TP.HCM: Hiệu quả vượt trội từ nỗ lực cung ứng dịch vụ công trong Ngành Y tế
Báo cáo tham luận tại Hội nghị tổng kết Chương trình Cải cách hành chánh TP.HCM giai đoạn 2011 – 2020, lãnh đạo Ngành Y tế TP.HCM cho biết, các nỗ lực cải thiện cung ứng dịch vụ công trong công tác khám, chữa bệnh đã giúp nâng cao đáng kể năng lực quản lý và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh tại các trạm y tế trên địa bàn quận của BV Quận Thủ Đức sớm triển khai thành công giúp giảm tải BV và mang đến sự tiện lợi cho người dân
Giai đoạn vừa qua, ngành Y tế thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh và nâng cao sự hài lòng của người dân. Trong đó, nỗ lực cải thiện cung ứng dịch vụ công của ngành đã mang lại những kết quả vượt trội, nhất là trong hoạt động giảm quá tải tại các bệnh viện tuyến cuối, đưa dịch vụ kỹ thuật có chất lượng cao đến tận người dân. Với các mô hình: Khoa vệ tinh, Phòng khám vệ tinh; BV thành phố hỗ trợ toàn diện cho BV tuyến quận, huyện được ngành y tế triển khai thực hiện trong thời gian qua đã chứng minh rõ tính hiệu quả giúp giảm tải BV tuyến cuối.
Theo đó, các bệnh viện thành phố đã triển khai mô hình Khoa vệ tinh đặt tại các bệnh viện (BV) quận, huyện. Điển hình là các BV đa khoa, chuyên khoa, chuyên khoa tuyến cuối của thành phố triển khai tại BV huyện Củ Chi. Nếu như trước đây, hầu hết các người dân huyện Củ Chi khi có nhu cầu điều trị kỹ thuật cao chuyên sâu đều phải chuyển lên các tuyến trên, thì hiện nay, ngay tại BV huyện Củ Chi, người dân địa phương đã được hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao do chính các bác sĩ của các BV thành phố trực tiếp thực hiện.
Bên cạnh đó, việc triển khai phòng khám đa khoa vệ tinh của BV quận, huyện đặt tại các trạm y tế cũng mang lại nhiều hiệu quả tích cực, tận dụng tối ưu cơ sở vật chất sẵn có của các trạm y tế giúp giảm tải BV tuyến quận, huyện. Nổi bật trong cách làm này có thể nhắc đến là BV Quận Thủ Đức. Trong thời gian qua, BV Quận Thủ Đức đã triển khai thành công 3 phòng khám đa khoa tại các trạm y tế trên địa bàn quận nhưng ở xa BV và nơi có đông dân cư sinh sống, công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp rất khó khăn khi có nhu cầu đi khám chữa bệnh.
Mô hình BV thành phố hỗ trợ toàn diện cho BV quận, huyện tuy còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực, nhưng qua thời gian nỗ lực thực hiện cũng đã dần thể hiện được hiệu quả. Nổi bật như hoạt động hỗ trợ toàn diện của BV Nhân dân Gia Định đối với BV quận 9; BV Nguyễn Tri Phương hỗ trợ toàn diện cho TT Y tế huyện Cần Giờ; BV Nhân dân 115 hỗ trợ toàn diện cho BV huyện Bình Chánh; BV Quận Thủ Đức hỗ trợ toàn diện cho BV Q.7 và BV Quận 2 hỗ trợ cho BV Q.7.
Video đang HOT
BV Nhân dân 115 hỗ trợ toàn diện cho BV huyện Bình Chánh là một trong những giải pháp thể hiện tính hiệu quả trong việc giảm tải BV tuyến cuối, đưa các dịch vụ kỹ thuật cao đến tận người dân tại các quận, huyện xã trung tâm thành phố
Qua những mô hình trên, kết quả bước đầu cho thấy công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện thành phố có giảm nhẹ và công suất sử dụng giường bệnh, số lượt khám chữa bệnh ngoại trú tại các BV tuyến quận, huyện có xu hướng tăng dần. Nhìn chung, hiện nay tại khoa Khám của các BV không còn cảnh người bệnh chen lấn để chờ đến lượt khám, thay vào đó là hình ảnh trật tự của các khoa Khám bệnh thông minh, không tiếng ồn tạo cảm giác yên bình, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, hài lòng hơn khi đi khám chữa bệnh.
