TP.HCM: Hết bão vẫn nơm nớp đề phòng lốc xoáy
Chiều 19.11, cơn bão số 14 chính thức suy yếu thành vùng áp thấp. Tuy nhiên, TP.HCM vẫn nơm nớp lo sợ các đợt lốc xoáy nên đã khẩn cấp lên phương án đề phòng.
Trong ngày 19.11, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gần bờ (suy yếu từ bão số 14) và hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, tại TP.HCM có mưa trên diện rộng. Theo ghi nhận, tại khu vực Q.Thủ Đức, Q.9, Q.2, 12, Tân Bình, Tân Phú xuất hiện nhiều cơn mưa. Mặc dù lượng mưa không quá lớn nhưng nhiều thời điểm mưa xuất hiện kèm theo gió giật, lốc xoáy khiến nhiều người đi đường e ngại, nhất là tại khu vực Đông Bắc thành phố (Q.2, Q.9, Thủ Đức). Còn vào cuối giờ chiều có mưa khiến một số khu vực tại TP.HCM bị ngập nhẹ.
Riêng tại huyện Cần Giờ, trong ngày xuất hiện nhiều đợt mưa nhẹ, tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của thời tiết nên huyện đã di dời hàng ngàn người dân ở khu vực nguy hiểm (chủ yếu ở xã đảo Thạnh An) vào trú ẩn những nơi kiên cố, an toàn.
Thành phố ngổn ngang sau đợt lốc xoáy tối 18.11.
Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo, vào chiều 19.11, cơn bão số 14 chính thức suy yếu thành một vùng áp thấp nhiệt đới. Vị trí tâm áp thấp nhiệt đới vào khoảng 11,2 độ vĩ bắc, 107,8 độ kinh đông, trên vùng biển Ninh Thuận – Bình Thuận. sSức gió mạnh nhất vùng tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40 km/giờ). Trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp rồi tan dần.
Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, các tỉnh thuộc khu vực Nam Bộ có mưa, mưa vừa và dông, có nơi mưa to đến rất to. Trong cơn dông cần đề phòng tố, lốc và gió giật mạnh. Từ ngày 19 đến 24.11.2017, trên sông Đồng Nai có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, lưu vực sông Đồng Nai lên mức báo động 1 đến báo động 2 và trên báo động 2, các sông suối nhỏ lên trên báo động 3. Cấp độ rủi ro thiên tai lên mức cấp 3.
Hàng loạt cây xanh bị ngã đổ do lốc xoáy.
Trước diễn biến tình hình thời tiết như trên, chiều 19.11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đã phát đi công điện khẩn đề nghị các Sở, ngành, đơn vị của thành phố, UBND các quận – huyện, phường – xã – thị trấn thực hiện các biện pháp ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ (suy yếu từ bão số 14) và hoàn lưu áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, gió giật, lốc xoáy.
Ban này đề nghị các địa phương, đơn vị kiểm soát chặt chẽ các cửa sông, cửa biển, các bến tàu thuyền, phương tiện thủy, đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm, tàu nhà hàng, không cho phép xuất bến. Bên cạnh đó tuyên truyền, hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa đề phòng mưa giông, gió giật, lốc xoáy bất ngờ xảy ra và cây xanh ngã đổ gây tai nạn. Khuyến cáo người dân hạn chế đi ra đường khi có mưa lớn, giông gió, lốc xoáy.
Đồng thời, đề nghị Tổng công ty Điện lực TP.HCM bảo đảm nguồn điện liên tục, phục vụ cho cơ quan, đơn vị chỉ đạo, cảnh báo, dự báo, thông tin liên lạc, bơm tiêu ở cấp thành phố và quận – huyện; lập tức cắt điện ở khu vực bị xảy ra mưa giông, lốc xoáy, cây xanh ngã đỗ, ngập lụt sâu và khi đường dây tải điện bị hư hỏng để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân…
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm thăm hỏi người dân bị thiệt hại do lốc xoáy (ảnh: V.P)
Trước đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 14, tối 18.11 tại TP.HCM có mưa lớn kèm theo gió giật khiến hàng loạt căn nhà bị hư hại, hàng trăm cây xanh bị ngã đổ. Trong đó, khu vực Q.9 và Thủ Đức thiệt hại nặng nhất.
Sáng 19.11, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã đến thăm hỏi động viên các hộ dân bị ảnh hưởng bởi lốc xoáy tại các quận, đồng thời, chỉ đạo các địa phương hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại.
Video đang HOT
Theo Danviet
Bão chưa vào, Sài Gòn đã mưa ngập diện rộng, cây đổ la liệt
Chiều tối 18/11, dù bão số 14 vẫn còn ở khá xa đất liền nhưng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão xa nên trên địa bàn TPHCM đã xảy ra mưa lớn kèm gió giật mạnh.
