TP.HCM hỗ trợ 40% chi phí cho nông dân nuôi tôm công nghệ cao
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao ứng dụng các giải pháp thông minh như cho ăn tự động, áp dụng công nghệ sinh học… được TP.HCM khuyến khích, áp dụng chính sách hỗ trợ lên đến 40% tổng kinh phí đầu tư.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Cần Giờ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân với thị trường xuất khẩu lớn. Ảnh QUANG THUẦN
Sở NN-PTNT TP.HCM vừa phối hợp với UBND huyện Cần Giờ, Trung tâm Khuyến nông tổ chức hội thảo Ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn TP.HCM.
Tại TP.HCM, nghề nuôi tôm chủ yếu tập trung ở 4 xã phía bắc huyện Cần Giờ (Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn) và 2 xã huyện Nhà Bè (Hiệp Phước và Nhơn Đức). Tại huyện Bình Chánh cũng có một số mô hình nuôi tôm nhưng không nhiều, chỉ tập trung ở các xã có nguồn nước nhiễm mặn như Đa Phước, Phong Phú.
Video đang HOT
Tổng diện tích thả nuôi khoảng 6.047 ha, trong đó: Nuôi thâm canh, bán thâm canh 2.798 ha; quảng canh cải tiến, quảng canh 2.877 ha; nuôi ruộng 372 ha.
Những năm gần đây, việc nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do thời tiết và một số tác nhân khác khiến dịch bệnh xảy ra nhiều. Để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh, một bộ phận người nuôi đã sử dụng thuốc, các chất hóa học không an toàn, gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe con người.
Nhằm hạn chế tình trạng trên, nhiều hộ nuôi tôm đã chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ cao để nâng cao chất lượng và năng suất tôm, qua đó gia tăng thu nhập. Tuy nhiên, chi phí để chuyển đổi sang mô hình ứng dụng công nghệ cao có vốn đầu tư lên đến hàng tỉ đồng/ha, nên việc nhân rộng vẫn còn khó khăn.
Tại hội thảo, nông dân đã được giới thiệu các ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm, máy cho ăn thông minh… Ông Phạm Lâm Chính Văn – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM cho biết: Chính sách khuyến nông trong thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ cao sẽ được hỗ trợ tối đa 40% tổng kinh phí thực hiện mô hình đối với tất cả các địa bàn. Nông dân có nhu cầu tham gia mô hình cần liên hệ trực tiếp với các trạm khuyến nông địa phương sẽ có nhân viên kỹ thuật tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện.
Theo ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM, tôm nước lợ là sản phẩm chủ lực của huyện Cần Giờ và của ngành nông nghiệp TP.HCM, thời gian tới Sở NN-PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với UBND huyện, giao Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Phòng Kinh tế huyện, Hội Nông dân huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên sâu về chính sách khuyến nông, những dự án liên quan trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với nuôi tôm nước lợ, tôm nuôi ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số, giúp nông dân TP.HCM phát triển kinh tế và làm giàu từ nuôi tôm.
Phấn đấu vượt kế hoạch nuôi tôm nước lợ
Trong những tháng cuối năm 2021, tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh nuôi tôm nước lợ vượt kế hoạch đề ra để bù đắp thiếu hụt sản lượng của một số lĩnh vực khác thuộc ngành nông nghiệp trong tình hình dịch COVID-19 phức tạp.
Nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao ở xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao, Kiên Giang.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Quảng Trọng Thao, cho biết: tỉnh phấn đấu đạt kế hoạch sản lượng thu hoạch tôm nuôi nước lợ trong năm 2021 khoảng 100.000 tấn. Theo đó, ngành thủy sản tỉnh phối hợp với các địa phương kiểm soát chặt chẽ tình hình nuôi tôm trên địa bàn, tập trung tháo gỡ, giải quyết những bất cập, vướng mắc trong nuôi tôm, đặc biệt là chuỗi cung ứng thủy sản như con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, thú y... hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất để thả tôm nuôi đạt tổng diện tích 136.000 ha. Tỉnh chủ động kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia thu mua, tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi đến kỳ thu hoạch; duy trì các kênh phân phối sản phẩm thủy sản, không để gián đoạn chuỗi cung ứng sản phẩm, nhất là cung ứng nguyên liệu cho nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản.
Tuy nhiên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang dự báo, các tháng cuối năm 2021, sản xuất tôm nuôi nước lợ sẽ gặp nhiều yếu tố bất lợi như thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ bùng phát dịch bệnh gây hại tôm nuôi. Đặc biệt, diễn biến rất phức tạp, khó lường của dịch COVID-19 sẽ làm gia tăng nguy cơ gián đoạn các chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm thủy sản.
Theo đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cần thực hiện hiệu quả việc quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nước khu vực nuôi tôm nước lợ, thông tin kịp thời để người dân biết và ứng phó khi môi trường diễn biến bất lợi. Chi cục tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời, không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Chi cục tổ chức xây dựng các cơ sở, vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh, hướng dẫn người nuôi áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học. Chi cục cũng kiểm soát chặt chẽ điểm giao dịch tôm giống để đảm bảo nguồn giống sạch bệnh, chất lượng phục vụ người nuôi.
Tiếp đến, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm với hiệu quả cao, giảm chi phí sản xuất, nâng giá thành sản phẩm; hướng dẫn cơ sở nuôi tôm nước lợ các quy trình cải tạo ao đầm, lựa chọn tôm giống, mật độ thả, ương dưỡng con giống trước khi thả nuôi... Trung tâm cũng vận động, khuyến cáo người nuôi tôm tham gia tổ chức quản lý cộng đồng như hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi tôm... để cùng quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, phòng chống dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nuôi các mô hình sản xuất công nghệ cao, công nghệ nuôi mới, mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất để nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tôm nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới.
Ngành thủy sản tỉnh phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương triển khai các giải pháp ứng phó, phòng chống thiên tai, bảo vệ sản xuất an toàn, hiệu quả. Quản lý chặt chẽ các khâu trong chuỗi sản xuất tôm nuôi, xử lý các hành vi trục lợi, ép giá, gian lận thương mại gây thiệt hại cho người nuôi tôm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến cuối tháng 8/2021, diện tích thả nuôi tôm của tỉnh đạt hơn 134.780/136.000 ha, gồm các loại hình nuôi công nghiệp, quảng canh - quảng canh cải tiến, tôm - lúa, với đối tượng chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Sản lượng thu hoạch hơn 73.450 tấn, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Rơi vào tay một anh nông dân, bãi bùn ở xứ cù lao của Tiền Giang bỗng cho tiền tỷ Từ ngày rơi vào tay anh nông dân Ngô Minh Tuấn (xã Phú Thạnh, Tân Phú Đông, Tiền Giang), mảnh đất bãi bùn đã hóa "đất vàng". Nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp anh thu tiền tỷ mỗi năm. Anh Ngô Minh Tuấn (xã Phú Thạnh, Tân Phú Đông, Tiền Giang) kiểm tra ao nuôi tôm công nghiệp. Ảnh: Trần Đáng...