Bên cạnh những thành quả trong hoạt động giảm tải BV tuyến cuối, đưa các dịch vụ kỹ thuật cao đến tận các BV tuyến quận, huyện, Ngành Y tế TP.HCM cũng đã xây dựng và triển khai nhiều phần mềm, ứng dụng thân thiện, dễ sử dụng mang tính thực tiễn cao, giúp người dân dễ dàng lựa dịch vụ, phản ánh ý kiến về các hoạt động liên quan đến khám chữa bệnh.
Tiêu biểu như: Phần mền “Tra cứu nơi khám, chữa bệnh”, giúp người dân dễ dàng lựa chọn nơi khám, chữa bệnh phù hợp khi có nhu cầu. Hay như phầm mền “Y tế trực tuyến” có thể tiếp nhận ngay những ý kiến phản ánh của người dân khi phát hiện vi phạm hay nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm trong khám, chữa bệnh…
Đặc biệt, vào tháng 5/2020, Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng và triển khai thí điểm phần mềm “Quản lý hành nghề và quản lý danh mục kỹ thuật” tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Phầm mềm này đã số hoá toàn bộ quy trình thẩm định và phê duyệt danh mục kỹ thuật cho các cơ sở khám, chữa bệnh và hỗ trợ người dân có thể tra cứu dịch vụ được phép thực hiện, danh sách người được hành nghề của mỗi cơ sở khám, chữa bệnh. Đây được xem là một trong những loại hồ sơ dịch vụ công trực tuyến thuộc nhóm phức tạp nhất của ngành Y tế thành phố, do đòi hỏi nhiều công đoạn, cần nhiều người tham gia nhất. Trong đó, mất nhiều thời gian nhất chính là các hồ sơ đề nghị phê duyệt danh mục kỹ thuật.
Ngoài ra, giải pháp phát triển mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện cũng đã mang lại nhiều hiệu quả vượt trội, tranh thủ được “thời gian vàng” để cứu sống bệnh nhân ngoài bệnh viện. Sau một năm triển khai, giải pháp này của ngành y tế nhận được sự đánh giá cao của người dân, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Đừng coi thường việc tiêm thuốc tê khi nhổ răng
Một số trường hợp nôn nóng nhổ răng sâu khi răng đau nhức, nhiễm trùng có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc tê hoặc nhiễm trùng trầm trọng hơn.
Hơn một tuần trước, anh NVT (34 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM) cảm thấy đau nhức răng hàm, không ăn uống gì được. Anh đến một cơ sở y tế để xem xét và nhổ răng.
Đang nhổ răng, người lạnh toát
Sau khi xem xét tình trạng của anh T., bác sĩ nhận thấy có tình trạng nhiễm trùng ổ răng nên kê thuốc kháng sinh cho anh uống và hẹn tái khám. Khi về nhà, anh T. liên tục đau nhức và nôn nóng quay lại để nhổ cái răng đau hành khổ sở. Tại đây, đáp ứng yêu cầu của anh, bác sĩ đã cho anh nhổ.
Anh được chích thuốc gây tê, khi đang được tiến hành các thao tác đục để lấy răng ra hơn 30 phút thì anh T. cảm thấy chóng mặt, người lạnh toát. Các y, bác sĩ thấy vậy đã đưa anh lên phòng cấp cứu và cho anh uống thuốc giảm đau. Khi cảm thấy đỡ, anh xin về công ty để làm việc tiếp thì bị đau đầu, chóng mặt, khó thở, tức ngực nên vào BV quận Thủ Đức gần đó cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán anh bị ngộ độc thuốc tê, truyền dịch, cho nghỉ ngơi và sau một ngày được xuất viện.
ThS-BS CKII Hoàng Ngọc Ánh, Phó Trưởng Khoa hồi sức tích cực - chống độc BV Thống Nhất (TP.HCM), cho biết thỉnh thoảng có tiếp nhận một số bệnh nhân bị phản ứng phản vệ hoặc ngộ độc thuốc tê sau khi tiêm thuốc tê để nhổ răng. Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nôn ói, huyết áp tụt, có trường hợp nhập viện trễ đe dọa tính mạng.
