TP.HCM: Hỗ trợ người dân chi phí hỏa táng
UBND TP.HCM đã chính thức ra quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng theo quyết định năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố.
Theo UBND TP.HCM, hỏa táng là một hình thức văn minh, hiện đại, hạn chế ô nhiễm môi trường đã được các nước trên thế giới áp dụng từ lâu. Hỏa táng đã góp phần tiết kiệm đất đai chôn cất, tiết kiệm chi phí cho người dân, tiết kiệm quỹ đất và tiết kiệm thời gian thăm viếng hàng năm.
Các đề án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố đã không dành nhiều đất cho mục đích địa táng, đây là một áp lực khá lớn. Với quy hoạch 0,5m2/mộ và nhu cầu địa táng như hiện nay, diện tích đất cho nhu cầu này tại TP.HCM hàng năm lên đến 11,5 ha.
Trong khi đó, các năm gần đây, tỷ lệ người dân thành phố sử dụng hình thức hỏa táng đã tăng lên khá cao. Năm 2011 là 61%, năm 2012 khoảng 66% và năm 2013 khoảng 67%.
Do đó, việc triển khai thực hiện chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn thành phố hiện nay là phù hợp.
Theo kế hoạch, mục tiêu đến cuối năm 2015, bảo đảm giải quyết cơ bản nhu cầu sử dụng hình thức hỏa táng của thành phố với tỷ lệ sử dụng hình thức mai táng này đạt mức 70%. Hoàn thiện dự án Trung tâm hỏa táng Đa Phước (huyện Bình Chánh) và Trung tâm hỏa táng nghĩa trang chính sách thành phố (huyện Củ Chi).
Video đang HOT
Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân)
Từ 2016 đến 2020, nâng tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng đạt mức 75%. Hoàn thiện dự án Trung tâm hỏa táng thay thế Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân) và Trung tâm hỏa táng Phúc An Viên (Q.9) hoặc một địa điểm khác khi được chấp thuận.
Để khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng, UBND thành phố sẽ ban hành các quy định bắt buộc về trường hợp người chết mắc bệnh truyền nhiễm, có nguy cơ lây nhiễm cao cho cộng đồng hoặc các bệnh khác phải được hỏa táng.
Thực hiện hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng 2,5 triệu đồng/lượt cho các đối tượng bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, đảng viên có huy hiệu 40 tuổi Đảng trở lên, cán bộ lão thành cách mạng (hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945), cán bộ tiền khởi nghĩa (người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945), thương binh, bệnh binh, hộ nghèo theo tiêu chí của thành phố…
Hỗ trợ 1,5 triệu đồng/lượt hỏa táng cho các đối tượng hưu trí, hộ cận nghèo theo tiêu chí thành phố, người dân có hộ khẩu tại TP.HCM. Miễn phí hỏa táng cho trẻ từ 6 tuổi trở xuống có hộ khẩu thành phố và đối tượng tạm trú (KT3).
Theo Khampha
Nghi án một người đàn ông bị truy sát chết thảm trên đường
Nhiều người đi đường kinh hoàng phát hiện một người đàn ông nằm chết với nhiều thương tích, khuôn mặt biến dạng. Cách đó vài mét, chiếc xe máy của nạn nhân đổ chắn ngang đường.
Cơ quan công an khám nghiệm hiện trường
Thông tin ban đầu, khoảng 20h tối 28/12, người dân đi trên đường Bình Long (nối quận Tân Phú và quận Bình Tân) phát hiện một người đàn ông khoảng 30 tuổi, nằm bất động bên lề đường trong tình trạng phần đầu dập nát, biến dạng, cách đó vài mét là chiếc xe máy BKS 55P3 -1309 của nạn nhân.
Nhận tin báo, công an địa phương đã có mặt xử lý, khám nghiệm hiện trường. Rất đông người dân hiếu kỳ vây quanh, dõi theo công tác điều tra.
Một số nhân chứng cho biết, trước khi phát hiện người đàn ông này, họ nghe thấy nhiều tiếng động cơ gầm rú, sau đó thì một tiếng động mạnh vang lên. Thời điểm mọi người túa ra thì phát hiện người đàn ông nằm bất động bên vũng máu.
Cũng có thông tin cho rằng đã thấy nạn nhân chạy xe trên đường Bình Long theo hướng từ ngã tư Bốn Xã vào nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Đến gần giao lộ Lê Thiệt - Bình Long thì người này bất ngờ bị một nhóm người chạy xe máy từ phía sau lao lên dùng hung khí tấn công sau đó bỏ chạy, nạn nhân ngã xuống đường và tử vong tại chỗ.
Đến 23 giờ 30 cùng ngày, thi thể nạn nhân được đưa về nhà xác để tiến hành khám nghiệm tử thi. Cơ quan chức năng tại hiện trường chưa cung cấp bất kỳ thông tin nào liên quan đến vụ việc này.
Trung Kiên
Theo Dantri
Chuyện ám ảnh ở nghĩa trang lớn nhất Sài Gòn Bình Hưng Hòa, nghĩa trang lớn nhất Sài Gòn vẫn được mệnh danh là nơi "người chết nuôi người sống". Nhưng đặc biệt nhất là một xóm nhỏ toàn những người mù đã sinh sống ở đây từ thế kỷ trước. Đối với nhiều người, cuộc sống ở xóm mù nơi nghĩa trang này như một vương quốc riêng biệt của những cư...