TP.HCM: Hoàn thiện cầu Tân Kỳ – Tân Quý đang dang dở bằng nguồn vốn công
Ngày 21-9, Sở Giao thông vận tải TP.HCM có báo cáo đề xuất HĐND TP.HCM về việc đầu tư hoàn thiện cầu Tân Kỳ – Tân Quý (quận Bình Tân) đang xây dựng dang dở bằng nguồn vốn công.
TP.HCM sẽ dùng vốn ngân sách đầu tư hoàn thiện cầu Tân Kỳ – Tân Quý – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Cầu Tân Kỳ – Tân Quý mới là công trình trọng điểm nhằm thay thế cầu cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại trên các tuyến đường Mã Lò, Tân Kỳ – Tân Quý ra quốc lộ 1A. Dự án được đầu tư bằng hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), khởi công từ quý 1-2018 (riêng hạng mục cầu tạm hoàn thành vào năm 2016).
Theo phụ lục hợp đồng BOT, nhà đầu tư sẽ thu phí tại trạm thu phí An Sương – An Lạc trên quốc lộ 1A để hoàn vốn cho dự án. Tuy nhiên, lúc dự án mới đạt 70%, nhà đầu tư phải tạm dừng thi công do vướng mặt bằng.
Thực hiện theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước và để đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân và doanh nghiệp, TP đã có quyết định tạm dừng dự án này theo hình thức BOT. Từ năm 2020, TP đã yêu cầu các sở ngành rà soát, nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư bằng nguồn vốn công. Đồng thời, các sở ngành tiến hành rà soát các chi phí hợp pháp đã thực hiện dự án để thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định.
Để sớm hoàn thành công trình dang dở, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, Sở Giao thông vận tải TP kiến nghị HĐND TP xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án này. Theo đó, tổng mức đầu tư dự án xây cầu Tân Kỳ – Tân Quý gần 492 tỉ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách TP.
Video đang HOT
Theo tiến độ đề ra, năm 2022, TP sẽ lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; tới 2023 sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng và thanh toán các khoản chi phí đã thực hiện cho nhà đầu tư. Năm 2024, dự án hoàn thành giải phóng mặt bằng và thi công hoàn tất công trình vào năm 2025.
Về khó khăn, theo Sở Giao thông vận tải TP, do việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ dự án đối tác công tư (PPP) sang hình thức đầu tư công là chưa có tiền lệ. Pháp luật về xây dựng, tài chính, đầu tư theo hình thức đối tác công tư hiện cũng chưa có quy định cụ thể về trình tự thủ tục và nội dung thực hiện. Do vậy, thời gian thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình.
Bến Tre và Vĩnh Long thống nhất xây cầu Đình Khao hơn 3.200 tỉ đồng
Dự án cầu Đình Khao vượt sông Cổ Chiên nối hai tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long có tổng mức đầu tư hơn 3.200 tỉ đồng.
Dự án có tổng chiều dài hơn 11km, quy mô 4 làn xe cơ giới, vận tốc thiết kế 80km/giờ.
Chiều 14-9, lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long về việc lựa chọn thống nhất phương án xây cầu Đình Khao thay thế bến phà Đình Khao trên tuyến QL.57 liên tỉnh Bến Tre - Vĩnh Long theo hình thức PPP (hợp đồng BOT).
Tại buổi làm việc đại diện đơn vị tư vấn đã báo cáo sơ bộ 3 phương án đầu tư và hướng tuyến của dự án cầu Đình Khao. Lãnh đạo 2 tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long thống nhất cao với đề xuất và của đơn vị tư vấn về lựa chọn phương án 3.
Ông Lê Đức Thọ - Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: A.T
Với phương án này, dự án cầu Đình Khao bắt đầu tại QL53 khoảng Km10, xã Long An, huyện Long Hồ, Vĩnh Long sau đó tuyến cắt qua ĐT902 và vượt sông Cổ Chiên (tại vị trí cách phà Đình Khao khoảng 6,6Km về phía hạ lưu) đi qua cồn Phú Đa, cồn Phú Bình thuộc huyện chợ Lách, tỉnh Bến Tre sau đó vượt lạch sông Cổ Chiên và kết thúc tại vị trí giao với QL57 (Km12 200) hiện hữu.