Theo BS Ánh, phản ứng phản vệ nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, ngừng tim và tử vong. BS Ánh khuyến cáo nhổ răng sâu tuy là kỹ thuật đơn giản nhưng có sử dụng thuốc tê, người dân nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cấp cứu khi bệnh nhân gặp phản ứng phản vệ hoặc ngộ độc thuốc tê.
Người dân nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để khám, chữa răng. Trong ảnh:Khám răng tại Trung tâm Y tế quận Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: PV
Vì sao không nên nhổ răng bị nhiễm trùng?
Theo ThS-BS Phan Hoàng Hải, giảng viên thỉnh giảng ĐH Y Dược (TP.HCM), giám đốc điều hành một trung tâm nha khoa, nhổ răng sâu là một thủ thuật đơn giản, không quá phức tạp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có chỉ định sâu răng phải nhổ vì việc mất răng, chưa trồng lại kịp thời có thể làm thay đổi cả hệ thống nhai, đó là chưa kể đa số trường hợp răng sâu có thể được phục hồi.
Cụ thể, khi răng có ổ nhiễm trùng, các bác sĩ thường sẽ chỉ định dời lịch nhổ. Vì khi đó răng có ổ nhiễm trùng, gây tê sẽ rất khó khăn (hiệu quả gây tê giảm) vì vùng bị nhiễm trùng thường không có tác dụng với thuốc tê và có khả năng làm khuếch tán ổ nhiễm trùng ra các mô xung quanh.
Nếu không điều trị nhiễm trùng, ổ nhiễm trùng này sẽ dễ phát triển thành viêm mô tế bào, phát tán ra các khoang của vùng hàm mặt, trong khi đó vùng hàm mặt chứa các nhánh động mạch lớn nên can thiệp nhổ răng vào thời điểm này rất nguy hiểm. Để xử trí trước khi nhổ răng có ổ nhiễm trùng, bác sĩ thường kê toa thuốc kháng sinh cho bệnh nhân để khu trú ổ mủ lại, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trước khi cân nhắc thủ thuật nhổ răng.
Ngoài ra, tùy vào tình trạng răng và cơ địa của mỗi bệnh nhân, có trường hợp các bác sĩ sẽ xử lý dễ dàng răng bị sâu. Tuy nhiên, trên cơ địa bệnh nhân cao huyết áp, có bệnh lý nhiễm trùng hoặc bệnh toàn thân khác, nhổ răng cũng có khả năng làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh hiện tại.
Chưa kể là quá trình phẫu thuật nếu không áp dụng kỹ thuật, dụng cụ, máy móc phù hợp có thể khiến bệnh nhân tràn khí dưới niêm mạc, dưới da làm cho bệnh nhân khó thở, nghẹt thở hoặc chảy nhiều máu sau phẫu thuật gây phù nề, đè ép đường thở của bệnh nhân.
Trong quá trình tiểu phẫu thuật, bệnh nhân có thể xảy ra các biến chứng như lo lắng làm tăng huyết áp, dung nạp lượng lớn thuốc tê do quá liều có thể gây sốc, ngộ độc dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân trước khi phẫu thuật cần biết tình trạng sức khỏe chung của mình và kịp thời báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng (thuốc, thức ăn) cũng như những loại thuốc đặc trị bệnh toàn thân đang sử dụng.
Cần được xem xét các bệnh lý về máu
Trước khi nhổ răng, bệnh nhân cần được xem xét các bệnh lý về máu như xét nghiệm máu và đông cầm máu, phân tích máu tổng quát. Một số loại thuốc điều trị bệnh toàn thân hoặc bệnh lý cũng có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình đông cầm máu và lành thương sau phẫu thuật như đái tháo đường, loãng xương, bệnh lý động mạch vành, hẹp van tim...
Đang uống cà phê với bạn thì bất ngờ cảm thấy ép tim, choáng váng, bác sĩ phải làm liệt tim cứu người đàn ông Người đàn ông xay xẩm, chóng mặt, bị ép tim khi đang uống cà phê nên bị nhầm lẫn là say cà phê. Tuy nhiên sau đó khi được đưa vào bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân suýt chết vì căn bệnh rất nguy hiểm ở tim. Đó là trường hợp của ông N.V.Q. (sinh năm 1964) vừa được can...