện để lắng nghe ý kiến đóng góp, nguyện vọng của em nhân dịp đầu năm mới - Ảnh: THUẬN THẮNG
Qua những ý kiến của các em thiếu nhi, lãnh đạo TP biết cần phải tập trung vào những vấn đề gì để TP phát triển nhiều hơn, để thế hệ trẻ của TP được quan tâm, chăm sóc tốt hơn trong năm mới.
"Xe buýt cũ quá, mỗi lần đi con thấy cái bánh nó muốn sút ra"
Em Đinh Tố Linh, học sinh lớp 6A12 Trường THCS Ngô Tất Tố, nói: "Con đi đường thấy nhiều người lạng lách đánh võng, tống ba trên xe máy. Đặc biệt con còn thấy có chú cảnh sát giao thông đội nón bảo hiểm mà không cài dây. Như vậy thì làm sao làm gương cho người khác?".
Cũng nói về chuyện kẹt xe, em Trần Hoàn Nghi, học sinh lớp 4 Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận 1, kể: "Sáng nào con cũng phải dậy rất sớm để đi học vì đường kẹt xe mà nhiều khi vẫn bị trễ. Con mong các cô chú lãnh đạo quan tâm nhiều hơn về việc này để tụi con được đến trường đúng giờ hơn".
Ý kiến trên nhận được nhiều tràng vỗ tay đồng cảm của các em nhỏ khác tham dự chương trình.
Từ trái qua: giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường trả lời các kiến nghị của học sinh về kẹt xe, ngập, xe buýt xuống cấp; giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Lê Hồng Sơn trả lời các kiến nghị của học sinh về học quá tải, thiếu thực hành, học tiếng Anh với người bản xứ; thiếu tướng Lê Đông Phong, giám đốc Công an TP.HCM, khẳng định với các em rất nhiều tin bắt cóc trẻ em là giả mạo và gây hoang mang dư luận không đáng có - Ảnh: THUẬN THẮNG
Nhà ở huyện Bình Chánh, em Đinh Hồ Đoan Nghi, học sinh Trường THCS Nguyễn Thái Bình, nói: "Thiệt tình mùa mưa vừa rồi và mấy ngày tết có mưa làm huyện con ngập rất nặng. Mỗi sáng khi triều cường lên thì đường đi ngập hết, tụi con đi học khó lắm". Nghi còn kể thêm: "Con hay đi xe buýt số 22. Xe cũ quá, mỗi khi lên dốc con tưởng như cái bánh xe nó muốn sút ra luôn".
Nghe em Nghi nói, giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường xác nhận xe buýt tuyến số 22 là chuyến đi từ bến xe quận 8 đến KCN Lê Minh Xuân. "Đúng là xe cũ, sở đã có kế hoạch thay trong quý 2-2017. Đường sá ở Bình Chánh thì nhiều nơi vẫn còn xấu" - ông Cường nói.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm có ý kiến: "Có lẽ phải thay xe trong quý 1 năm nay hoặc sớm hơn chứ không thể để ảnh hưởng đến an toàn cho các em". Bà Tâm đề nghị ông Cường hãy thử đi trên chuyến xe đó xem thế nào để hiểu cảm nhận của các em nhỏ chứ không thể chỉ tin vào chất lượng kiểm định.
Nói về chuyện kẹt xe, ông Cường hứa: "Giải pháp các cô chú đã có. Thời gian tới hi vọng tình hình sẽ tốt hơn".
Trước ý kiến của một em học sinh Trường THCS Thị trấn Củ chi phản ảnh việc học sinh gặp khó khăn khi đi sang đường, ông Bùi Xuân Cường cho biết do trường học nằm ngay chân cầu vượt Củ Chi. Chỗ này làm cầu vượt bộ hành thì hơi khó. Trước mắt sẽ cải tạo lối đi bộ dưới chân dạ cầu. "Chú hứa với các cháu là cuối tuần sau sẽ cải tạo xong" - ông Cường cam kết.
"Lên mạng quá nhiều thông tin, tụi con hoang mang quá!"
Em Trần Phan Bảo Ngọc, học sinh lớp 8 THCS Nguyễn Du, quận 8, bày tỏ: "Tụi con đang ở tuổi dậy thì nên rất muốn tìm hiểu nhiều về bản thân. Trong trường thì rất ít tiết học về giới tính, về nhà hỏi ba mẹ thì ba mẹ ngại ngùng. Lên mạng thì quá nhiều thông tin nên tụi con hoang mang quá!".
Cũng băn khoăn về chuyện này, em Lê Ánh Dương, học sinh lớp 6 ở huyện Hóc Môn, nói thêm: "Tụi con muốn tìm hiểu, muốn hỏi nhưng người lớn cứ lẩn tránh. Hỏi thầy cô thì thầy cô bảo các con còn nhỏ, không biết đâu. Đợi lớn đi hãy học. Hỏi ba mẹ thì ba mẹ nói: Con còn nhỏ lắm biết làm gì".
Từ dẫn chứng đó, Ánh Dương đề xuất: "Nhiều người nói sẽ có thêm giáo viên tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường học nhưng con thấy nên mở lớp học tâm lý cho phụ huynh để ba mẹ hiểu tụi con hơn". Ý kiến của cô bé khiến nhiều đại biểu ồ lên thích thú.
Bé Nguyễn Yến Vi - học sinh Trường THCS Đồng Khởi, quận Tân Phú, than: "Tụi con học lý thuyết nhiều quá chán lắm. Tới giờ thực hành lúc thì hết phòng, lúc thì thầy cô lấy phòng dự giờ rồi. Đến khi có phòng thì cô nói trễ chương trình rồi, phải học tiếp thôi. Mà phòng thực hành của trường con thì nhỏ, mỗi bàn ngồi tới 5-6 bạn".
Vy mong muốn phòng học thực hành của trường sẽ rộng hơn, thoải mái hơn để học sinh có thể thỏa sức sáng tạo, ứng dụng những gì đã học.
Trước đề xuất này, giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Lê Hồng Sơn cam kết sẽ làm việc lại với phòng giáo dục các quận huyện để rà soát lại các điểm trường, kể cả các trường đã đạt chuẩn quốc gia nhiều năm trước để có kế hoạch đầu tư, nâng cấp, trang bị cơ sở vật chất.
Ông Sơn cho biết thêm TP đi đầu trong việc tổ chức nhiều tiết học ngoại khóa sinh động nhưng chưa nhân rộng. Tới đây sẽ cố gắng tổ chức nhiều hơn. Ông Sơn cũng hứa với các em là sẽ giải thích tuyên truyền nhiều hơn với thầy cô, phụ huynh để giảm bớt áp lực học tập cho các em.
Sáng cùng ngày, các em thiếu nhi cũng dâng hương, dâng hoa tại khuôn viên tượng Bác Hồ ở Nhà Thiếu nhi TP. Sau chương trình gặp gỡ, các em được ăn trưa, tham quan đường sách, xem phim tại rạp chiếu phim BHD Star Cineplex Icon 68, đến xem Đài quan sát tòa nhà tài chính Bitexco.
(Theo Tuổi Trẻ)
Ông Đinh La Thăng: 'Công trình chống ngập 10.000 tỷ phải xong trước 14 tháng' Để giải quyết ngập cho 6,5 triệu dân bờ hữu sông Sài Gòn và khu trung tâm, Bí thư Thành ủy TP HCM ra "tối hậu thư" rút ngắn thời gian thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ xuống còn 22 tháng. Chiều 4/2, xuống nơi thi công dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, Bí thư Thành...