Tổng chiều dài tuyến hơn 11 Km. Dự án được thực hiện theo hình thức PPP (hợp đồng BOT). Tổng mức đầu tư trên 3.200 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách 50%, còn 50% còn lại là vốn doanh nghiệp và vốn đối ứng của hai tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long.
Công trình có quy mô phần tuyến đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, bề rộng mặt đường 11m, bề rộng nền đường 12m, vận tốc thiết kế 80km/h. Riêng phạm vi giải phóng mặt bằng sẽ giải tỏa đủ để nâng cấp mở rộng mỗi bên 4 làn xe cơ giới; 2 làn xe thô sơ; dải phân các giữa; dải an toàn. Tổng bề rộng Bn=20,5m.
Lãnh đạo tỉnh Bến Tre và lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long làm việc thống nhất phương án xây cầu Đình Khao thay thế bến phà Đình Khao hiện hữu. Ảnh: Đ.HÀ
Phần cầu chính gồm các cầu dẫn, cầu vượt lạch, cầu Đình Khao; Tải trọng thiết kế HL93, khổ cầu rộng 17,5m gồm 4 làn xe cơ giới có dải phân cách giữa. Tĩnh không thông thuyền cầu chính bằng tĩnh không cầu Cổ Chiên. Thời gian thực hiện dự án 2022-2026.
Trên tuyến còn có phần cầu nhỏ, cầu trung với khổ cầu 12m, lọt lòng 11m gồm: 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ...
Ông Bùi Văn Nghiêm, bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long chia sẻ, hiện nay tỉnh Vĩnh Long kết nối với Bến Tre bằng phà Đình Khao việc đi lại còn khó khăn, do đó cầu Đình Khao là dự án mang tính cấp thiết không chỉ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của hai Bến Tre và Vĩnh Long mà còn của khu vực ĐBSCL.
"Tôi rất thống nhất cao việc xây cầu này để kết nối giao thông hai tỉnh được thuận lợi. Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu, tính toán lại lưu lượng trên tuyến này để thiết kế cầu sao cho phục vụ phát triển lâu dài" - Ông Nghiêm nói.
Ông Bùi Văn Nghiêm - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: A.T
Đồng quan điểm trên, ông Lê Đức Thọ, bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cũng cho biết, địa phương rất thống nhất cao với việc xây cầu Đình Khao kết nối tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long bởi dự án này không chỉ tạo cơ hội cho sự phát triển chung của hai tỉnh mà còn kết nối liên vùng.
"Trong tương lai cây cầu sẽ kết nối 2 tuyến QL53 (Vĩnh Long) và QL57 (Bến Tre) và là tuyến giao thông liền mạch đối với Bến Tre- Vĩnh Long - TP Cần Thơ. Để thực hiện dự án cần phải xem xét đầu tư với tầm nhìn phục vụ phát triển lâu dài. " - ông Thọ nhấn mạnh.
Trên cơ sở thống nhất lựa chọn phương án nêu trên, để chuẩn bị triển khai dự án, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ đề nghị đơn vị tư vấn trước mắt cần rà soát kỹ lại tổng mức đầu tư dự án, lưu lượng phương tiện để cơ cấu nguồn vốn và đánh giá xác thực hiệu quả tài chính của dự án này.
Đồng thời ông Thọ cũng đề nghị đơn vị tư vấn sớm tư vấn cho hai địa phương Bến Tre, Vĩnh Long về hồ sơ, thủ tục để các địa phương trình Trung ương phê duyệt nhằm chuẩn bị triển khai dự án trong thời gian tới.
10,2% thẻ ePass 'chê' trạm thu phí cầu Phú Mỹ, còn Etag là 2,8% Đó là một trong những nội dung mà Sở Giao thông vận tải vừa báo cáo UBND TP.HCM và Bộ Giao thông vận tải về kết quả sau một tháng áp dụng thu phí không dừng (ETC). Trạm thu phí cầu Phú Mỹ thông thoáng - Ảnh: LƯU DUYÊN Theo Sở Giao thông vận tải, hiện có hơn 552.300 ô tô đã dán...