Ghi nhận của PV Dân trí, khoảng 17h hôm nay (18/11), mưa to kèm gió giật mạnh xảy ra ở nhiều quận huyện tại TPHCM như: quận Thủ Đức, quận 8, quận 9, quận 12, Gò Vấp, huyện Bình Chánh....
Đường TPHCM ngập sâu sau mưa lớn
Sau trận mưa lớn, nhiều tuyến đường như Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh), Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Phan Huy Ích, Cây Trâm (Gò Vấp), Nguyễn Văn Quá, Phan Văn Hớn (quận 12)... bị ngập sâu, xe chết máy la liệt.
Mưa gió cũng khiến hơn 10 cây xà cừ tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TPHCM bị gió quật ngã, có cây đè lên nhà dân.
Nhiều sự cố liên quan đến mưa gió ở TPHCM chiều tối 18/11
Gần 20h 30' tối cùng ngày, lực lượng Cảnh sát PCCC TPHCM cùng nhân viên cây xanh, công ty điện lực vẫn đang tích cực khắc phục sự cố cây ngã đè vào nhà dân tại phường Linh Trung.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ, chiều tối 18/11, trên địa bàn TPHCM có mưa lớn từ khoảng 18h - 19h. Nguyên nhân gây mưa là do ảnh hưởng của hoàn lưu xa bão số 14 kết hợp không khí lạnh đang tăng cường khuếch tán xuống phía Nam.
Quốc lộ 50 đoạn qua huyện Bình Chánh ngập sâu
Xe cấp cứu "chịu chết" do đường ngập nước, kẹt xe
Quán ăn đóng cửa do nước tràn vào nhà
Giao thông ùn ứ kéo dài do đường ngập
CSGT vất vả điều tiết giao thông qua điểm ngập
Đến gần 22h tối nay (18/11), nhiều lực lượng thuộc công an, dân phòng, bảo vệ khu phố... trên địa bàn các phường Linh Trung, Linh Chiểu (quận Thủ Đức, TPHCM) tiếp tục phối hợp với nhân viên công ty cây xanh, điện lực, viễn thông... tiến hành phong tỏa hiện trường, xử lý sự cố hàng loạt cây xanh ngã đổ gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân và các công trình công cộng, hệ thống điện, viễn thông.
Hàng loạt sự cố cây xanh ngã đổ đè nhà dân, hệ thống điện, cáp viễn thông... trong cơn mưa lớn kèm giông gió dữ dội chiều tối 18/11.
Trong các vụ cây xanh ngã đổ, nghiêm trọng nhất là 2 cây xanh to lớn trên đường Linh Trung, phường Linh Trung, quận Thủ Đức bật gốc, ngã đổ đè lên kiốt bán hàng và căn nhà mái ngói của gia đình bà Tôn Nữ Thị Cần.
2 cây xanh cao to trên đường Linh Trung, phường Linh Trung, quận Thủ Đức bật góc đè sập nhà dân gây hư hỏng nặng.
"Rất may cả gia đình tôi kịp thời phát hiện cây ngã đè lên mái nhà nên chạy thoát, tuy nhiên ngói rơi xuống gây hư hỏng tài sản, đồng thời kết cấu căn nhà đã bị nứt toác, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào", bà Cần cho biết.
Trên các tuyến đường ở địa bàn quận Thủ Đức cũng xảy ra hàng loạt sự cố cây xanh bị gió quật ngã đổ.
Trên đường Võ Văn Ngân, đoạn qua phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, 1 cây xanh to lớn gần Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức cũng đã bị gió quật bật gốc, ngã đè lên hệ thống dây điện, cáp viễn thông và đổ xuống đường. Sự cố đã khiến nhiều khu vực bị mất điện; phương tiện qua lại bị ùn ứ nghiêm trọng.
Lực lượng công an, bảo vệ khu phố, dân phòng tại các địa phương nói trên đã nhanh chóng đến hiện trường để phong tỏa, bảo đảm an toàn cho người dân. Nhân viên cây xanh cùng nhân viên điện lực, viễn thông cũng được điều động đến hiện trường để phối hợp khắc phục sự cố.
Hàng loạt tuyến đường ở TPHCM chìm trong biển nước.
Lúc 19h cùng ngày, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương phát đi thông báo cho biết, từ đêm nay (18/11), các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có mưa to đến rất to.
Đình Thảo - Đăng Lê
Theo Dantri
TPHCM cấm tàu thuyền ra khơi, xuất bến từ 1 giờ sáng ngày 19/11 Để đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền đánh bắt thủy sản, đò ngang, đò dọc, tàu nhà hàng, tàu cánh ngầm, tàu du lịch hoạt động trên sông, trên biển và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 14 gây ra, từ 1 giờ ngày 19/11, TPHCM cấm các phương tiện xuất bến. Theo...